Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
© 2022 Christian Congregation of Jehovah’s Witnesses
NGÀY 16-22 THÁNG 1
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | 1 SỬ KÝ 1-3
“Kinh Thánh—Quyển sách chứa đựng sự thật, không phải thần thoại”
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 911 đ. 3, 4
Gia phả
Tên của những người nữ. Đôi khi tên của những người nữ được ghi lại trong gia phả nếu có lý do liên quan đến lịch sử. Nơi Sáng thế 11:29, 30, Sa-rai (Sa-ra) được nhắc đến, hẳn là vì dòng dõi được hứa trước sẽ ra từ bà, chứ không phải từ người vợ khác của Áp-ra-ham. Minh-ca được nhắc đến trong cùng câu đó có lẽ vì Minh-ca là bà của Rê-bê-ca, vợ của Y-sác, qua đó cho thấy dòng họ của Rê-bê-ca là họ hàng của Áp-ra-ham, vì Y-sác không được lấy vợ từ các dân tộc khác (Sa 22:20-23; 24:2-4). Nơi Sáng thế 25:1, tên của người vợ kế của Áp-ra-ham là Kê-tu-ra được ghi lại. Điều này cho thấy Áp-ra-ham đã tái hôn sau khi Sa-ra qua đời và ông vẫn còn khả năng sinh sản sau hơn 40 năm kể từ khi được Đức Giê-hô-va phục hồi khả năng sinh sản một cách kỳ diệu (Rô 4:19; Sa 24:67; 25:20). Nó cũng cho thấy dân Ma-đi-an và các chi phái Ả Rập khác có mối quan hệ nào với dân Y-sơ-ra-ên.
Tên của Lê-a, Ra-chên và những người vợ lẽ của Gia-cốp, cùng với các con trai do họ sinh ra được ghi lại (Sa 35:21-26). Điều này giúp chúng ta hiểu được cách Đức Chúa Trời đối xử với những người con đó sau này. Vì những lý do tương tự mà tên của những người nữ khác được ghi lại trong gia phả. Khi một sản nghiệp được truyền lại cho người nữ, tên của họ có thể được ghi lại (Dân 26:33). Dĩ nhiên, Ta-ma, Ra-háp và Ru-tơ là những trường hợp đặc biệt. Trong mỗi trường hợp, cách những người nữ này trở thành tổ mẫu của Đấng Mê-si, Chúa Giê-su Ki-tô, đều rất đáng chú ý (Sa 38; Ru 1:3-5; 4:13-15; Mat 1:1-5). Những trường hợp khác mà tên của người nữ được ghi lại trong gia phả là nơi 1 Sử ký 2:35, 48, 49; 3:1-3, 5.
NGÀY 6-12 THÁNG 2
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | 1 SỬ KÝ 10-12
“Củng cố ước muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời”
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 1058 đ. 5, 6
Lòng
Phụng sự với “tấm lòng trọn vẹn”. Trái tim theo nghĩa đen phải nguyên vẹn thì mới hoạt động được bình thường, nhưng lòng (tức trái tim theo nghĩa bóng) có thể bị phân chia. Đa-vít cầu nguyện: “Xin khiến lòng con trọn vẹn để kính sợ danh ngài”. Điều này cho thấy tình cảm và sự kính sợ trong lòng một người có thể bị phân chia (Th 86:11). Một người như thế có thể “không trọn lòng”, tức thờ phượng Đức Chúa Trời một cách hâm hẩm (Th 119:113; Kh 3:16). Một người cũng có thể “có hai lòng”, tức cố phục vụ hai chủ, hoặc giả dối nói một điều nhưng trong lòng thì nghĩ khác (1Sử 12:33; Th 12:2, chú thích). Chúa Giê-su lên án mạnh mẽ sự đạo đức giả và có hai lòng như thế.—Mat 15:7, 8.
Một người cố gắng làm Đức Chúa Trời hài lòng thì phải phụng sự ngài với tấm lòng trọn vẹn chứ không được có hai lòng hay không trọn lòng (1Sử 28:9). Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực vì lòng thật khó lường và hướng về điều xấu xa (Giê 17:9, 10; Sa 8:21). Những điều có thể giúp gìn giữ một tấm lòng trọn vẹn là: cầu nguyện từ đáy lòng (Th 119:145; Ca 3:41), đều đặn học Lời Đức Chúa Trời (Êxr 7:10; Ch 15:28), sốt sắng rao giảng tin mừng (so sánh Giê 20:9) và kết hợp cùng những người có tấm lòng trọn vẹn với Đức Giê-hô-va.—So sánh 2V 10:15, 16.