Ai sẽ được Đức Giê-hô-va chấp nhận?
“Hãy... lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu-chuộc mình. Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm-động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (PHI-LÍP 2:12, 13).
1, 2. Giê-su đã nhận được lời phán chấp nhận từ Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh nào, và tại sao điều này khiến chúng ta chú ý?
Đó là một khúc quanh trong lịch sử. Giăng Báp-tít trước đó đã rao giảng thông điệp của Đức Chúa Trời và làm phép trầm mình trong nước cho những người ăn năn. Rồi có một người đến; Giăng biết đây là một người công bình; người này là Giê-su. Ngài không có tội để “làm cho trọn mọi việc công-bình như vậy” (Ma-thi-ơ 3:1-15).
2 Sau khi Giăng chìu theo và Giê-su ra khỏi nước “bỗng-chúc các từng trời mở ra, ngài thấy [thánh linh] của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ-câu đậu trên ngài”. Hơn nữa, “có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:16, 17; Mác 1:11). Một lời tuyên bố tốt đẹp làm sao! Tất cả chúng ta đều vui thích làm đẹp lòng người nào mà chúng ta kính trọng người nào mà chúng ta kính trọng (Công-vụ các Sứ-đồ 6:3-6; 16:1, 2; Phi-líp 2:19-22; Ma-thi-ơ 25:21). Vậy hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu Đức Chúa Trời Toàn năng nói với bạn: ‹‹Ta đã chấp nhận ngươi!»
3. Chúng ta nên quan tâm đến gì liên hệ tới việc được Đức Giê-hô-va chấp nhận?
3 Một người ngày nay có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận không? Lấy thí dụ một người “ở thế-gian không có sự trông-cậy”, “xa cách sự sống của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:12; 4:18). Người đó có thể từ trạng thái ấy bước sang trạng thái được Đức Giê-hô-va chấp nhận không? Nếu có, làm thế nào có được? Chúng ta hãy xem.
Những lời Ngài nói có nghĩa gì?
4. a) Chữ Hy-lạp dịch ra là “đẹp lòng” trong lời tuyên bố của Đức Chúa Trời có nghĩa gì? b) Tại sao chúng ta đặc biệt chú ý tới cách dùng chữ này ở đây?
4 Sự tường thuật của sách Phúc âm về những lời Đức Chúa Trời nói “[Giê-su] đẹp lòng ta mọi đàng” dùng động từ Hy-lạp là eu·do·keʹo (Ma-thi-ơ 3:17; Mác 1:11; Lu-ca 3:22). Chữ này có nghĩa là “hài lòng, chấp nhận, thích thú” và các danh từ biến thể từ chữ đó có nghĩa “thiện ý, vui lòng, ân huệ, ước muốn, ước ao”. Eu·do·keʹo không chỉ được dùng để nói về sự chấp nhận của Đức Chúa Trời. Thí dụ, tín đồ đấng Christ ở Ma-xê-đoan “vui lòng” chia xẻ các phương tiện tài chánh với người khác (Rô-ma 10:1; 15:26; II Cô-rinh-tô 5:8; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:8; 3:1). Tuy vậy, Giê-su đã được Đức Chúa Trời chấp nhận, chứ không phải loài người. Chữ này được dùng để nói về Giê-su sau khi ngài làm báp têm rồi (Ma-thi-ơ 17:5; II Phi-e-rơ 1:17). Đáng chú ý là sự kiện Lu-ca 2:52 dùng một chữ khác—khaʹris—để nói về việc Giê-su “được đẹp lòng” Đức Chúa Trời và người ta khi còn nhỏ, chưa làm báp têm.
5. a) Có bằng chứng hiển nhiên nào cho thấy những con người bất toàn có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận? b) Ai là “những người nhận được hảo ý”?
