“Chúng nó sẽ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va”
“Ta sẽ... không để cho nói phạm đến danh thánh ta nữa. Các dân-tộc sẽ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va.”(Ê-XÊ-CHI-ÊN 39:7).
1, 2. Làm sao chúng ta biết Đức Giê-hô-va không chịu nhịn mãi trước sự xúc phạm đến danh Ngài?
Danh thánh của Đức Giê-hô-va bị xúc phạm bởi dân Y-sơ-ra-ên xưa. Cuốn sách Ê-xê-chi-ên cho thấy rõ điều này. Nhưng những người trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ cũng làm xúc phạm đến danh của Đức Chúa Trời, Đấng mà họ tự xưng là thờ phượng.
2 Đấng Chủ tể của Vũ trụ sẽ nhịn mãi trước sự xúc phạm đến danh Ngài không? Không, vì Ngài đã tuyên bố: “Ta sẽ... không để cho nói phạm đến danh thánh ta nữa. Các dân-tộc sẽ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va”. (Ê-xê-chi-ên 39:7; cũng xem Ê-xê-chi-ên 38:23). Điều này sẽ có nghĩa gì? Và có thể học những bài học nào nơi những đoạn cuối của sách Ê-xê-chi-ên?
Lời tiên tri nghịch lại các nước
3. a) Các nước khác phản ứng thế nào trước sự đau khổ của Giu-đa? b) Vì thái độ nào mà “vua” Ty-rơ bị tước vị, và điều này khiến chúng ta nên tránh gì?
3 Sau sự hủy diệt của Giê-ru-sa-lem, dân Am-môn bị lên án vì biểu lộ sự vui mừng trước sự đau khổ của Giu-đa, và dân Mô-áp bị lên án vì có thái độ khinh miệt đối với Giu-đa. Dân Ê-đôm mang tội hiểm độc và thái độ báo thù của dân Phi-li-tin đã mang lại “cơn giận quở-trách” của Đức Chúa Trời (Ê-xê-chi-ên 25:1-17; Châm-ngôn 24:17, 18). Vì vui mừng trước hoạn nạn đổ trên Giê-ru-sa-lem, thành Ty-rơ bị Nê-bu-cát-nết-sa hủy phá (Ê-xê-chi-ên 26:1-21). Thành này giống như một chiếc tàu chắc chắn bị chìm (Ê-xê-chi-ên 27:1-36). “Vua” của thành Ty-rơ (dường như dòng vua) bị tước vị đó vì có thái độ kiêu căng giống như Sa-tan (Ê-xê-chi-ên 28:1-26). Thế thì dĩ nhiên chúng ta nên tránh có lòng tự cao đầy tội lỗi có thể khiến chúng ta xúc phạm đến danh của Đức Giê-hô-va (Thi-thiên 138:6; Châm-ngôn 21:4).
4. Pha-ra-ôn và xứ Ê-díp-tô sẽ bị sự trừng phạt thế nào?
4 Ê-xê-chi-ên báo trước về 40 năm hoang vu của xứ Ê-díp-tô. Của cải của xứ này sẽ bị Nê-bu-cát-nết-sa đem đài thọ cho quân đội trong công tác thi hành án lệnh của Đức Giê-hô-va trên xứ Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 29:1-21). Khi Đức Chúa Trời làm cho người Ê-díp-tô tan lạc, «chúng nó sẽ biết rằng Ngài là Đức Giê-hô-va» (Ê-xê-chi-ên 30:1-26). Pha-ra-ôn ngạo mạn đại diện cho xứ Ê-díp-tô được ví như cây hương bách cao ngất bị đốn hạ (Ê-xê-chi-ên 31:1-18). Cuối cùng, Ê-xê-chi-ên làm bài ca đau thương về việc Pha-ra-ôn và xứ Ê-díp-tô bị đi xuống mồ mả (Sheol) (Ê-xê-chi-ên 32:1-32).
