-
Một người cha và các đứa con bội nghịchLời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại I
-
-
11, 12. (a) Hãy mô tả tình trạng xấu xa của nước Giu-đa. (b) Tại sao chúng ta không nên tội nghiệp cho dân Giu-đa?
11 Kế đó, Ê-sai cố gắng lý luận với dân Giu-đa bằng cách chỉ cho họ thấy tình trạng bệnh hoạn của họ. Ông nói: “Các ngươi sao còn cứ bạn-nghịch, để lại bị đánh nữa?” Thật ra, Ê-sai đang hỏi họ: ‘Các người đau khổ chưa đủ sao? Tại sao cứ tiếp tục bội nghịch để gây hại thêm cho mình?’ Ê-sai nói tiếp: “Đầu đều đau-đớn cả, lòng đều mòn-mỏi cả. Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành”. (Ê-sai 1:5, 6a) Dân Giu-đa ở trong tình trạng bệnh hoạn ghê tởm—bệnh hoạn về thiêng liêng từ đầu đến chân. Thật là một cuộc chẩn bệnh bi quan!
12 Chúng ta có nên tội nghiệp cho dân Giu-đa không? Thật khó lòng! Nhiều thế kỷ trước đó, toàn thể quốc gia Y-sơ-ra-ên đã được cảnh cáo thích đáng về hình phạt của tội bất tuân. Một phần cảnh cáo đó như sau: “Đức Giê-hô-va sẽ giáng cho ngươi một thứ ung-độc tại trên đầu gối và chân, không thể chữa lành được, tự bàn chân chí chót đầu”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:35) Theo nghĩa bóng, dân Giu-đa giờ đây phải chịu các hậu quả bởi đường lối bướng bỉnh của họ. Chỉ cần vâng lời Đức Giê-hô-va thì dân Giu-đa có thể tránh được tất cả những điều này.
13, 14. (a) Dân Giu-đa bị những vết thương nào? (b) Tình trạng khốn khổ của dân Giu-đa có khiến họ suy nghĩ lại đường lối phản nghịch của họ không?
13 Ê-sai tiếp tục mô tả tình trạng thảm thương của dân Giu-đa: “Những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm”. (Ê-sai 1:6b) Ở đây, nhà tiên tri nói tới ba loại thương tích: vết thương (như bị dao hay gươm cắt), vít sưng (bầm tím vì bị đánh), và lằn mới (vết thương mới lở loét xem ra không lành được). Đây là sự mô tả về một người bị trừng phạt nặng nề theo cách ghê gớm nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra được, vì không có chỗ nào trên thân thể mà không bị hư hại. Dân Giu-đa thật sự ở trong tình trạng tuyệt vọng.
14 Tình trạng khốn khổ của dân Giu-đa có thúc đẩy họ trở lại với Đức Giê-hô-va không? Không! Dân Giu-đa giống như người chống nghịch, tả nơi Châm-ngôn 29:1: “Người nào bị quở-trách thường, lại cứng cổ mình, sẽ bị bại-hoại thình-lình, không phương cứu-chữa”. Nước này xem ra không chữa được nữa. Và như Ê-sai diễn tả, các vết thương của nó “chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm”.b Theo một nghĩa nào đó, nước Giu-đa giống như một vết thương lở loét cả người không được băng bó.
15. Chúng ta có thể tự bảo vệ khỏi bệnh hoạn về thiêng liêng bằng cách nào?
15 Học được bài học từ nước Giu-đa, chúng ta phải đề phòng chống lại bệnh hoạn về thiêng liêng. Giống như sự đau ốm về thể xác, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị bệnh. Nói cho cùng, ai trong chúng ta lại không dễ dàng chiều theo ham muốn của xác thịt? Sự tham lam và ham muốn vui thú quá đáng có thể đâm rễ trong lòng chúng ta. Do đó, chúng ta cần rèn luyện chính mình để “gớm sự dữ” và “mến sự lành”. (Rô-ma 12:9) Chúng ta cũng cần vun trồng bông trái thánh linh của Đức Chúa Trời trong đời sống hàng ngày. (Ga-la-ti 5:22, 23) Làm như thế, chúng ta sẽ tránh được tình trạng đau thương đã xảy ra cho dân Giu-đa—đó là bị bệnh hoạn về thiêng liêng từ đầu tới chân.
-
-
Một người cha và các đứa con bội nghịchLời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại I
-
-
b Những lời của Ê-sai phản ánh cách điều trị vào thời ông. Nhà khảo cứu Kinh Thánh, ông E. H. Plumptre ghi nhận: “Trước hết người ta ‘nặn’ hay ‘ấn’ vết thương có mủ để lấy mủ ra; rồi, như trường hợp Ê-xê-chia (chương xxxviii. Ê-sai 38:21), ‘băng bó’ lại với thuốc đắp, rồi thoa dầu hay thuốc cao, có lẽ giống như ở Lu-ca x. 34, gồm dầu và rượu được dùng để rửa vết loét ”.
-