5 Những người bất toàn như chúng ta lại có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận sao? Vui sướng thay, lời giải đáp là Có. Khi Giê-su sanh ra, các thiên sứ thông báo: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình-an dưới đất, ân-trạch [eu·do·kiʹas] cho loài người” (Lu-ca 2:14). Theo sát nghĩa tiếng Hy-lạp thì các thiên sứ đây ca hát về những ân phước đến với “những người được nghĩ tốt cho” hoặc “những người mà Đức Chúa Trời chấp nhận”.a Giáo sư Hans Bietenhard viết về cách dùng các chữ Hy-lạp en an·throʹpois eu·do·kiʹas: “Câu này nói về những người được Đức Chúa Trời lấy làm hài lòng... Do đó, câu này không nói về thiện chí của loài người... mà nói về ý muốn thánh thượng và nhân từ của Đức Chúa Trời, ý muốn chọn một dân để giải cứu”. Vậy, như Nhân-chứng Giê-hô-va giải thích lâu nay, Lu-ca 2:14 chỉ cho thấy nhờ có sự dâng mình và làm báp têm mà những con người bất toàn có thể trở nên những người nhận được hảo ý, những người được Đức Chúa Trời chấp nhận!b
6. Chúng ta còn cần phải biết gì nữa về việc được Đức Chúa Trời chấp nhận?
6 Tuy nhiên, bạn có thể hiểu được sự khác biệt giữa việc “thù-nghịch cùng Ngài bởi ý-tưởng và việc ác mình” và việc được chấp nhận với tư cách những người kết hợp với Đức Chúa Trời công bình và khôn sáng (Cô-lô-se 1:21; Thi-thiên 15:1-5). Do đó, dù bạn có lẽ đã thấy thích được nghe nói rằng loài người có thể được chấp nhận, bạn hẳn muốn biết thêm điều này đòi hỏi gì. Các cách xử sự của Đức Chúa Trời trong quá khứ có thể dạy cho chúng ta biết nhiều về việc này.
Đức Chúa Trời đã vui lòng đón nhận nhiều người
7. Xuất Ê-díp-tô Ký 12:38 cho thấy gì về thái độ của Đức Chúa Trời?
7 Nhiều thế kỷ trước khi có lời thông báo nơi Lu-ca 2:14, Đức Giê-hô-va đã vui lòng đón nhận nhiều người đến thờ phượng Ngài. Dĩ nhiên, lúc đó Đức Chúa Trời chỉ giao thiệp với một mình dân Y-sơ-ra-ên, được dâng cho Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5-8; 31:16, 17). Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi ách nô lệ của dân Ê-díp-tô thì có “vô-số người ngoại-bang đi chung” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:38). Những người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên. Rất có thể một số người đã trọn vẹn theo đạo người Y-sơ-ra-ên.
8. Có hai hạng người ngoại bang nào kiều ngụ trong xứ Y-sơ-ra-ên, và tại sao dân Y-sơ-ra-ên đã phải đối xử với mỗi hạng theo cách khác nhau?
8 Giao ước Luật pháp công nhận tình trạng của những người không phải là dân Y-sơ-ra-ên, ấn định địa vị của họ đối với Đức Chúa Trời và dân Ngài. Một số người ngoại bang chỉ giản dị sinh sống trên đất Y-sơ-ra-ên, họ phải tuân theo luật pháp xứ này, như luật cấm giết người và bảo phải giữ ngày Sa-bát (Nê-hê-mi 13:16-21). Thay vì đãi những kẻ tạm trú kia như anh em, người Y-sơ-ra-ên cần phải đề phòng khi nói năng hoặc tiếp xúc với họ, vì họ chưa thuộc dân sự Đức Chúa Trời. Thí dụ, trong khi một người Y-sơ-ra-ên không được phép mua thú vật chết tự nhiên để ăn, tức thú vật chưa được đổ hết huyết đi, thì những người ngoại bang chưa theo đạo có thể làm như vậy được (Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:21; Ê-xê-chi-ên 4:14). Dần dần một số người ngoại bang chưa theo đạo này noi gương những người ngoại bang đã theo đạo và chịu cắt bì. Chỉ khi ấy họ mới có thể được coi như anh em cùng trong sự thờ phượng thật, có trách nhiệm phải giữ toàn bộ Luật pháp (Lê-vi Ký 16:29; 17:10; 19:33, 34; 24:22). Trong số những người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên mà được Đức Chúa Trời chấp nhận có Ru-tơ người xứ Mô-áp, và Na-a-man người xứ Sy-ri bị phung cùi (Ma-thi-ơ 1:5; Lu-ca 4:27).
