-
Trong thời kỳ đầy sợ hãi này, bạn có thể thực sự tin cậy nơi ai?Tháp Canh—1988 | 1 tháng 11
-
-
“Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa, cũng đừng nhờ-cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp-trợ” (THI-THIÊN 146:3).
-
-
Trong thời kỳ đầy sợ hãi này, bạn có thể thực sự tin cậy nơi ai?Tháp Canh—1988 | 1 tháng 11
-
-
Sự tin cậy giảm bớt
3. Có bằng chứng gì cho thấy là sự tin cậy đã mất đi trong thời kỳ chúng ta?
3 Trong thời kỳ đầy sợ hãi này, chúng ta rất cần những người mà chúng ta có thể tin cậy, những người trung tín, giúp đỡ trong lúc cần. Nhưng nhiều người cảm thấy bị bỏ rơi bởi những người họ đã tin cậy. Một tờ báo của xứ nọ đã tuyên bố: “Dân chúng không tin cậy hầu hết các cơ quan công quyền”. Những người ít được tín nhiệm nhất là các lãnh tụ chính trị và thương mại. Sự ngờ vực gia tăng trong phạm vi gia đình, như tỉ số ly dị cao cho thấy. Tại nhiều nước có một vụ ly dị trong số ba cuộc kết hôn, ngay cả trong số hai cuộc kết hôn. Tại một xứ nọ, 70% các cuộc hôn nhân mới trong vòng mười năm chấm dứt bằng sự ly dị! Vì vậy, sự tin cậy đang mất đi. Sự nghi ngờ chiếm chỗ sự tin cậy. Không còn lạ gì nữa khi nghe một người kia nói: “Tôi không tin ai nữa hết”.
4. Nhiều người trẻ còn ít tuổi bị ảnh hưởng thế nào bởi sự sợ hãi?
4 Ngày nay có nhiều sự nghi ngờ vì đây là thời kỳ đáng sợ nhất trong cả lịch sử nhân loại. Thế kỷ này đã chứng kiến hai trận thế chiến và nhiều cuộc chiến khác đã giết chết hơn một trăm triệu người. Hiện nay những vũ khí hạch tâm đe dọa tiêu hủy mọi sinh mạng trên đất. Và việc này ảnh hưởng đến sự tin cậy của ngay cả những đứa trẻ còn ít tuổi. Một tờ báo y tế tường thuật: “Càng ngày càng có nhiều con trẻ, ngay cả những đứa còn bé, bị khiếp sợ vì mối đe dọa của sự thiêu hủy do vũ khí hạch tâm”. Một tờ báo ở Gia-nã-đại nói là ngày nay giới trẻ có “sự hoài nghi, buồn bã, cay đắng và một cảm giác bơ vơ”. Một thiếu niên nói: “Chúng tôi không cảm thấy được giới trưởng thành bảo vệ. Chúng tôi có lẽ sẽ lớn lên thành một thế hệ đầy sự hoài nghi hơn bao giờ hết”.
5. Một nhóm người bé bỏng ngây thơ nhất cảm thấy thế nào nếu chúng có thể nói được?
5 Và còn một nhóm trẻ khác sẽ nói gì—nếu chúng có thể nói được—về cảm giác không được người lớn bảo vệ? Chúng tôi muốn nói đến những đứa bị giết vì những vụ phá thai trước khi chúng được sanh ra. Người ta ước tính số phá thai trên toàn thế giới là khoảng 55 triệu mỗi năm. Quả là một sự phản bội đối với phần nhân loại còn bé bỏng và ngây thơ nhất!