Bổn phận của người canh giữ
5. a) Đức Chúa Trời chấp nhận một người canh giữ thiêng liêng với những điều kiện gì? b) “Bước theo lề-luật của sự sống” có nghĩa gì?
5 Ê-xê-chi-ên được nhắc nhở đến bổn phận của ông là người canh giữ (Ê-xê-chi-ên 33:1-7). Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời chấp nhận một người canh giữ thiêng liêng chỉ khi nào người đó thi hành đúng bổn phận và cảnh cáo người ác. Đọc Ê-xê-chi-ên 33:8, 9. Vậy thì như Ê-xê-chi-ên, lớp “người canh giữ” được xức dầu dạn dĩ tuyên bố lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời không vui khi người ác bị chết nên Ngài không tính tội lỗi trong quá khứ của họ nếu họ nghe lời cảnh cáo và “bước theo lề-luật của sự sống”. Thời Ê-xê-chi-ên, bước đi trong lề luật có nghĩa là tuân theo Luật pháp, nhưng bây giờ điều đó có nghĩa là chấp nhận giá chuộc của đấng Christ và trở thành môn đồ của ngài (I Phi-e-rơ 2:21). Không có gì là sai trái về cách Đức Chúa Trời răn phạt hay ban thưởng cho loài người, và sự gìn giữ được bảo toàn sự sống qua khỏi “hoạn nạn lớn” tùy thuộc vào việc tuân theo luật lệ của Ngài (Ê-xê-chi-ên 33:10-20; Ma-thi-ơ 24:21).
6. Ngày nay có bao nhiêu kẻ giống như dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày thời Ê-xê-chi-ên?
6 Gần cuối năm 607 trước tây lịch, một người tỵ nạn báo cáo sự hủy diệt của thành Giê-ru-sa-lem và Ê-xê-chi-ên lần nữa nói lên thông điệp của Đức Giê-hô-va (Ê-xê-chi-ên 33:21-29). Những người bị lưu đày đã phản ứng thế nào? Đọc Ê-xê-chi-ên 33:30-33. Ngày nay có nhiều người cũng giống như những người Do-thái (dân Giu-đa) bị lưu đày xem Ê-xê-chi-ên như là “kẻ hát hay có tiếng vui”. Khi những người được xức dầu và những người kết hợp với họ đi từng nhà, những người này thích nghe thông điệp Nước Trời nhưng không làm theo. Đối với họ, thông điệp đó giống như một bài hát trữ tình, có tiếng vui nhưng họ không dâng mình cho Đức Giê-hô-va và họ sẽ không sống sót qua “hoạn-nạn lớn”.
“Người chăn” của Đức Giê-hô-va
7. Hành động nào của Đức Giê-hô-va trong thời chúng ta có thể so sánh với cách đối xử của Ngài với các chiên thời Ê-xê-chi-ên?
7 Trong một thông điệp giao cho Ê-xê-chi-ên sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ, Đức Giê-hô-va lên án những “kẻ chăn của Y-sơ-ra-ên” đã xúc phạm đến danh thánh của Ngài. Những lời này thích hợp cho giới lãnh đạo trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ biết bao! Đọc Ê-xê-chi-ên 34:1-6. Không giống như đấng Chăn chiên Hiền lành Giê-su Christ, những kẻ lãnh đạo chính trị trong các nước có phần đông dân tự xưng theo đấng Christ đã làm mình mập béo bằng cách ăn cướp của “chiên” (Giăng 10:9-15). Nhưng cũng như Đức Chúa Trời giải cứu chiên Ngài bằng cách lột trần những kẻ lãnh đạo ích kỷ khi nước Giu-đa bị bỏ hoang, thì Ngài cũng sẽ giải cứu chiên Ngài lần nữa bằng cách tước quyền của giới lãnh đạo các nước có phần đông dân tự xưng theo đấng Christ trong ngày “hoạn-nạn lớn” (Khải-huyền 16:14-16; 19:11-21). Đức Giê-hô-va bày tỏ lòng yêu thương đối với những người giống như chiên của Ngài khi Ngài giải cứu họ ra khỏi Ba-by-lôn năm 537 trước tây lịch, Ngài cũng bày tỏ đức tính đó khi Ngài dùng Si-ru Lớn là Giê-su Christ để giải cứu số còn lại của dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng khỏi vòng nô lệ của Ba-by-lôn Lớn năm 1919 tây lịch (Ê-xê-chi-ên 34:7-14).