9. Sa-lô-môn xác nhận thế nào về thái độ của Đức Chúa Trời đối với những người khách lạ?
9 Dưới thời vua Sa-lô-môn, chúng ta cũng thấy thái độ của Đức Chúa Trời vui lòng đón nhận những người không thuộc dân Y-sơ-ra-ên. Khi khánh thành đền thờ, Sa-lô-môn cầu nguyện: “Về khách lạ, là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của Chúa, nhưng vì danh Ngài từ xứ xa đến... cầu-nguyện trong nhà nầy, xin Chúa ở trên trời... dủ nghe... để cho muôn dân của thế-gian nhận-biết danh Chúa, kính-sợ Chúa, y như dân Y-sơ-ra-ên của Ngài” (I Các Vua 8:41-43). Đúng, Đức Giê-hô-va đón nhận lời cầu xin của những người khách lạ có lòng thành thật tìm kiếm Ngài. Chắc hẳn những người này phải học biết luật pháp Ngài, chịu làm phép cắt bì và trở nên những người được nhận trong dân của Ngài.
10. Những người Do-thái hẳn đã đối xử thế nào với người hoạn quan Ê-thi-ô-bi, và tại sao việc chịu phép cắt bì đã có ích cho ông?
10 Một người đàn ông đã làm như thế sau này là quan quản khố của nữ hoàng Can-đác xứ Ê-thi-ô-bi xa xôi. Dường như khi mới nghe nói tới người Do-thái và sự thờ phượng của họ, lối sống hay tôn giáo của ông không thể chấp nhận được đối với Đức Giê-hô-va. Như thế những người Do-thái hẳn đã phải tỏ ra nhân nhượng phần nào đối với người khách lạ này trong khi ông học Luật để biết các sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Hiển nhiên ông đã tiến bộ và làm các sự thay đổi cần thiết để hội đủ điều kiện làm phép cắt bì. Công-vụ các Sứ-đồ 8:27 cho chúng ta biết rằng “[ông] đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ-phượng” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:48, 49). Điều này cho thấy lúc đó ông là một người đã trọn vẹn theo đạo. Vậy ông ở trong vị thế chấp nhận đấng Mê-si và trở thành môn đồ ngài và được làm báp têm, nhờ đó mà đã làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và được Ngài chấp nhận.
Những người không tin đạo và hội-thánh đấng Christ
11, 12. a) Khi người Ê-thi-ô-bi làm báp têm có sự thay đổi nào khác đã diễn ra? b) Điều này phù hợp thế nào với Phi-líp 2:12, 13?
11 Giê-su nói với môn đồ: “Vậy, hãy đi dạy-dỗ muôn-dân, hãy nhơn danh Cha, Con và thánh linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Ma-thi-ơ 28:19, 20). Người Ê-thi-ô-bi theo đạo vừa nói trên đã học biết về Đức Giê-hô-va và về thánh linh rồi. Như thế, một khi Phi-líp giúp ông hiểu và chấp nhận Giê-su là đấng Mê-si và Con Đức Chúa Trời, ông có thể làm báp têm. Vậy ông trở thành một thành viên được chấp nhận của dân sự Đức Giê-hô-va môn đồ của đấng Christ. Dĩ nhiên, ông phải thưa trình với Đức Chúa Trời, phải “giữ hết cả mọi điều” được truyền cho tín đồ đấng Christ. Nhưng với trách nhiệm đó thì có một triển vọng kỳ diệu: sự cứu rỗi!
12 Sau đó, Phao-lô viết rằng tất cả các tín đồ đấng Christ cần phải “lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu-chuộc mình”. Tuy vậy, việc này có thể làm được, “vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm-động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt [eu·do·kiʹas] Ngài” (Phi-líp 2:12, 13).
