Chúa Giê-su có làm ứng nghiệm các lời tiên tri về Đấng Mê-si không?
Câu trả lời của Kinh Thánh
Có. Khi sống trên đất, Chúa Giê-su đã làm ứng nghiệm rất nhiều lời tiên tri về “Đấng Mê-si, tức Đấng Lãnh Đạo”, là người sẽ trở thành “Đấng Cứu Rỗi của thế gian” (Đa-ni-ên 9:25; 1 Giăng 4:14). Một số lời tiên tri đã ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su ngay cả sau khi ngài chết.—Thi thiên 110:1; Công vụ 2:34-36.
“Đấng Mê-si” có nghĩa gì?
Từ Hê-bơ-rơ Ma·shiʹach (Mê-si hay Mê-si-a) và từ Hy Lạp Khri·stos (Ki-tô) đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Vì thế, “Giê-su Ki-tô” có nghĩa là “Giê-su Đấng Được Xức Dầu” hoặc “Giê-su Đấng Mê-si”.
Vào thời Kinh Thánh, khi được bổ nhiệm vào một vị trí cao, một người được xức dầu bằng cách đổ dầu lên đầu (Lê-vi 8:12; 1 Sa-mu-ên 16:13). Chúa Giê-su được Đức Chúa Trời bổ nhiệm làm Đấng Mê-si, một vị trí rất cao (Công vụ 2:36). Nhưng Đức Chúa Trời xức dầu cho Chúa Giê-su bằng thần khí thánh, thay vì bằng dầu.—Ma-thi-ơ 3:16.
Ngoài Chúa Giê-su, các lời tiên tri về Đấng Mê-si có thể ứng nghiệm nơi người khác không?
Không. Như dấu vân tay là đặc điểm của chỉ một người, các lời tiên tri trong Kinh Thánh chỉ ứng nghiệm nơi một Đấng Mê-si, hay Đấng Ki-tô. Tuy nhiên, Kinh Thánh cảnh báo rằng “các Ki-tô giả và những kẻ tiên tri giả sẽ xuất hiện, làm các dấu lạ lớn và việc kỳ diệu để lừa gạt ngay cả những người được chọn”.—Ma-thi-ơ 24:24.
Liệu có Đấng Mê-si trong tương lai không?
Không. Kinh Thánh báo trước Đấng Mê-si sẽ là con cháu của Đa-vít, vua nước Y-sơ-ra-ên (Thi thiên 89:3, 4). Tuy nhiên, gia phả của những người Do Thái thuộc dòng tộc Đa-vít đã không còn nữa, vì dường như bị tiêu hủy khi La Mã chinh phục Giê-ru-sa-lem vào năm 70 CN.a Kể từ đó, không ai có thể chứng minh là mình đến từ dòng tộc vua Đa-vít. Vào thời Chúa Giê-su, các tư liệu đó vẫn còn, nên ngay cả kẻ thù của ngài cũng không thể phủ nhận ngài thuộc dòng tộc Đa-vít.—Ma-thi-ơ 22:41-46.
Kinh Thánh có bao nhiêu lời tiên tri về Đấng Mê-si?
Không thể xác định con số cụ thể. Ngay cả với những đoạn rõ ràng nói về Đấng Mê-si, cách tính lời tiên tri cũng có thể khác nhau. Chẳng hạn, Ê-sai 53:2-7 tiên tri một số chi tiết về Đấng Mê-si. Có người xem cả đoạn là một lời tiên tri, cũng có người xem mỗi chi tiết là một lời tiên tri.
