Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
© 2023 Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania
NGÀY 1-7 THÁNG 1
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | GIÓP 32, 33
An ủi những người đang đương đầu với sự lo lắng
it-1-E trg 710
Ê-li-hu
Ê-li-hu không thiên vị, không tâng bốc ai. Ông nhìn nhận rằng mình cũng được nắn từ đất sét, giống như Gióp, và Đấng Toàn Năng là Đấng Tạo Hóa của ông. Ê-li-hu không có ý làm Gióp khiếp sợ, nhưng ông nói chuyện với Gióp như một người bạn thật, dùng tên của Gióp, là điều mà Ê-li-pha, Binh-đát và Xô-pha đã không làm.—Gp 32:21, 22; 33:1, 6.
NGÀY 15-21 THÁNG 1
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | GIÓP 36, 37
Tại sao chúng ta có thể tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự sống vĩnh cửu?
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 492
Truyền đạt thông tin
Tại những vùng đất thời Kinh Thánh, tin tức và thông tin được truyền từ người này sang người khác qua những cách khác nhau. Vào thời đó, những tin tức trong nước và ngoài nước thường được truyền miệng (2Sa 3:17, 19; Gp 37:20). Lữ khách, là những người thường đi theo đoàn, kể lại tin tức của những vùng xa xôi khi họ dừng chân tại các thành hay những địa điểm dọc theo tuyến đường để mua thức ăn, nước uống và nhu yếu phẩm khác. Để đến được những nơi xa xôi như châu Á, châu Phi và châu Âu, và có thể qua lại giữa các châu lục này thì các đoàn lữ khách thường phải đi qua vùng đất của Palestine. Vì vậy, cư dân ở Palestine có thể dễ dàng biết được thông tin về những sự kiện quan trọng tại các vùng đất xa xôi. Tin tức trong nước và ngoài nước thường được nghe ở chợ.
NGÀY 22-28 THÁNG 1
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | GIÓP 38, 39
Anh chị có dành thời gian để quan sát công trình sáng tạo không?
Những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 222
Đấng Lập Luật
Đức Giê-hô-va là Đấng Lập Luật. Đức Giê-hô-va quả là Đấng Lập Luật duy nhất trong vũ trụ. Ngài lập ra các định luật vật lý để kiểm soát các tạo vật vô tri (Gp 38:4-38; Th 104:5-19) và chi phối loài vật (Gp 39:1-30). Là tạo vật của Đức Giê-hô-va, con người cũng phải tuân theo các định luật vật lý của ngài. Nhưng vì là tạo vật có lý trí, đạo đức, có khả năng suy luận và nhu cầu tâm linh nên con người phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời (Rô 12:1; 1Cô 2:14-16). Ngoài ra, các tạo vật thần linh là các thiên sứ cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va.—Th 103:20; 2Ph 2:4, 11.
Các định luật vật lý của Đức Giê-hô-va là không thể phá vỡ (Giê 33:20, 21). Trong khắp vũ trụ hữu hình, các định luật của ngài bền vững và đáng tin cậy đến nỗi các nhà khoa học trong những lĩnh vực có sự hiểu biết về các định luật này có thể tính toán được sự chuyển động của mặt trăng, các hành tinh và thiên thể khác một cách vô cùng chính xác. Khi một người đi ngược lại với các định luật vật lý thì sẽ lập tức gánh hậu quả. Tương tự, tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời là không thể thay đổi, không có lỗ hổng, và nếu vi phạm thì sẽ gánh hậu quả. Tiêu chuẩn này chắc chắn cũng được thực thi như các định luật vật lý của ngài, dù có thể chúng ta không phải chịu hình phạt ngay lập tức. “Đức Chúa Trời không để bị khinh thường đâu. Vì ai gieo gì sẽ gặt nấy”.—Ga 6:7; 1Ti 5:24.
NGÀY 29 THÁNG 1–NGÀY 4 THÁNG 2
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | GIÓP 40-42
Chúng ta học được gì từ kinh nghiệm của Gióp?