13. Tín đồ đấng Christ sẽ đối xử thế nào với những người không mau mắn làm báp têm như người hoạn quan Ê-thi-ô-bi?
13 Không phải tất cả những người tiếp xúc với tín đồ thật của đấng Christ đều sẵn lòng và hội đủ điều kiện để làm báp têm nhanh chóng như người Ê-thi-ô-bi ấy. Một số người, vì không phải là người Do-thái hoặc vào đạo Do-thái, nên biết ít hoặc không biết gì cả về Đức Giê-hô-va và các đường lối Ngài; nề nếp luân lý của họ cũng không được các tiêu chuẩn của Ngài hướng dẫn. Họ sẽ được đối xử thế nào? Tín đồ đấng Christ phải noi gương Giê-su. Chắc chắn ngài không khuyến khích và cũng không dung túng tội lỗi (Giăng 5:14). Tuy thế, ngài khoan dung đối với những người có tội đến gần ngài và muốn sửa đổi đường lối họ cho phù hợp với đường lối Đức Chúa Trời (Lu-ca 15:1-7).
14, 15. Ngoài các tín đồ đấng Christ được xức dầu, có những hạng người nào khác cũng tham dự các buổi nhóm họp tại Cô-rinh-tô, và họ đã có thể khác nhau thế nào về trình độ tiến bộ thiêng liêng?
14 Những lời bình luận của Phao-lô về các buổi nhóm họp ở Cô-rinh-tô làm sáng tỏ vấn đề tín đồ đấng Christ phải đối xử khoan hồng với những người đang học biết về Đức Chúa Trời. Bàn đến việc dùng các sự ban cho về phép lạ bởi thánh linh để đánh dấu sự ban phước của Đức Chúa Trời đối với đạo thật đấng Christ lúc ban đầu, Phao-lô đề cập tới “người tin Chúa” và “người chẳng tin” (I Cô-rinh-tô 14:22). “Người tin Chúa” là những người đã chấp nhận đấng Christ và làm báp têm (Công-vụ các Sứ-đồ 18:13; 16:31-34). “Nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm” (Công-vụ các Sứ-đồ 18:8).
15 Theo I Cô-rinh-tô 14:24 thì “người chẳng tin hoặc kẻ tầm-thường”c cũng đến dự nhóm họp ở Cô-rinh-tô và được đón tiếp tại đó. Rất có thể họ khác nhau về trình độ tiến bộ trong việc học hỏi và áp dụng Lời Đức Chúa Trời. Một số người có thể vẫn còn phạm tội. Những người khác có thể đã có đức tin đến một mức nào đó, đã làm những sự thay đổi rồi trong đời sống họ, và ngay cả trước khi làm báp têm đã bắt đầu nói với người khác về các điều họ học được.
16. Những người ấy có thể nhận lợi ích gì khi tham dự các buổi nhóm họp trong hội-thánh đấng Christ?
16 Dĩ nhiên, không ai trong vòng những người không làm báp têm ấy là những người “theo ý Chúa” (I Cô-rinh-tô 7:39). Nếu quá khứ của họ dính nhiều tì vết luân lý và thiêng liêng trầm trọng, điều dễ hiểu là họ cần có thời gian để sống theo các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Trong khi chờ đợi, miễn là họ không có tìm cách làm bại hoại đức tin và sự trong sạch của hội-thánh, họ được mời tự do đến nhóm họp. Những điều mắt thấy tai nghe tại các buổi nhóm họp có thể “bị bắt-phục [quở trách]” trong khi “sự giấu-kín trong lòng họ đã tỏ ra” (I Cô-rinh-tô 14:23-25; II Cô-rinh-tô 6:14).