8. Đức Giê-hô-va sẽ làm gì khi “con [chiên] mập” đàn áp bầy và ngày nay các tín đồ đấng Christ làm người chăn chiên phụ phải đối xử thế nào với chiên?
8 Đức Chúa Trời chăm sóc dịu dàng đến các chiên của Ngài. Đọc Ê-xê-chi-ên 34:15, 16. Nếu «con [chiên] mập» nào muốn đàn áp bầy của Đức Chúa Trời ngày nay, Đức Giê-hô-va sẽ “chăn” những kẻ đó bằng cách khai trừ chúng trong hiện tại và tiêu diệt trong ngày “hoạn-nạn lớn” sắp đến. Năm 1914, Đức Giê-hô-va đặt Giê-su Christ làm “người chăn” trên những người được xức dầu còn sót lại. Từ năm 1935 ngài chỉ huy việc gom góp “đám đông” thuộc các “chiên khác” cùng phụng sự ngày nay với các chiên được xức dầu trong «đồng cỏ của Đức Giê-hô-va». Như Đức Chúa Trời và đấng Christ, những người chăn tín đồ đấng Christ phải đối đãi với tất cả các chiên với sự dịu dàng (Ê-xê-chi-ên 34:17-31; Khải-huyền 7:9; Giăng 10:16; Thi-thiên 23:1-4; Công-vụ các Sứ-đồ 20:28-30).
Một “vườn Ê-đen”
9. Bởi lẽ Đức Giê-hô-va ấn định đất Giu-đa và Y-sơ-ra-ên phải giữ luật Sa-bát, Ngài đã làm gì?
9 Hãy xem xét lần nữa về đất bỏ hoang của nước Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. Bởi lẽ Đức Chúa Trời ấn định là đất đó phải giữ luật Sa-bát với 70 năm không người ở, Ngài đã hành động để ngăn ngừa xứ Ê-đôm và các nước khác xâm chiếm đất đó (II Sử-ký 36:19-21; Đa-ni-ên 9:2). Thật vậy, xứ Ê-đôm và vùng rừng núi Sê-i-rơ phụ thuộc xứ đó cũng bị bỏ hoang như đã được báo trước, và bị chinh phục bởi quân Ba-by-lôn vào năm 602-601 trước tây lịch (Ê-xê-chi-ên 35:1 đến 36:5; Giê-rê-mi 25:15-26).
10. Sự khôi phục số người còn sót lại trong dân Giu-đa năm 537 trước tây lịch cho thấy những sự phát triển nào trong thời chúng ta ngày nay?
10 Việc khôi phục số còn sót lại của dân Giu-đa vào năm 537 trước tây lịch chỉ cho thấy những sự phát triển đầy hứng thú trong thời kỳ chúng ta ngày nay. Năm 1919 “núi của Y-sơ-ra-ên” hay tình trạng thiêng liêng của các nhân-chứng được xức dầu của Đức Giê-hô-va được thêm đông đảo với những người còn sót được làm sống lại theo nghĩa thiêng liêng (Ê-xê-chi-ên 36:6-15). Đức Chúa Trời làm cho họ sạch khỏi sự ô uế của tôn giáo giả và đặt trong họ một “thần linh mới” để họ có thể sản xuất bông trái của thánh linh Ngài (Ga-la-ti 5:22, 23). Và để cho danh Đức Giê-hô-va không bị thế gian xúc phạm bởi vì Ngài đã sửa trị dân Ngài, Ngài đã ban ơn cho các người sót lại một cách dư dật (Ê-xê-chi-ên 36:16-32).