Một số lời tiên tri về Đấng Mê-si đã ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su
Sự kiện |
Lời tiên tri |
Sự ứng nghiệm |
---|---|---|
Thuộc dòng dõi Áp-ra-ham |
||
Là hậu duệ của Y-sác, con Áp-ra-ham |
||
Thuộc chi phái Giu-đa của Y-sơ-ra-ên |
||
Đến từ dòng tộc vua Đa-vít |
||
Sinh ra bởi người nữ đồng trinh |
||
Sinh ra ở Bết-lê-hem |
||
Được gọi là Em-ma-nu-ênb |
||
Có khởi đầu khiêm tốn |
||
Các con trẻ bị giết sau khi ngài sinh ra |
||
Được gọi ra khỏi Ai Cập |
||
Được gọi là người Na-xa-rétc |
||
Có sứ giả đi trước |
||
Được xức dầu làm Đấng Mê-si năm 29 CNd |
||
Được Đức Chúa Trời công nhận là Con |
||
Sốt sắng về nhà Đức Chúa Trời |
||
Loan báo tin mừng |
||
Thánh chức của ngài ở Ga-li-lê như một ánh sáng lớn |
||
Làm những việc phi thường như Môi-se |
||
Nói ý của Đức Chúa Trời như Môi-se |
||
Chữa lành nhiều người |
||
Không hướng sự chú ý đến mình |
||
Tỏ lòng trắc ẩn với người khốn khổ |
||
Cho thấy rõ công lý của Đức Chúa Trời |
||
Là Mưu Sĩ Tuyệt Vời |
||
Rao truyền danh Đức Giê-hô-va |
||
Nói bằng minh họa |
||
Là Đấng Lãnh Đạo |
||
Nhiều người không tin ngài |
||
Là hòn đá làm vấp ngã |
||
Bị người ta loại bỏ |
||
Bị ghét vô cớ |
||
Cưỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem cách vẻ vang |
||
Được trẻ nhỏ ca ngợi |
||
Đến nhân danh Đức Giê-hô-va |
||
Bị bạn thân phản bội |
||
Bị phản bội vì 30 miếng bạce |
||
Bị bạn bè bỏ rơi |
||
Nhân chứng gian tố cáo ngài |
||
Im lặng trước những kẻ tố cáo |
||
Bị nhổ vào mặt |
||
Bị đánh lên đầu |
||
Bị đánh đập |
||
Không kháng cự những kẻ đánh ngài |
||
Các nhà cầm quyền đồng mưu hại ngài |
||
Bị đóng đinh tay và chân lên cây cột |
||
Người ta bắt thăm để lấy áo ngài |
||
Bị liệt kê vào hàng tội phạm |
||
Bị mỉa mai, sỉ nhục |
||
Chịu đau đớn vì người tội lỗi |
||
Có vẻ như bị Đức Chúa Trời lìa bỏ |
||
Bị cho uống giấm chua và chất đắng |
||
Cảm thấy khát trước khi chết |
||
Phó thác sự sống nơi Đức Chúa Trời |
||
Hy sinh mạng sống |
||
Cung cấp giá chuộc để xóa tội lỗi |
||
Không cái xương nào bị gãy |
||
Bị đâm |
||
Được chôn với người giàu |
||
Được sống lại |
||
Kẻ phản bội bị thay thế |
||
Ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời |
a Cuốn Cyclopedia của McClintock và Strong cho biết: “Chắc hẳn gia phả của các chi phái và dòng họ người Do Thái bị tiêu hủy khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ, chứ không phải trước thời điểm đó”.
b Tên Em-ma-nu-ên, trong tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”, miêu tả rõ vai trò của Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Việc Chúa Giê-su có mặt trên đất và những công việc Chúa Giê-su làm chứng tỏ Đức Chúa Trời ở cùng những người thờ phượng ngài.—Lu-ca 2:27-32; 7:12-16.
c Rất có thể từ “Na-xa-rét” bắt nguồn từ chữ Hê-bơ-rơ neʹtser, nghĩa là “chồi”.
d Dựa trên niên đại của Kinh Thánh, năm 29 CN là năm Đấng Mê-si xuất hiện. Để biết thêm chi tiết, xin xem bài “Lời tiên tri của Đa-ni-ên báo trước sự xuất hiện của Đấng Mê-si”.
e Lời tiên tri này nằm trong sách Xa-cha-ri, nhưng người viết Kinh Thánh là Ma-thi-ơ nói rằng đó là “lời phán qua nhà tiên tri Giê-rê-mi” (Ma-thi-ơ 27:9). Đôi khi sách Giê-rê-mi được xếp ở vị trí đầu tiên trong phần được gọi là “sách của các nhà tiên tri” (Lu-ca 24:44). Thế nên, rất có thể khi đề cập tới “Giê-rê-mi”, Ma-thi-ơ nói đến cả phần này, trong đó có sách Xa-cha-ri.