Gìn giữ vị thế được Đức Chúa Trời chấp nhận để được cứu rỗi
17. Có sự ứng nghiệm nào về Lu-ca 2:14 trong thế kỷ thứ nhất?
17 Nhờ sự rao giảng công khai của tín đồ đấng Christ đã làm báp têm trong thế kỷ thứ nhất mà hằng ngàn người đã được nghe nói về tin mừng. Họ đặt đức tin nơi những điều họ nghe giảng, ăn năn về hạnh kiểm của họ trong quá khứ và được làm báp têm, “làm chứng [công khai] mà được sự cứu-rỗi” (Rô-ma 10:10-15; Công-vụ các Sứ-đồ 2:41-44; 5:14; Cô-lô-se 1:23). Chắc chắn những người làm báp têm thời xưa ấy đã được Đức Giê-hô-va chấp nhận, vì Ngài đã xức dầu cho họ bằng thánh linh, nhận họ làm con thiêng liêng. Sứ đồ Phao-lô viết: “Bởi sự thương-yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Chúa Giê-su Christ, theo ý tốt [eudokían] của Ngài” (Ê-phê-sô 1:5). Vậy điều mà của các thiên sứ nói trước khi Giê-su sanh ra đã được chứng thật ngay trong thế kỷ thứ nhất ấy: “Bình-an dưới đất, ân-trạch cho loài người [những người được Đức Chúa Trời chấp nhận]!” (Lu-ca 2:14).
18. Tại sao các tín đồ đấng Christ được xức dầu không nên xem vị thế được Đức Chúa Trời chấp nhận là chuyện đương nhiên?
18 Để giữ sự bình an ấy, “những người nhận được ý tốt” ấy cần phải “lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu-chuộc mình” (Phi-líp 2:12). Không phải dễ làm thế, bởi vì họ vẫn còn là những người bất toàn. Họ sẽ phải đối phó sự cám dỗ và áp lực làm điều quấy. Nếu họ buông mình trong sự làm quấy, họ sẽ mất sự chấp nhận của Đức Chúa Trời. Vậy, Đức Giê-hô-va đã lấy lòng yêu thương mà sắp đặt cho họ có những người chăn chiên thiêng liêng để vừa giúp đỡ vừa che chở hội-thánh (I Phi-e-rơ 5:2, 3).
19, 20. Đức Chúa Trời đã làm những sự sắp đặt nào để các tín đồ đấng Christ đã làm báp têm có thể tiếp tục làm tôi tớ Đức Chúa Trời được Ngài chấp nhận?
19 Những người trưởng lão như thế sẽ luôn nhớ lời khuyên của Phao-lô: “Ví bằng có người nào tình-cờ phạm lỗi gì [mà chưa biết mình phạm lỗi], anh em là kẻ có [thánh linh], hãy lấy lòng mềm-mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ-dành chăng” (Ga-la-ti 6:1). Như chúng ta có thể hiểu, một người đã làm bước quan trọng là làm báp têm thì sẽ gánh một trách nhiệm nặng hơn, cũng như một người ngoại quốc chịu cắt bì để vào đạo Do-thái trong dân Y-sơ-ra-ên. Mặt khác, nếu một tín đồ đấng Christ đã chịu báp têm mà phạm tội, người đó có thể nhận được sự giúp đỡ đầy yêu thương trong hội-thánh.
20 Một nhóm trưởng lão trong hội-thánh có thể góp phần giúp đỡ người nào phạm phải một tội nặng. Giu-đe viết: “Hãy [tiếp tục thương xót] những kẻ nầy, là kẻ trù-trừ [hay nghi ngờ], hãy cứu-vớt... rút họ ra khỏi lửa; còn đối với kẻ khác, hãy có lòng thương [xót] lẫn với sợ, ghét cả đến cái áo bị xác-thịt làm ô-uế” (Giu-đe 22, 23). Một người trong hội-thánh đã làm báp têm mà được giúp đỡ dưới hình thức này có thể tiếp tục hưởng được sự chấp nhận của Đức Giê-hô-va và sự bình an mà các thiên sứ nói đến khi Giê-su sanh ra.
21, 22. Nếu một người phạm tội mà không chịu ăn năn, điều gì sẽ xảy ra cho y, và những người trung thành trong hội-thánh sẽ phản ứng thế nào?