11. Phù hợp với Ê-xê-chi-ên 36:33-36, Đức Chúa Trời đã làm gì cho tình trạng thiêng liêng của những người được xức dầu còn sót lại?
11 Sau khi những người sót lại trở về đất Giu-đa, xứ hoang vu đó đã được biến đổi thành một “vườn Ê-đen” đầy hoa trái. Đọc Ê-xê-chi-ên 36:33-36. Tương tợ như vậy, từ năm 1919, Đức Giê-hô-va biến đổi tình trạng trước kia bị hoang vu của những người được xức dầu còn sót lại thành một địa-đàng thiêng liêng đầy hoa trái mà họ đang chia xẻ với “đám đông” ngày nay. Nay vườn địa-đàng thiêng liêng này được đầy dẫy những dân thánh, mong mỗi người tín đồ đấng Christ hãy cố gắng giữ cho nó được sạch (Ê-xê-chi-ên 36:37, 38).
Sự hợp nhất được tái lập
12. Việc làm sống lại nước Do-thái xưa được hình dung thế nào nơi Ê-xê-chi-ên 37:1-14, và có sự song song nào thời nay?
12 Trong lúc bị lưu đày ở Ba-by-lôn, dân Do-thái hầu như là một nước chết, như chỉ có hài cốt trong đồng trũng (Ê-xê-chi-ên 37:1-4). Nhưng Ê-xê-chi-ên thấy điều gì kế tiếp? Đọc Ê-xê-chi-ên 37:5-10. Những hài cốt khô được bọc lại với gân, thịt và da và được làm sống lại bằng hơi thở sự sống (Ê-xê-chi-ên 37:11-14). Đức Chúa Trời làm sống lại nước Do-thái khi 42.360 người thuộc mọi chi phái Y-sơ-ra-ên và khoảng 7.500 người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên nắm lấy cơ hội để trở về xứ Giu-đa, xây lại thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ và tái lập sự thờ phượng thật trong xứ của họ (E-xơ-ra 1:1-4; 2:64, 65). Tương tợ như vậy, năm 1918 những người sót lại bị bắt bớ của dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng đã trở thành như những xương khô—bị giết về công việc làm chứng công khai của họ. Nhưng vào năm 1919, Đức Giê-hô-va đã làm họ sống lại để tuyên bố về Nước Trời (Khải-huyền 11:7-12). Sự song song này nên làm vững lòng tin tưởng của chúng ta nơi những người được xức dầu và những cộng sự viên của họ hợp thành tổ chức trên đất mà Đức Giê-hô-va dùng ngày nay. (Xem Niên giám của Nhân-chứng Giê-hô-va năm 1975 [Anh-ngữ], trang 87-125).
13. Việc tái lập sự đoàn kết về tổ chức trong dân tộc thời xưa của Đức Giê-hô-va được hình dung thế nào nơi Ê-xê-chi-ên 37:15-20, và điều này có sự song song nào thời nay?
13 Việc tái lập sự đoàn kết trong tổ chức giữa dân tộc Đức Giê-hô-va thời xưa được hình dung thế nào? Đọc Ê-xê-chi-ên 37:15-20. Có sự song song ngày nay về việc nối lại hai cây gậy (một cây ghi hai chi phái Giu-đa và cây kia ghi mười chi phái Y-sơ-ra-ên). Trong Thế Chiến thứ I, những người có nhiều tham vọng muốn phá hoại sự đoàn kết của tôi tớ Đức Chúa Trời, nhưng năm 1919 những người được xức dầu trung thành trở nên hợp nhất dưới quyền đấng Christ, “Vua” và “người chăn” duy nhất của họ. Hơn nữa, như việc có 7.500 người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên đã trở về đất Giu-đa thời xưa, những người thuộc “đám đông” ngày nay được hợp nhất với số người được xức dầu còn sót lại. Thật là vui mừng được ở trong địa-đàng thiêng liêng, thờ phượng Đức Giê-hô-va trong sự đoàn kết dưới quyền “chỉ một vua” của chúng ta! (Ê-xê-chi-ên 37:21-28).
