Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 7-13 THÁNG 5
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | MÁC 7, 8
“Vác cây khổ hình và luôn theo tôi”
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 8:34
phải từ bỏ chính mình: Hay “không còn thuộc về chính mình”, muốn nói đến việc một người sẵn sàng từ bỏ mình hoàn toàn hoặc trao quyền sở hữu mình cho Đức Chúa Trời. Cụm từ Hy Lạp cũng có thể dịch là “phải nói không với chính mình”. Cách dịch này phù hợp vì hàm ý việc nói không với ước muốn, hoài bão hoặc sự thoải mái của bản thân (2Cô 5:14, 15). Động từ Hy Lạp này cũng được Mác dùng trong trường hợp Phi-e-rơ chối bỏ Chúa Giê-su.—Mác 14:30, 31, 72.
NGÀY 14-20 THÁNG 5
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | MÁC 9, 10
“Một khải tượng củng cố đức tin”
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 9:7
tiếng phán: Đây là trường hợp thứ hai trong ba trường hợp được ghi lại trong Phúc âm về việc Đức Giê-hô-va phán trực tiếp với con người.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 10:17, 18
Thầy Tốt Lành: Rất có thể người này dùng cụm từ “Thầy Tốt Lành” như một tước hiệu tâng bốc và mang tính hình thức, vì các nhà lãnh đạo tôn giáo thường đòi hỏi được tôn vinh như thế. Dù Chúa Giê-su không phản đối khi được gọi bằng những tước hiệu thích hợp như “Thầy” và “Chúa” (Gi 13:13), nhưng ngài quy mọi vinh hiển cho Cha.
Không ai là tốt lành, ngoại trừ Đức Chúa Trời: Chúa Giê-su công nhận Đức Giê-hô-va là đấng có tiêu chuẩn tối hậu về điều đúng, là đấng có quyền tối thượng để quyết định điều gì là thiện và điều gì là ác. Khi phản nghịch và ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, A-đam và Ê-va đã tìm cách có được quyền đó. Trái với họ, Chúa Giê-su khiêm nhường để quyền đặt tiêu chuẩn vào tay Cha. Đức Chúa Trời quy định và cho biết điều đúng qua các điều răn trong Lời ngài.—Mác 10:19.
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 10:4
tờ ly dị: Khi đòi hỏi người nam đang có ý định ly dị phải chuẩn bị một văn bản pháp lý và có thể phải hỏi ý kiến các trưởng lão, Luật pháp cho người ấy thời gian để xem xét lại quyết định nghiêm trọng đó. Hẳn mục tiêu của Luật pháp là tránh việc vội vàng ly dị và cho phụ nữ được hưởng sự bảo vệ về pháp lý (Phu 24:1). Nhưng vào thời Chúa Giê-su, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã khiến việc ly dị trở nên rất dễ dàng. Sử gia sống vào thế kỷ thứ nhất tên là Josephus, chính ông cũng là một người Pha-ri-si đã ly dị vợ, cho rằng được phép ly dị “vì bất cứ lý do nào (và người đàn ông thường có nhiều lý do)”.
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 10:11
ly dị vợ: Hay “đuổi vợ”. Để hiểu lời Chúa Giê-su nói nơi câu này, chúng ta cần xem Mat 19:9, trong đó có phần “ngoại trừ trường hợp vợ gian dâm”. Vậy, lời Mác trích về việc ly dị áp dụng cho mọi trường hợp, trừ trường hợp người hôn phối không chung thủy phạm tội “gian dâm” (từ Hy Lạp là por·neiʹa).
phạm tội ngoại tình và có lỗi với vợ: Ở đây Chúa Giê-su bác bỏ sự dạy dỗ phổ biến của các ráp-bi về việc cho phép chồng ly dị vợ “vì bất cứ lý do nào” (Mat 19:3, 9). Khái niệm phạm tội ngoại tình và có lỗi với vợ là xa lạ đối với đa số người Do Thái. Các ráp-bi dạy rằng người chồng không bao giờ bị xem là phạm tội ngoại tình và có lỗi với vợ, chỉ có phụ nữ mới là người phản bội. Qua việc khẳng định người chồng phải giữ bổn phận đạo đức như người vợ, Chúa Giê-su đã nâng cao địa vị và phẩm giá của phụ nữ.