6. Làm sao tội ác càng làm mất đi sự tin cậy trong thời kỳ chúng ta?
6 Sự nghi ngờ gia tăng vì một sự sợ hãi khác đang tăng lên trong thời kỳ chúng ta: sợ trở thành nạn nhân của tội ác. Nhiều người hiện nay làm giống như người đàn bà kia nói là bà đi ngủ với một khẩu súng lục để dưới gối. Một bà khác sợ sệt nói: “Tôi ghét sống trong sự sợ hãi... Tôi nhớ lại thời bà của tôi không bao giờ phải khóa cửa”. Vì vậy, vị chủ bút một tờ báo ở Puerto Rico đã tuyên bố: “Những người bị cầm tù chính là chúng ta”, đúng, ngay trong nhà của chính chúng ta có những song sắt và ổ khóa. Những sự sợ hãi này có căn cứ. Thí dụ, tại Hoa-kỳ, mỗi một trong ba người đàn bà có lẽ bị tấn công trong đời họ. Một bác sĩ giải phẫu tổng quát ghi nhận: “Có khoảng bốn triệu người Mỹ là nạn nhân của tội ác nghiêm trọng mỗi năm như tội giết người, hiếp dâm, đánh đập vợ con, cướp giựt”. Những tội ác đó rất thông thường trong nhiều xứ, làm tổn hại thêm lòng tin cậy lẫn nhau của loài người.
7. Tại sao tình trạng kinh tế tệ hại cũng góp phần làm mất đi sự tin cậy?
7 Tại những xứ chậm tiến, đa số dân chúng sống trong sự nghèo khổ. Ít ai tin có người sẽ giúp họ ra khỏi cảnh trạng đó. Vị tổng thống của một xứ như thế đã nói rằng trong một tỉnh, cứ mỗi 1.000 đứa bé sơ sinh thì có 270 đứa bị chết trước khi chúng đầy một tuổi. Chỉ một trong mỗi 100 căn nhà có được nước. Chính phủ của một xứ khác nói rằng 60% trẻ con bị thiếu thốn và bảy triệu đứa trẻ bị bỏ rơi “đang lớn lên thành người mù chữ, bị ruồng rẫy và thất nghiệp”. Tại Hoa-kỳ người ta ước tính có khoảng 500.000 người trẻ sống vô gia cư, nhưng một số người cho rằng trong thực tế con số còn cao hơn thế nữa. Những người trẻ tuổi ấy có thể tin cậy bao nhiêu nơi cha mẹ chúng, nơi xã hội, nơi luật pháp và trật tự hay nơi những lời hứa của các lãnh tụ?
8. a) Sự vững chắc của các nước giàu và nền kinh tế thế giới bị đe dọa thế nào? b) Có thể tin cậy tới mức nào là những nhà chuyên môn giải quyết được các vấn đề khó khăn về kinh tế?
8 Vấn đề khó khăn kinh tế hoành hành ngay cả trong những xứ giàu có. Gần đây, tại Hoa-kỳ con số các ngân hàng bị phá sản lên cao nhất kể từ nạn khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 1930. Một nhà kinh tế viết: “Kết quả rõ ràng là ngày nay hệ thống ngân hàng cũng mỏng manh như vào thập niên 1920”, trước khi sụp đổ. Một quan sát viên đã nói về “một trận bão sắp đến có sức tàn phá” nền kinh tế thế giới. Một người khác nói: “Cảm tưởng về sự khẩn trương đến là vì những sự căng thẳng trong hệ thống quốc tế không còn hiện ra lờ mờ nữa, nhưng đã đến rồi”. Có thể tin cậy là những nhà kinh tế hướng dẫn được các nước ra khỏi sự khó khăn này không? Một người trong số họ nói rằng những lời tiên đoán của họ “là quá kinh hoàng và chắc chắn chúng sẽ chỉ gây ra hoang mang hơn nữa”.
Sự lạc quan đặt sai chỗ
9. a) Điều gì đã xảy ra cho sự lạc quan đã có vào đầu thế kỷ này? b) Tại sao Nhân-chứng Giê-hô-va đã không muốn ký tên vào văn kiện năm 1945 của Liên Hiệp Quốc?