Gót tấn công
14. Ai là Gót ở đất Ma-gốc, và hắn sẽ làm gì? (Ê-xê-chi-ên 38:1-17).
14 Kế đó, một biến cố quan trọng được tiên tri. Với hy vọng làm xúc phạm đến danh Đức Chúa Trời và tiêu diệt dân Ngài, Gót ở đất Ma-gốc sẽ tấn công những người sót lại của dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, là nhóm người đại diện “người nữ” tức tổ chức trên trời của Đức Chúa Trời (Khải-huyền 12:1-17). Gót là “vua-chúa thế-gian nầy” tức Sa-tan Ma-quỉ. Hắn nhận được tên Gót sau khi bị đuổi khỏi trời, sau khi Nước Trời ra đời năm 1914 (Giăng 12:31). Đất Ma-gốc là nơi mà Gót và các quỉ sứ theo hắn bị giới hạn trong phạm vi thuộc về trái đất. Sau khi lực lượng chống đối tôn giáo hủy diệt các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ và phần còn lại của Ba-by-lôn Lớn rồi, Đức Giê-hô-va sẽ để cho Gót tấn công những người sót lại của dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng lúc đó có vẻ cô thế và những người đã dâng mình kết hợp với họ (Ê-xê-chi-ên 38:1-17; Khải-huyền 17:12-14).
15. Điều gì sẽ xảy ra khi Gót tấn công Nhân-chứng Giê-hô-va?
15 Điều gì sẽ xảy ra khi Gót tấn công Nhân-chứng Giê-hô-va? Đọc Ê-xê-chi-ên 38:18-23. Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu dân tộc Ngài! Vũ khí của Ngài sẽ là mưa dầm, mưa đá, lửa và dịch lệ hoành hành. Trong sự rối loạn đó, lực lượng của Gót sẽ chém giết lẫn nhau. Nhưng trước khi Đức Chúa Trời tuyệt diệt chúng, «chúng nó sẽ biết Ngài là Đức Giê-hô-va».
16. a) Điều gì sẽ xảy ra cho “đất Ma-gốc”? b) Chúng ta nên chịu ảnh hưởng thế nào bởi vì biết trước những biến cố liên quan đến Gót?
16 Khi Sa-tan và các quỉ sứ theo hắn bị quăng vào vực sâu, “đất Ma-gốc” nơi hạ thấp của chúng trên đất sẽ không còn nữa (Khải-huyền 20:1-3). Vũ khí chiến tranh của Gót vì quá nhiều nên cần một thời gian mới tiêu hủy được hết. Chim trời và thú đồng sẽ ăn ngấu nghiến những xác không được chôn cất của đồng bọn Gót. Biết được điều này có ảnh hưởng thế nào đến chúng ta? Biết được là Gót sắp sửa tấn công và Đức Chúa Trời sẽ giải cứu dân tộc Ngài phải làm gia tăng đức tin của chúng ta và làm chúng ta vui mừng là những biến cố đó sẽ đưa đến kết quả làm thánh danh lâu nay đã bị xúc phạm của Đức Chúa Trời! (Ê-xê-chi-ên 39:1-29).
Hãy xem thành thánh của Đức Giê-hô-va
17. a) Ê-xê-chi-ên được ban cho sự hiện thấy nào năm 593 trước tây lịch? b) Sự hiện hữu của đền thờ trong sự hiện thấy là bằng cớ cho điều gì?