21 Dù hiếm, nhưng cũng có vài trường hợp trong đó người phạm tội không ăn năn. Vậy các trưởng lão sẽ phải trục xuất y để che chở hội-thánh trong sạch khỏi bợn nhơ uế. Điều đó đã xảy ra cho một người đã làm báp têm ở thành Cô-rinh-tô cứ mải miết dính dấp tới sự tà dâm. Phao-lô khuyên hội-thánh: Đừng làm bạn với kẻ gian-dâm, đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian-dâm đời nầy, hay là kẻ tham-lam, kẻ [gian lận], kẻ thờ hình-tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế-gian. Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian-dâm, hoặc tham-lam, hoặc thờ hình-tượng, hoặc chưởi—rủa, hoặc say-sưa, hoặc [gian lận], cũng không nên làm bạn với người thể ấy” (I Cô-rinh-tô 5:9-11).
22 Bởi lẽ người Cô-rinh-tô kia đã làm báp têm, bước quan trọng khiến được Đức Chúa Trời chấp nhận và trở thành một thành viên của hội-thánh, việc y bị trục xuất là một chuyện hệ trọng. Phao-lô cho thấy rằng tín đồ đấng Christ không được làm bạn với y, vì y đã từ bỏ vị thế được Đức Chúa Trời chấp nhận. (So sánh II Giăng 10, 11). Phi-e-rơ viết về những kẻ bị trục xuất như thế: “Về lời răn thánh đã truyền cho mình... thà rằng không biết là hơn. Đã xảy đến cho chúng nó như lời tục-ngữ rằng: Chó liếm lại đồ nó đã mửa” (II Phi-e-rơ 2:21, 22).
23. Trong thế kỷ thứ nhất, các tín đồ đấng Christ nói chung đã gìn giữ vị thế được Đức Chúa Trời chấp nhận không?
23 Hiển nhiên, Đức Giê-hô-va không thể chấp nhận những hạng người như thế nữa, vì họ là những người phạm tội mà không chịu ăn năn và bởi vậy bị trục xuất. (Hê-bơ-rơ 10:38; so sánh I Cô-rinh-tô 10:5). Hiển nhiên, chỉ có một số ít người đã bị khai trừ. Đa số những người đã nhận lấy “ân-điển và sự bình-an được ban cho... từ nơi Đức Chúa Trời” và “được trở nên con nuôi của Ngài bởi Chúa Giê-su Christ theo ý tốt của Ngài” đã giữ vững sự trung thành (Ê-phê-sô 1:2, 5, 8-10).
24. Các khía cạnh nào của vấn đề này đáng được chúng ta tiếp tục chú ý tới?
24 Thời nay nói chung cũng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét làm thế nào “người chẳng tin hoặc kẻ tầm-thường” có thể được giúp đỡ để được Đức Chúa Trời chấp nhận và có thể làm gì để giúp họ nếu họ lầm đường lạc hướng. Bài kế tiếp sau đây sẽ bàn đến các vấn đề này.
[Chú thích]
a Compare “men-whom-he-approves,” New Testament, by George Swann; “men with whom he is pleased,” The Revised Standard Version.
b Xem Tháp Canh (Anh-ngữ), số ra ngày 15-10-1964, trang 629-633.
c “Cả hai chữ ἄπιστος (apistos, ‹‹người chẳng tin») và ιδιώτης (idiōtēs, ‹‹người không hiểu gì», ‹‹người đang tìm hiểu») đều nói về hạng người không tin, tương phản với những người đã được cứu và thuộc vào Hội-thánh đấng Christ” (The Expositer’s Bible Commentary, quyển 10, trang 275).
Bạn còn nhớ không?
◻ Theo Kinh-thánh thì kể từ khi nào và bằng cách nào con người có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận?
◻ Đức Chúa Trời xem những người khách lạ ở giữa dân Ngài ra sao, nhưng tại sao dân Y-sơ-ra-ên cần phải vừa cẩn thận đề phòng vừa tỏ ra khoan dung?
◻ Chúng ta có thể kết luận gì về sự kiện “người chẳng tin” đến dự các buổi nhóm họp của tín đồ đấng Christ tại Cô-rinh-tô?
◻ Làm thế nào Đức Chúa Trời đã làm sự sắp đặt để giúp đỡ tín đồ đấng Christ đã làm báp têm tiếp tục làm tôi tớ được Đức Chúa Trời chấp nhận?