-
Hy vọng chắc chắn cho người đã khuấtKhi một người thân yêu qua đời
-
-
Phản ứng của Chúa Giê-su trước cái chết của La-xa-rơ cho thấy ngài là đấng giàu tình cảm. Những cảm xúc sâu xa của ngài trong trường hợp này chứng tỏ ngài rất muốn làm người chết sống lại. Kinh Thánh tường thuật: “Khi Ma-ri đến chỗ Chúa Giê-su, thấy ngài thì sấp mình dưới chân ngài và nói: ‘Thưa Chúa, nếu ngài có ở đây thì em tôi đã không chết’. Thấy Ma-ri khóc và những người Do Thái đi với cô cũng khóc, Chúa Giê-su vô cùng đau xót trong lòng và buồn rầu. Ngài hỏi: ‘Anh em đặt người ở đâu?’. Họ thưa: ‘Xin Chúa hãy đến xem’. Chúa Giê-su khóc. Thấy vậy, những người Do Thái đó nói: ‘Xem kìa, ngài yêu mến anh ấy biết chừng nào!’”.—Giăng 11:32-36.
Trong lời tường thuật cảm động này, lòng trắc ẩn chân thành của Chúa Giê-su được thấy rõ qua ba cụm từ: “vô cùng đau xót”, “buồn rầu” và “khóc”. Trong nguyên ngữ, các cụm từ này cho biết rằng Chúa Giê-su quá xúc động trước cái chết của bạn thân và cảnh chị của La-xa-rơ khóc nên ngài đã rơi nước mắt.a
Điều đáng lưu ý là dù trước đó Chúa Giê-su đã làm cho hai người khác được sống lại và biết mình sắp làm thế cho La-xa-rơ, nhưng ngài vẫn khóc (Giăng 11:11, 23, 25). Rõ ràng, Chúa Giê-su không làm người chết sống lại một cách máy móc. Lòng trắc ẩn và cảm xúc sâu xa của ngài cho thấy ngài vô cùng mong muốn xóa bỏ những ảnh hưởng tai hại của cái chết.
Lòng trắc ẩn của Chúa Giê-su khi làm La-xa-rơ sống lại cho thấy ngài vô cùng mong muốn xóa bỏ những ảnh hưởng tai hại của cái chết
-
-
Hy vọng chắc chắn cho người đã khuấtKhi một người thân yêu qua đời
-
-
a Động từ Hy Lạp (em·bri·maʹo·mai) được dịch là “vô cùng đau xót” cũng có thể dịch là “kêu rên”. Một học giả Kinh Thánh nhận xét: “Ở đây, cụm từ này có nghĩa là Chúa Giê-su xúc động đến mức từ trong lòng thốt lên tiếng kêu rên”. Từ Hy Lạp (ta·rasʹso) được dịch là “buồn rầu” có nghĩa là xao động. Theo một nhà soạn từ điển, từ này có nghĩa là “gây xáo trộn trong lòng... làm cho vô cùng đau khổ hay đau buồn”. Động từ Hy Lạp (da·kryʹo) được dịch là “khóc” có nghĩa là “rơi lệ, khóc thầm”.
-