17 Năm 593 trước tây lịch, 14 năm sau khi đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá, Ê-xê-chi-ên được ban cho một sự hiện thấy về đền thờ mới để thờ phượng Đức Giê-hô-va. Đó là một khuôn viên rộng lớn được đo bởi thiên sứ hướng dẫn nhà tiên tri. Đền thờ này hình dung «đền-tạm thật, bởi Đức Giê-hô-va dựng lên» và theo “kiểu-mẫu nơi thánh thật” trên trời. Giê-su Christ đã vào nơi Chí thánh, “vào chính trong trời” năm 33 tây lịch để dâng cho Đức Chúa Trời giá chuộc hy sinh của ngài (Hê-bơ-rơ 8:2; 9:23, 24). Đền thờ trong sự hiện thấy chứng tỏ rằng sự thờ phượng tinh sạch vẫn còn tồn tại sau sự tấn công của Gót! Quả thật là an ủi cho những người yêu mến danh của Đức Giê-hô-va!
18. Đền thờ trong sự hiện thấy có những đặc điểm nào?
18 Đền thờ này có nhiều đặc điểm. Thí dụ, có sáu hiên cửa ở trong và ngoài bức tường (Ê-xê-chi-ên 40:6-35). Có 30 phòng ăn (dường như dành cho những người ăn vật hy sinh) ở hành lang ngoài (40:17). Bàn thờ để dâng của-lễ thiêu ở hành lang trong (43:13-17). Bàn thờ bằng gỗ, có lẽ để đốt hương, được đặt trong phòng thứ nhất của đền thờ (41:21, 22). Nơi Chí thánh rộng 20 cu-đê vuông và tường chung quanh đền thờ là 500 cần (5.100 feet hay 1.554 mét) mỗi bên. Thật là một nhà to lớn đầy dẫy sự vinh hiển! (Ê-xê-chi-ên 41:4; 42:16-20; 43:1-7).
19. Những chi tiết của đền thờ và sự kiện những người hầu việc tại đó phải hội đủ các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời nên gây ảnh hưởng thế nào trên chúng ta?
19 Nhiều chi tiết về đền thờ, vật hy sinh, của-lễ và ngày lễ nên in sâu trong chúng ta việc cần phải cẩn thận theo lời chỉ dẫn của tổ chức Đức Giê-hô-va, nhận biết là mỗi cố gắng đều nên hướng về việc tôn vinh Ngài và sự thờ phượng thật (Ê-xê-chi-ên 45:13-25; 46:12-20). Những người phụng sự tại đền thờ phải hội đủ tiêu chuẩn cao của Đức Chúa Trời, và họ phải dạy người khác “phân-biệt điều chi là thánh với điều chi là tục” (Ê-xê-chi-ên 44:15, 16, 23). Điều này nên khiến chúng ta gìn giữ sự thánh thiện với tư cách là dân tộc Đức Giê-hô-va (Ê-phê-sô 1:3, 4).
20. a) Nước từ đền thờ chảy ra trong sự hiện thấy tượng trưng điều gì? b) Nước tượng trưng này có hiệu quả nào?
20 Có một dòng suối từ đền thờ chảy ra để chữa lành, hay làm ngọt nước mặn của Biển Chết, để cho nước đó có nhiều cá (Ê-xê-chi-ên 47:1-11). Nước tượng trưng cho sự cung cấp của Đức Chúa Trời để có được sự sống đời đời, kể cả sự hy sinh của Giê-su, những sự cung cấp này sẽ dư dật cho những người được sống sót qua khỏi sự tấn công của Gót và cho những người khác, kể cả những người được sống lại (Giăng 5:28, 29; I Giăng 2:2; Khải-huyền 22:1, 2). Biển Chết tượng trưng môi trường mà nhân loại đã sống—dưới sự kết án vì tội lỗi di truyền và sự chết cũng như là sự cai trị của Sa-tan. Giống như nhiều cá đông đảo trong nước ngọt của Biển Chết, nhân loại được chuộc sẽ hưng thịnh trong hoàn cảnh tốt lành dưới quyền cai trị của đấng Mê-si.
