-
“Ngài chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví-dụ”Tháp Canh—2002 | 1 tháng 9
-
-
14. Trong dụ ngôn về người Sa-ma-ri thương người, tại sao việc Chúa Giê-su dùng con đường “từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô” để minh họa ý ngài là điều đáng lưu ý?
14 Thứ hai, hãy nhớ lại dụ ngôn về người Sa-ma-ri thương người. Chúa Giê-su bắt đầu câu chuyện: “Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô, lâm vào tay kẻ cướp, nó giựt-lột hết, đánh cho mình-mẩy bị thương rồi đi, để người đó nửa sống nửa chết”. (Lu-ca 10:30) Điều đáng lưu ý là Chúa Giê-su dùng con đường “từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô” để minh họa ý ngài. Khi kể dụ ngôn này, ngài đang ở xứ Giu-đê, tức cách thành Giê-ru-sa-lem không xa lắm và vì thế những người nghe ngài có lẽ đều biết con đường được nói đến. Con đường này nổi tiếng nguy hiểm, đặc biệt đối với những người đi một mình vì có nhiều khúc quanh khúc khuỷu, tạo chỗ nấp cho bọn cướp.
15. Tại sao không ai có thể biện hộ cho sự hờ hững của thầy tế lễ và người Lê-vi trong minh họa về người Sa-ma-ri thương người?
15 Có một điều khác đáng chú ý về việc Chúa Giê-su nhắc đến con đường “từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô”. Theo câu chuyện, trước hết một thầy tế lễ, sau đó một người Lê-vi đi qua con đường, nhưng không ai dừng lại để giúp người bị nạn. (Lu-ca 10:31, 32) Các thầy tế lễ phục vụ tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, còn người Lê-vi giúp việc họ. Nhiều thầy tế lễ và người Lê-vi cư trú ở Giê-ri-cô khi không hầu việc tại đền thờ, vì Giê-ri-cô chỉ cách Giê-ru-sa-lem 23 kilômét. Vì thế, hẳn nhiên có lúc họ đi qua con đường đó. Ngoài ra, cũng hãy lưu ý rằng thầy tế lễ và người Lê-vi đang đi “từ thành Giê-ru-sa-lem”, có nghĩa là đang rời khỏi đền thờ.b Do đó, không ai có thể biện hộ cho sự hờ hững của họ bằng cách nói rằng: ‘Họ phải tránh người đàn ông bị thương vì ông ta trông như đã chết, và đụng đến xác chết có thể khiến họ không đủ tư cách phụng sự tại đền thờ mấy ngày sau đó’. (Lê-vi Ký 21:1; Dân-số Ký 19:11, 16) Chẳng phải hiển nhiên minh họa của Chúa Giê-su phản ánh những điều quen thuộc với cử tọa của ngài sao?
-
-
“Ngài chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví-dụ”Tháp Canh—2002 | 1 tháng 9
-
-
b Thành Giê-ru-sa-lem ở vị trí cao hơn thành Giê-ri-cô. Do đó, khi một người ‘từ thành Giê-ru-sa-lem đến thành Giê-ri-cô’, như nói đến trong dụ ngộn, người đó phải ‘đi xuống’.
-