-
“Xin nghe tôi biện hộ”Làm chứng cặn kẽ về Nước Đức Chúa Trời
-
-
17 Một số người có mặt tại đó sửng sốt, không phải vì người đã đánh Phao-lô mà vì phản ứng của Phao-lô. Họ hỏi: “Ông nhục mạ thầy tế lễ thượng phẩm của Đức Chúa Trời sao?”. Câu trả lời của Phao-lô cho họ một bài học về sự khiêm nhường và tôn trọng đối với Luật pháp. Phao-lô nói: “Thưa các anh, tôi không biết ông ấy là thầy tế lễ thượng phẩm. Vì có lời viết: ‘Ngươi không được nói xúc phạm người cai trị nào của dân mình’”d (Công 23:4, 5; Xuất 22:28). Rồi ông dùng một phương pháp khác. Vì biết rằng Tòa Tối Cao bao gồm cả người Pha-ri-si lẫn người Sa-đu-sê, ông nói: “Thưa các anh, tôi là người Pha-ri-si, là con cháu của người Pha-ri-si. Tôi bị xét xử vì niềm hy vọng về sự sống lại của người chết”.—Công 23:6.
18. Tại sao Phao-lô nói mình là người Pha-ri-si, và chúng ta có thể dùng cách lý luận tương tự trong một số trường hợp như thế nào?
18 Tại sao Phao-lô lại nói mình là người Pha-ri-si? Ông “là con cháu của người Pha-ri-si” vì gia đình đến từ giáo phái ấy. Do đó, nhiều người vẫn xem ông là người Pha-ri-si.e Tuy nhiên, làm thế nào Phao-lô có thể liên kết niềm tin của mình với người Pha-ri-si về sự sống lại? Người ta cho rằng người Pha-ri-si tin có một linh hồn ý thức tồn tại sau khi chết và linh hồn của người công chính sẽ được sống lại trong thân thể con người. Phao-lô không tin nơi giáo lý ấy. Ông tin nơi sự sống lại mà Chúa Giê-su đã dạy (Giăng 5:25-29). Nhưng ông đồng ý với người Pha-ri-si là có hy vọng về sự sống sau khi chết; ngược lại, người Sa-đu-sê thì không tin như thế. Chúng ta cũng có thể lý luận tương tự khi thảo luận với người theo Công giáo hoặc Tin Lành. Chúng ta có thể nói rằng giống như họ, chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời. Đành rằng họ có thể tin nơi Chúa Ba Ngôi, còn chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, nhưng chúng ta chia sẻ cùng niềm tin với họ là có một Đức Chúa Trời.
-
-
“Xin nghe tôi biện hộ”Làm chứng cặn kẽ về Nước Đức Chúa Trời
-
-
e Vào năm 49 CN, khi các sứ đồ và trưởng lão thảo luận về việc dân ngoại có phải giữ Luật pháp Môi-se hay không, một số tín đồ có mặt tại đó được miêu tả là “người tin đạo, trước kia thuộc giáo phái Pha-ri-si” (Công 15:5). Rõ ràng trong một mức nào đó, những tín đồ này vẫn được nhận biết qua gốc Pha-ri-si của họ.
-