-
Khốn thay cho kẻ phản nghịch!Lời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại I
-
-
1. Giê-rô-bô-am đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng nào?
KHI dân tộc ở trong giao ước với Đức Giê-hô-va bị chia ra làm hai vương quốc thì mười chi phái thuộc vương quốc phía bắc nằm dưới sự cai trị của Giê-rô-bô-am. Vị vua mới này là một nhà cai trị có khả năng và đầy sinh lực. Nhưng ông lại thiếu đức tin thật nơi Đức Giê-hô-va. Vì điều này nên ông đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng gây ra hậu quả tai hại cho vương quốc phía bắc trong suốt dòng lịch sử. Theo Luật Pháp của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên được lệnh về đền thờ Giê-ru-sa-lem mỗi năm ba lần; nay thuộc vương quốc Giu-đa phía nam. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 16:16) Sợ rằng những cuộc hành trình thường xuyên như thế sẽ khiến dân chúng nghĩ đến việc hợp nhất lại với anh em phía nam của họ, Giê-rô-bô-am “làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân-sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con nầy tại Bê-tên, và con kia tại Đan”.—1 Các Vua 12:28, 29.
2, 3. Lỗi lầm của Giê-rô-bô-am đã đưa lại những hậu quả nào cho nước Y-sơ-ra-ên?
2 Chỉ trong một thời gian ngắn, kế hoạch của Giê-rô-bô-am xem ra hữu hiệu. Dân chúng dần dần bỏ không lên Giê-ru-sa-lem nữa và bắt đầu thờ phượng hai bò con. (1 Các Vua 12:30) Tuy nhiên, thực hành bội đạo này đã làm hư hỏng vương quốc gồm mười chi phái. Trong những năm sau này, ngay cả Giê-hu, người từng tỏ lòng sốt sắng đáng khen trong việc tẩy sạch sự thờ phượng Ba-anh khỏi nước Y-sơ-ra-ên, cũng tiếp tục cúi lạy tượng bò vàng. (2 Các Vua 10:28, 29) Quyết định sai lầm đáng tiếc của Giê-rô-bô-am còn có hậu quả nào khác nữa? Sự bất ổn về chính trị và sự khổ đau cho dân chúng.
3 Vì Giê-rô-bô-am đã bội đạo, Đức Giê-hô-va nói rằng dòng dõi của ông sẽ không cai trị nước đó nữa, và cuối cùng vương quốc phía bắc sẽ phải lãnh một tai họa kinh hoàng. (1 Các Vua 14:14, 15) Lời của Đức Giê-hô-va đã thành sự thật. Trong số các vua của Y-sơ-ra-ên, có bảy vua cai trị hai năm hoặc ít hơn—một số chỉ được vài ngày. Một vua tự vẫn, và sáu vua bị những người có tham vọng tiếm ngôi ám sát. Đặc biệt sau triều đại Giê-rô-bô-am II, chấm dứt vào khoảng năm 804 TCN, trong lúc Ô-xia làm vua Giu-đa, nước Y-sơ-ra-ên rơi vào đủ thứ tai họa: hỗn loạn, bạo động và ám sát. Trong bối cảnh này, Đức Giê-hô-va, qua Ê-sai, cho rao một sự cảnh cáo hay một “lời” rõ ràng cho vương quốc phía bắc. “Chúa đã giáng một lời trong Gia-cốp, và lời ấy đổ xuống trên Y-sơ-ra-ên”.—Ê-sai 9:7.a
-
-
Khốn thay cho kẻ phản nghịch!Lời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại I
-
-
a Các câu Ê-sai 9:7–10:4 gồm bốn đoạn thơ (những phần của một đoạn văn theo vần điệu), mỗi đoạn kết thúc bằng điệp khúc cảnh cáo về điềm xấu: “Dầu vậy, cơn giận Ngài chẳng lánh khỏi, nhưng tay Ngài còn giơ ra”. (Ê-sai 9:11, 16, 20; 10:4) Kỹ thuật này có hiệu quả là nối các câu từ Ê-sai 9:7–10:4 lại thành một “chữ” ghép. (Ê-sai 9:7) Cũng cần lưu ý là “tay Ngài còn giơ ra” không phải để mời làm hòa nhưng để đoán phạt.—Ê-sai 9:12.
-