Những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 808
Chế giễu
Gióp là người công chính và giữ lòng trọn thành dù bị chế giễu gay gắt. Nhưng rồi ông bắt đầu có quan điểm không đúng và phạm sai lầm, vì thế ông được chỉnh sửa. Ê-li-hu nói về Gióp: “Có người nào giống như Gióp, uống lời phỉ báng như nước?” (Gp 34:7). Gióp đã quá chú trọng đến việc bào chữa cho mình hơn là cho Đức Giê-hô-va, và ông cho mình công chính hơn ngài (Gp 35:2; 36:24). Khi bị ba người bạn chế giễu gay gắt, Gióp có khuynh hướng nghĩ rằng sự chỉ trích đó nhắm vào ông thay vì Đức Giê-hô-va. Ông nhận hết về mình, như thể ông đang uống sự chế giễu một cách thích thú. Sau đó, Đức Chúa Trời giúp cho Gióp hiểu rằng những kẻ nhạo báng này thật sự đang nói nghịch lại ngài (Gp 42:7). Tương tự, khi dân Y-sơ-ra-ên đòi có một vua thì Đức Giê-hô-va nói với nhà tiên tri Sa-mu-ên: “Chẳng phải chúng chối bỏ con mà là chối bỏ chính ta, không muốn ta làm vua của chúng” (1Sa 8:7). Chúa Giê-su cũng nói với các môn đồ: “Người ta sẽ ngược đãi anh em và giết đi; anh em sẽ bị mọi dân thù ghét [không phải vì anh em, mà] vì danh tôi” (Mat 24:9). Ghi nhớ những điều này sẽ giúp tín đồ đạo Đấng Ki-tô chịu đựng sự chế giễu với thái độ đúng, nhờ thế sẽ nhận được phần thưởng.—Lu 6:22, 23.
NGÀY 5-11 THÁNG 2
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 1-4
Đứng về phía Nước Đức Chúa Trời
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 425
Trấu
Trấu là lớp vỏ bên ngoài của hạt ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mạch và lúa mì. Mặc dù Kinh Thánh đề cập đến trấu theo nghĩa tượng trưng, nhưng sách này cũng cho thấy đây là một tập quán đạp lúa vào thời xưa. Sau khi thu hoạch, lớp vỏ bên ngoài sẽ được tách khỏi hạt; lớp vỏ này không ăn được và thường bị bỏ đi. Vì thế, trấu là hình ảnh thích hợp để tượng trưng cho điều vô giá trị và không ai muốn. Phần xấu sẽ được tách khỏi phần tốt và bị loại bỏ.
Điều đầu tiên cần làm là đạp lúa để tách trấu ra khỏi hạt. Sau đó là đến công đoạn rê lúa; phần trấu nhẹ sẽ bị thổi đi như bụi bay trong gió. Điều này cũng minh họa cho cách Đức Giê-hô-va sẽ loại bỏ những kẻ bội đạo khỏi dân ngài cũng như những kẻ ác và các nước nghịch lại ngài (Gp 21:18; Th 1:4; 35:5; Ês 17:13; 29:5; 41:15; Ôsê 13:3). Nước Đức Chúa Trời sẽ nghiền nát các kẻ thù thành những hạt bụi mà dễ dàng bị gió thổi bay đi giống như trấu.—Đa 2:35.
Vỏ trấu vô dụng thường được thâu lại và đốt đi để chúng không bị thổi ngược lại và dính vào phần hạt ăn được. Giăng Báp-tít cũng báo trước về sự hủy diệt sắp xảy ra đối với những người theo tôn giáo sai lầm. Và Chúa Giê-su Ki-tô, là người đạp lúa, sẽ thâu lúa mì, “còn trấu thì ngài sẽ đốt trong lửa không dập tắt được”.—Mat 3:7-12; Lu 3:17.
NGÀY 12-18 THÁNG 2
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 5-7
Giữ lòng trung thành bất kể điều người khác làm
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 995
Mồ
Nơi Rô-ma 3:13, sứ đồ Phao-lô trích dẫn Thi thiên 5:9; ông ví cuống họng của những kẻ ác và dối gạt với “mồ mở toang”. Giống như mồ mở toang chứa đầy xác chết, cuống họng của những người bại hoại cũng phát ra những lời độc địa và thối nát.—So sánh Mat 15:18-20.
NGÀY 19-25 THÁNG 2
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | THI THIÊN 8-10
“Lạy Đức Giê-hô-va, xin ca ngợi ngài”!
Những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 832
Ngón tay
Theo nghĩa bóng, Đức Chúa Trời thực hiện công việc ngài bằng “các ngón tay” của ngài, chẳng hạn như viết Mười Điều Răn trên các bảng đá (Xu 31:18; Phu 9:10), làm các phép lạ (Xu 8:18, 19) và dựng nên các tầng trời (Th 8:3). Việc Đức Giê-hô-va dùng “các ngón tay” trong công việc sáng tạo có liên hệ đến thần khí thánh, hoặc lực đang hoạt động, như được nói đến trong lời tường thuật về sự sáng tạo nơi Sáng thế. Câu đó nói rằng thần khí của Đức Chúa Trời (ruʹach, “thần khí”) chuyển động qua lại trên mặt nước (Sa 1:2). Tuy nhiên, phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp cho chúng ta manh mối để hiểu rõ cách dùng hình ảnh tượng trưng này. Lời tường thuật của Ma-thi-ơ cho biết Chúa Giê-su đuổi quỷ nhờ “thần khí Đức Chúa Trời” và lời tường thuật của Lu-ca thì nói rằng đó là nhờ “ngón tay Đức Chúa Trời”.—Mat 12:28; Lu 11:20.