21. Ê-xê-chi-ên 47:12 cho thấy rằng nhân loại biết vâng phục sẽ hưởng được gì trong thế giới mới?
21 Sự chữa lành cũng được liên kết với những cây mọc lên bên dòng sông trong sự hiện thấy. Đọc Ê-xê-chi-ên 47:12. Trong thế giới mới, nhân loại biết vâng phục sẽ vui hưởng sức khỏe về thể xác và thiêng liêng. Và tại sao không? Lá cây trong sự hiện thấy có công dụng trị bệnh liên tục. Thật là ân phước lớn cho những người biết Đức Giê-hô-va và phụng sự Ngài!
Rồi chúng sẽ biết!
22. Điều gì chứng tỏ là Đức Chúa Trời sẽ sắp đặt dân cư sống ở nơi nào mà Ngài muốn trong Địa-đàng?
22 Bằng cách hợp tác với tổ chức Đức Giê-hô-va bây giờ, chúng ta có thể phát triển những đức tính sẽ giúp chúng ta hợp tác khi Đức Chúa Trời sắp đặt dân cư sống ở nơi nào mà Ngài muốn trong Địa-đàng trên đất. Sẽ có sự sắp đặt như thế về chỗ ở cho người ta vì sự kiện Ê-xê-chi-ên thấy trong sự hiện thấy là người ta được chia thành chi phái sống ở phía bắc và phía nam dãy đất thuộc cơ quan quản trị. Ba phần đất “dâng cho” gồm một phần cho người Lê-vi không giữ chức tế lễ và phần chứa đựng đền thờ trong sự hiện thấy cho người giữ chức tế lễ. Ở giữa phần đất phía nam là một thành phố với mọi chi phái sẽ làm việc dưới sự điều khiển của nhóm quan trưởng, các quan trưởng đại diện của đấng Mê-si trong “đất mới” (Ê-xê-chi-ên 47:13 đến 48:34; II Phi-e-rơ 3:13; Thi-thiên 45:16).
23. Để dự phần trong số người được chuộc để sống trong Địa-đàng, chúng ta phải làm gì bây giờ?
23 Ở trên ngai trên trời, Đức Chúa Trời sẽ ban ơn cho thành phố tượng trưng được thấy bởi Ê-xê-chi-ên. Đọc Ê-xê-chi-ên 48:35. Cơ quan quản trị ở trên đất được đặt tên là “Đức Giê-hô-va ở đó”. Hãy tiếp tục bày tỏ tình yêu thương không lay chuyển đối với Đức Chúa Trời, và bạn có thể có phần trong số người được chuộc để sống sót trong địa-đàng khi không còn ai trên đất sẽ bị ở trong sự tối tăm thiêng liêng nhưng tất cả sẽ biết Đức Giê-hô-va là một Đức Chúa Trời hằng sống và có thật (Ha-ba-cúc 2:14). Hãy tránh đừng để bị bắt buộc nhận biết danh của Đức Chúa Trời ngược với ý muốn của bạn khi người ác bị diệt. Hãy thực hành đức tin, chứng tỏ là bạn hy vọng ở trong số những người được sống sót khi Ngài làm ứng nghiệm lời này: “Các dân-tộc sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va” (Ê-xê-chi-ên 36:23).
Bạn sẽ nói sao?
◻ Đức Giê-hô-va chấp nhận người canh giữ thiêng liêng chỉ với những điều kiện gì?
◻ Đức Giê-hô-va đối đãi thế nào với chiên Ngài, và các tín đồ đấng Christ làm người chăn nên đối xử thế nào với chiên?
◻ Sự hồi sinh của nước Do-thái được hình dung thế nào? (Ê-xê-chi-ên 37:1-14). Điều này có sự song song nào thời nay?
◻ Ai là Gót ở đất Ma-gốc, và những gì sẽ xảy ra khi hắn tấn công Nhân-chứng Giê-hô-va?
◻ Nước từ đền thờ chảy ra trong sự hiện thấy tượng trưng điều gì?