Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 5-11 THÁNG 6
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | GIÊ-RÊ-MI 51, 52
“Lời Đức Giê-hô-va được ứng nghiệm đến từng chi tiết”
it-2-E trg 360 đ. 2, 3
Mê-đi
Cùng người Ba Tư đánh bại Ba-by-lôn. Vào thế kỷ thứ tám TCN, nhà tiên tri Ê-sai báo trước rằng Đức Giê-hô-va sẽ “dấy lên người Mê-đi nghịch lại chúng [Ba-by-lôn], là dân không xem bạc ra gì, chẳng thích vàng chút nào. Cánh cung họ sẽ đánh tan trai tráng” (Ês 13:17-19; 21:2). Cụm từ “người Mê-đi” rất có thể bao gồm người Ba Tư, các sử gia Hy Lạp xưa cũng thường dùng cụm từ này để nói đến cả người Mê-đi và người Ba Tư. Việc người Mê-đi khinh bạc và vàng hẳn hàm ý rằng khi đánh Ba-by-lôn, mục tiêu chính của họ là chinh phục thành này, chứ không phải vì chiến lợi phẩm. Thế nên không của hối lộ hay vật cống nạp nào sẽ mua chuộc được họ nhằm khiến họ từ bỏ ý định. Người Mê-đi, như người Ba Tư, dùng cung làm vũ khí chính. Các cung tên bằng gỗ, dù đôi khi được bọc đồng hay đồng thiếc (so sánh Th 18:34), rất có thể đã “đánh tan trai tráng” của Ba-by-lôn bằng những cơn mưa mũi tên, từng cái đã được mài nhọn để đâm sâu hơn.—Giê 51:11.
Hãy lưu ý rằng Giê-rê-mi (51:11, 28) đề cập “các vua dân Mê-đi” trong số những người tấn công Ba-by-lôn. Dạng số nhiều có lẽ ám chỉ rằng ngay cả trong triều đại của Si-ru, có lẽ vẫn còn một vua hoặc các vua cấp dưới của người Mê-đi, điều này cũng phù hợp với cách làm thời xưa. (Cũng so sánh Giê 25:25). Phù hợp với điều này, chúng ta cũng thấy rằng khi Ba-by-lôn bị các lực lượng tổng hợp gồm người Mê-đi, Ba Tư, Ê-lam và những dân tộc láng giềng khác chiếm giữ, thì một người Mê-đi tên là Đa-ri-út “được lập làm vua cai trị vương quốc của người Canh-đê”, hẳn là người mà vua Si-ru người Ba Tư đã bổ nhiệm.—Đa 5:31; 9:1.
it-2-E trg 459 đ. 4
Na-bô-nê-đô
Điều đáng chú ý là Bia sử nói như sau về đêm thành Ba-by-lôn bị sụp đổ: “Quân lính của Si-ru vào thành Ba-by-lôn mà không cần đánh trận”. Điều này phù hợp với lời tiên tri của Giê-rê-mi là “các chiến binh Ba-by-lôn đã thôi đánh”.—Giê 51:30.
it-1-E trg 237 đ. 1
Ba-by-lôn
Kể từ ngày đáng nhớ đó, vào năm 539 TCN, sự vinh hiển của Ba-by-lôn bắt đầu mất dần khi thành bị suy tàn. Hai lần thành đó nổi dậy chống lại hoàng đế Ba Tư là Đa-ri-út I (Hystaspis), và vào lần thứ hai thì nó bị hủy phá. Khi thành được khôi phục phần nào thì nổi lên chống lại Xerxes I và bị cướp phá. A-léc-xan-đơ Đại đế có ý định biến Ba-by-lôn thành thủ phủ của mình nhưng ông đã chết đột ngột vào năm 323 TCN. Nicator chinh phục thành ấy vào năm 312 TCN và chuyển phần lớn vật liệu của thành này sang các cồn của Ti-gơ-rơ để dùng cho việc xây cất thủ phủ mới của Sê-lơ-xi. Tuy nhiên, thành Ba-by-lôn và các khu định cư của người Do Thái ở đó vẫn còn cho đến thời kỳ đầu của đạo Đấng Ki-tô, vì thế sứ đồ Phi-e-rơ có lý do để tới thăm Ba-by-lôn như được nói đến trong thư của ông (1Ph 5:13). Lời khắc được tìm thấy ở đó cho thấy đền thờ thần Bên của Ba-by-lôn còn tồn tại cho đến năm 75 CN. Đến thế kỷ thứ tư CN, thành Ba-by-lôn đã bị đổ nát và cuối cùng không còn nữa. Nó trở nên không gì khác hơn là “đống đá”.—Giê 51:37.
it-2-E trg 444 đ. 9
Núi
Tượng trưng cho các chính phủ. Trong Kinh Thánh, các ngọn núi có thể tượng trưng cho các nước hay các chính phủ đang cai trị (Đa 2:35, 44, 45; so sánh Ês 41:15; Kh 17:9-11, 18). Với những cuộc chinh phục bằng quân sự, Ba-by-lôn đã tàn phá các nước khác và vì thế được gọi là “núi tàn phá” (Giê 51:24, 25). Một câu Thi thiên nói về các hành động của Đức Giê-hô-va chống lại các lính chiến đã miêu tả rằng ngài “tỏa ánh sáng rực rỡ; ngài uy nghi hơn các núi của thú săn mồi” (Th 76:4). “Núi của thú săn mồi” có thể tượng trưng cho các nước hiếu chiến. (So sánh Na 2:11-13). Đa-vít nói về Đức Giê-hô-va: “Ngài khiến [con] vững như núi”, có thể có nghĩa là Đức Giê-hô-va tôn cao vương quốc của ông và làm cho nó vững bền. (Th 30:7; so sánh 2Sa 5:12). Thực tế là việc núi có thể tượng trưng cho các nước giúp một người hiểu ý nghĩa của điều được miêu tả nơi Khải huyền 8:8 là “vật gì giống như ngọn núi lớn đang cháy”. Vật giống như ngọn núi đang cháy hàm ý rằng vật ấy liên quan đến một hình thức cai trị có sức tàn phá giống như lửa.
it-2-E trg 882 đ. 3
Biển
Đội quân tràn vào. Giê-rê-mi miêu tả tiếng của những người tấn công Ba-by-lôn là họ “gầm như biển cả” (Giê 50:42). Vì thế, khi báo trước rằng “biển” sẽ dâng lên ngập Ba-by-lôn, hẳn ông có ý muốn nói đến sự tràn vào của đội quân chinh phục của Mê-đi và Ba Tư.—Giê 51:42; so sánh Đa 9:26.
NGÀY 19-25 THÁNG 6
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | Ê-XÊ-CHI-ÊN 1-5
“Ê-xê-chi-ên vui thích rao báo thông điệp của Đức Chúa Trời”
it-1-E trg 1214
Ruột
Thức ăn theo nghĩa đen được ruột tiêu hóa. Tiến trình này được dùng làm hình ảnh tượng trưng cho việc tiêu hóa thức ăn thiêng liêng hay tinh thần khi trong khải tượng, Ê-xê-chi-ên được bảo ăn cuộn sách và làm nó đầy bụng, hay ruột (Hê: me·ʽimʹ). Ê-xê-chi-ên sẽ có sức mạnh về thiêng liêng khi suy ngẫm và ghi nhớ những lời trong cuộn sách. Nhờ thế, ông được nuôi dưỡng về thiêng liêng và được ban cho thông điệp để rao báo.—Êxê 3:1-6; so sánh Kh 10:8-10.