Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 4-10 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 16, 17
Những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 714
Con ngươi
Từ Hê-bơ-rơ ʼi·shohnʹ (Phu 32:10; Ch 7:2), khi được dùng với từ ʽaʹyin (mắt), có nghĩa đen là “người nhỏ của mắt”; tương tự, bath (con gái) được dùng nơi Ai ca 2:18 mang ý nghĩa “con gái của mắt”, cả hai cụm từ đó đều nói đến con ngươi. Hai từ này được dùng chung với nhau nơi Thi thiên 17:8 (ʼi·shohnʹ bath-ʽaʹyin) nhằm mục đích nhấn mạnh, có nghĩa đen là “người nhỏ, con gái của mắt” (“con ngươi”, Bản dịch Thế Giới Mới). Cách diễn đạt này hẳn nói đến hình ảnh nhỏ bé của một người được phản chiếu trong mắt của người khác.
Mắt là bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương; ngay cả một sợi lông hoặc hạt bụi bay vào mắt thì chúng ta sẽ lập tức nhận ra. Phần trong suốt của mắt (giác mạc) che phủ con ngươi phải được bảo vệ và chăm sóc, vì nếu phần này bị tổn thương hoặc bị đục do bệnh gây ra thì có thể khiến một người nhìn không rõ hay bị mù. Kinh Thánh dùng cụm từ vừa ấn tượng vừa tinh tế là “con ngươi mắt mình” để nói đến điều cần được bảo vệ một cách cẩn thận nhất. Luật pháp của Đức Chúa Trời cũng cần được gìn giữ như thế (Ch 7:2). Về việc Đức Chúa Trời chăm sóc dân Y-sơ-ra-ên giống như một người cha, Phục truyền luật lệ 32:10 nói rằng ngài bảo vệ dân ấy “như con ngươi mắt mình”. Đa-vít cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ và chăm sóc ông như “con ngươi mắt ngài” (Th 17:8). Ông mong muốn Đức Giê-hô-va nhanh chóng hành động khi ông bị kẻ thù tấn công. (So sánh Xa 2:8, nơi mà từ Hê-bơ-rơ ba·vathʹ ʽaʹyin, “mắt”, được dùng).
NGÀY 11-17 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 18
‘Đức Giê-hô-va là đấng giải thoát con’
it-2-E trg 1161 đ. 7
Tiếng
Đức Chúa Trời nghe tiếng của các tôi tớ ngài. Những người phụng sự Đức Chúa Trời theo thần khí và chân lý có thể kêu cầu ngài với lòng tin chắc rằng ngài nghe tiếng của họ, dù họ kêu cầu ngài trong ngôn ngữ nào. Ngoài ra, ngay cả khi một người không thể nói thành lời thì Đức Chúa Trời, đấng biết lòng của họ, cũng “đoái nghe” (Th 66:19; 86:6; 116:1; 1Sa 1:13; Nê 2:4). Đức Chúa Trời nghe những người khốn khổ kêu cầu ngài giúp đỡ; ngài cũng nghe tiếng và biết âm mưu của những kẻ nghịch lại ngài và lập mưu chống lại tôi tớ ngài.—Sa 21:17; Th 55:18, 19; 69:33; 94:9-11; Giê 23:25.
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 432 đ. 2
Chê-rúp
Đây không phải là những tượng kỳ quặc được tạo hình theo những hình tượng quái dị có cánh mà các nước ngoại giáo xung quanh thờ lạy, như một số người nói. Tất cả truyền thống Do Thái cổ xưa đều đồng ý rằng những chê-rúp này mang hình dạng con người. Những chê-rúp đó là tuyệt tác nghệ thuật, tượng trưng cho các thiên sứ có vẻ đẹp vinh hiển và được làm một cách chi tiết “theo đúng kiểu mẫu” mà Môi-se đã nhận từ chính Đức Giê-hô-va (Xu 25:9). Sứ đồ Phao-lô miêu tả đó là “hai chê-rúp vinh hiển che phủ nắp cầu hòa” (Hê 9:5). Những chê-rúp này được liên kết với sự hiện diện của Đức Giê-hô-va: “Ta sẽ hiện đến và phán cùng con từ trên nắp hòm. Từ giữa hai chê-rúp trên nắp Hòm Chứng Tích” (Xu 25:22; Dân 7:89). Vì thế, Đức Giê-hô-va được miêu tả là “đấng ngự trên ngai phía trên [hoặc giữa] các chê-rúp” (1Sa 4:4; 2Sa 6:2; 2V 19:15; 1Sử 13:6; Th 80:1; 99:1; Ês 37:16). Theo nghĩa tượng trưng, các chê-rúp là “biểu tượng của cỗ xe” mà Đức Giê-hô-va điều khiển (1Sử 28:18); cánh của chê-rúp có khả năng bảo vệ và di chuyển nhanh chóng. Do đó, trong một bài thơ ca, Đa-vít nói rằng Đức Giê-hô-va đến trợ giúp ông nhanh chóng giống như một người “ngự trên chê-rúp… bay đến”, ngay cả “sà xuống”.—2Sa 22:11; Th 18:10.
NGÀY 18-24 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 19-21
g95-E 8/11 trg 7 đ. 3
Một họa sĩ luôn bị lờ đi vào thời chúng ta
Việc gia tăng lòng quý trọng đối với những thiết kế tinh xảo trong thiên nhiên có thể giúp chúng ta biết về Đấng Tạo Hóa, là đấng tạo ra mọi vật xung quanh chúng ta. Vào một dịp, Chúa Giê-su bảo các môn đồ quan sát kỹ những loài hoa dại mọc xung quanh Ga-li-lê: “Hãy học từ hoa huệ ngoài đồng, xem chúng lớn lên thế nào; chúng không làm lụng vất vả cũng không xe chỉ kéo sợi; nhưng tôi nói với anh em, ngay cả vua Sa-lô-môn dù cao sang đến đâu cũng không mặc đẹp bằng một trong những bông hoa đó” (Ma-thi-ơ 6:28, 29). Vẻ đẹp của loài hoa dại tầm thường này nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời không thờ ơ trước những nhu cầu của gia đình nhân loại.
NGÀY 15-21 THÁNG 4
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 29-31
Sự sửa trị—Một biểu hiện của tình yêu thương từ Đức Chúa Trời
it-1-E trg 802 đ. 3
Mặt
Từ “ẩn mặt” có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo hoàn cảnh. Việc Đức Giê-hô-va ẩn mặt thường có nghĩa là ngài lấy đi ân huệ hoặc quyền năng trợ giúp của ngài. Điều này có thể là do hậu quả đến từ sự bất tuân của một cá nhân hoặc tập thể, chẳng hạn như nước Y-sơ-ra-ên (Gp 34:29; Th 30:5-8; Ês 54:8; 59:2). Trong một số trường hợp, từ này có thể nói đến việc Đức Giê-hô-va không tỏ lộ mình qua hành động hoặc qua việc đáp lại mà đợi đến thời điểm của ngài (Th 13:1-3). Khi cầu xin Đức Chúa Trời “ngoảnh mặt khỏi tội lỗi con”, Đa-vít đang nài xin ngài bỏ qua những sai phạm của ông.—Th 51:9; so sánh Th 10:11.