-
Ai sẽ được Đức Giê-hô-va chấp nhận?Tháp Canh—1989 | 1 tháng 8
-
-
2 Sau khi Giăng chìu theo và Giê-su ra khỏi nước “bỗng-chúc các từng trời mở ra, ngài thấy [thánh linh] của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ-câu đậu trên ngài”. Hơn nữa, “có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:16, 17; Mác 1:11). Một lời tuyên bố tốt đẹp làm sao! Tất cả chúng ta đều vui thích làm đẹp lòng người nào mà chúng ta kính trọng người nào mà chúng ta kính trọng (Công-vụ các Sứ-đồ 6:3-6; 16:1, 2; Phi-líp 2:19-22; Ma-thi-ơ 25:21). Vậy hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu Đức Chúa Trời Toàn năng nói với bạn: ‹‹Ta đã chấp nhận ngươi!»
-
-
Ai sẽ được Đức Giê-hô-va chấp nhận?Tháp Canh—1989 | 1 tháng 8
-
-
Những lời Ngài nói có nghĩa gì?
4. a) Chữ Hy-lạp dịch ra là “đẹp lòng” trong lời tuyên bố của Đức Chúa Trời có nghĩa gì? b) Tại sao chúng ta đặc biệt chú ý tới cách dùng chữ này ở đây?
4 Sự tường thuật của sách Phúc âm về những lời Đức Chúa Trời nói “[Giê-su] đẹp lòng ta mọi đàng” dùng động từ Hy-lạp là eu·do·keʹo (Ma-thi-ơ 3:17; Mác 1:11; Lu-ca 3:22). Chữ này có nghĩa là “hài lòng, chấp nhận, thích thú” và các danh từ biến thể từ chữ đó có nghĩa “thiện ý, vui lòng, ân huệ, ước muốn, ước ao”. Eu·do·keʹo không chỉ được dùng để nói về sự chấp nhận của Đức Chúa Trời. Thí dụ, tín đồ đấng Christ ở Ma-xê-đoan “vui lòng” chia xẻ các phương tiện tài chánh với người khác (Rô-ma 10:1; 15:26; II Cô-rinh-tô 5:8; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:8; 3:1). Tuy vậy, Giê-su đã được Đức Chúa Trời chấp nhận, chứ không phải loài người. Chữ này được dùng để nói về Giê-su sau khi ngài làm báp têm rồi (Ma-thi-ơ 17:5; II Phi-e-rơ 1:17). Đáng chú ý là sự kiện Lu-ca 2:52 dùng một chữ khác—khaʹris—để nói về việc Giê-su “được đẹp lòng” Đức Chúa Trời và người ta khi còn nhỏ, chưa làm báp têm.
-