NGÀY 21-27 THÁNG 5
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | MÁC 11, 12
“Bà đã bỏ vào nhiều hơn tất cả những người khác”
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 12:41, 42
rương đóng góp: Tài liệu cổ xưa của Do Thái cho biết các rương hay thùng này có hình cái kèn hoặc tù và, dường như có miệng hẹp để bỏ tiền vào. Người ta bỏ tiền vào đó cho các mục đích khác nhau. Từ Hy Lạp này cũng xuất hiện nơi Gi 8:20 và được dịch là “khu đặt các rương đóng góp”. Có lẽ cụm từ này muốn nói đến khu nằm trong Sân Phụ Nữ. (Xem Phụ lục B11). Theo tài liệu của các ráp-bi, có 13 rương đóng góp đặt sát các tường của sân này. Người ta cho rằng đền thờ cũng có một nơi chính để đem tiền đóng góp từ các rương đến.
hai đồng xu: Ds: “hai đồng lép-ton”, từ Hy Lạp le·ptonʹ, nghĩa là một vật nhỏ và mỏng. Đồng lép-ton làm bằng đồng hoặc đồng thiếc, có giá trị bằng 1/128 đơ-na-ri-on và dường như là đồng tiền nhỏ nhất được dùng ở Y-sơ-ra-ên.—Xem “Lép-ton” trong Bảng chú giải thuật ngữ và Phụ lục B14.
chẳng đáng là bao: Ds: “tức là một đồng qua-đơ-ran”. Từ Hy Lạp ko·dranʹtes (đến từ tiếng La-tinh là quadrans) muốn nói đến đồng tiền bằng đồng hoặc đồng thiếc của La Mã, có giá trị bằng 1/64 đơ-na-ri-on. Mác dùng tiền La Mã để giải thích giá trị của đồng tiền mà người Do Thái thường dùng.—Xem Phụ lục B14.
w87-E 1/12 trg 30 đ. 1
Anh chị có hy sinh khi đóng góp không?
Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học giá trị từ lời tường thuật này. Một bài học quan trọng là: Dù tất cả chúng ta đều có đặc ân ủng hộ sự thờ phượng thật bằng của cải vật chất, nhưng điều thật sự quý giá trước mắt Đức Giê-hô-va là chúng ta đóng góp những gì có giá trị với mình, chứ không phải của dư mình có. Nói cách khác, có phải chúng ta chỉ đóng góp những điều mình không cần? Hay chúng ta thật sự hy sinh khi đóng góp?
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
nwtsty thông tin học hỏi nơi Mác 11:17
nhà cầu nguyện cho muôn dân: Trong ba người viết Phúc âm đã trích Ês 56:7, chỉ có Mác thêm cụm từ “cho muôn dân” (Mat 21:13; Lu 19:46). Đền thờ Giê-ru-sa-lem phải là nơi dân Y-sơ-ra-ên và người ngoại quốc kính sợ Đức Giê-hô-va thờ phượng và cầu nguyện với ngài (1V 8:41-43). Vì thế, hợp lý khi Chúa Giê-su lên án những người Do Thái dùng đền thờ để buôn bán, làm cho nơi này trở thành hang trộm cướp. Hành động của người Do Thái khiến người từ muôn dân không muốn tới nhà cầu nguyện để đến gần Đức Giê-hô-va, lấy đi cơ hội để họ học biết về ngài.
it-2-E trg 619 đ. 6
Phi-e-rơ
Với sự giúp đỡ của một môn đồ khác, có lẽ đi theo sau hoặc đi cùng ông đến nhà của thầy tế lễ thượng phẩm, Phi-e-rơ đi thẳng vào sân (Gi 18:15, 16). Ông không lẳng lặng núp trong góc tối nhưng đã ra đứng sưởi ấm bên ngọn lửa. Dưới ngọn lửa, những người khác nhận ra ông là người đi cùng Chúa Giê-su, và giọng miền Ga-li-lê của ông lại càng khiến người ta nghi ngờ. Phi-e-rơ chối Chúa Giê-su ba lần, thậm chí lần cuối còn thề độc để khẳng định điều ấy. Đâu đó trong thành phố, gà gáy lần thứ hai, và Chúa Giê-su “quay lại và nhìn thẳng vào Phi-e-rơ”. Phi-e-rơ ra ngoài, khóc lóc cay đắng (Mat 26:69-75; Mác 14:66-72; Lu 22:54-62; Gi 18:17, 18). Tuy nhiên, lời Chúa Giê-su cầu nguyện trước đó cho Phi-e-rơ đã được đáp lại, và ông không hoàn toàn mất đức tin.—Lu 22:31, 32.