9 Tất cả những điều này quả khác hẳn với sự lạc quan đã có khi thế giới mới bước vào thế kỷ 20. Thế giới trước đó tương đối đã có hòa bình trong nhiều thập niên và người ta cảm thấy rằng hòa bình và thịnh vượng sẽ đạt đến cao điểm mới. Nhưng năm 1914, Thế Chiến thứ I đã làm tan tành viễn ảnh đó. Rồi năm 1945, sau một trận thế chiến thứ II khủng khiếp hơn, Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được ký. Các nước viết xuống thành chữ ảnh tượng hòa bình, thịnh vượng và công bình của một thế giới thời hậu chiến. Một bài tường trình mới đây đã nói: “Tài liệu cuối cùng đó đã được ký bởi 51 nước đại diện cho mỗi lục địa, chủng tộc và tôn giáo”. Nhưng có một tôn giáo không được đại diện và họ cũng không muốn được đại diện nữa, đó là Nhân-chứng Giê-hô-va. Họ biết rằng những lời hứa đó về hòa bình, thịnh vượng và công bình sẽ không được thực hiện bởi bất cứ nước nào trên thế giới này hay bởi bất cứ đoàn thể nào của thế gian này, như Liên Hiệp Quốc.
10. Thực tế ngày nay là gì so với mơ ước của Liên Hiệp Quốc vào năm 1945?
10 Bài tường trình đó cũng nói: «Bốn mươi năm sau có lẽ cần phải duyệt ôn những thực tại để so lại với lý tưởng. Bằng chứng là quá khiêm tốn. Một thế giới ít công bình hơn, an ninh kém hơn và sự hung bạo gia tăng là những thực tại phũ phàng. Số dân thiếu ăn, thiếu nước, thiếu chỗ ở, thiếu sự chăm sóc sức khỏe và thiếu giáo dục gia tăng thêm đều đều. Đây không phải là điều người ta mơ ước vào năm 1945.» Bài tường thuật còn thêm: «Bốn mươi năm sau khi các nước hợp lại để bảo đảm là mọi người dân có thể sống trong tự do khỏi mọi sợ hãi và thèm muốn thì thế giới thực tại của thập niên 1980 là thế giới với ít nhất một phần tư nhân loại sống trong sự nghèo khổ cùng cực. Nạn đói khiến khoảng 50.000 người chết mỗi ngày». Thế nhưng, các nước chi tiêu hơn một trăm triệu Mỹ kim mỗi giờ cho chiến tranh!
11. Lời hứa của loài người về một thế giới tốt hơn có đáng tin cậy không?
11 Xem qua quá trình ảm đạm này sau bao cơ hội hằng bao thế kỷ, chúng ta có thể nào tin tưởng nơi lời của loài người hứa là sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn này không? Các lời hứa đó cũng như lời của một ông thuyền trưởng của một chiếc tàu lớn chở hành khách đã nói: “Tôi không thể tưởng tượng đến tình thế nào sẽ khiến một chiếc tàu to bị đắm được... Kỹ thuật đóng tàu nay đã vượt quá mức đó rồi”. Một người trong thủy thủ đoàn đã nói với một hành khách: “Chính Đức Chúa Trời cũng không thể nào làm đắm tàu này được”. Thế nhưng, chiếc tàu đó là chiếc Titanic đã bị chìm vào năm 1912 làm thiệt mạng 1.500 người. Năm 1931, Hội đồng Quốc gia Giáo dục Hoa-kỳ đã nói rằng nhờ sự giáo dục “tội ác sẽ hầu như biến mất trước năm 1950”. Năm 1936, một ký giả người Anh đã viết rằng tới năm 1960 “thực phẩm, quần áo và chỗ ở sẽ rẻ như không khí”. Chắc hẳn bạn đồng ý là thực tại ngày nay đi ngược lại với những lời hứa đó, phải không?
-