Dân sự của Đức Giê-hô-va được vững vàng trong đức tin
“Các Hội-thánh được vững-vàng trong đức-tin, và số người càng ngày càng thêm lên” (CÔNG-VỤ CÁC SỨ-ĐỒ 16:5).
1. Đức Chúa Trời đã dùng sứ đồ Phao-lô thế nào?
GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI đã chọn Sau-lơ người Tạt-sơ để làm “một đồ-dùng”. Trở thành sứ đồ Phao-lô, ông đã “chịu đau-đớn” rất nhiều. Nhưng nhờ công khó của ông và của những người khác mà tổ chức của Đức Giê-hô-va hưởng được sự hợp nhất và mở rộng lạ thường (Công-vụ các Sứ-đồ 9:15, 16).
2. Tại sao xem Công-vụ các Sứ-đồ 13:1 đến 16:5 là có ích?
2 Những người gốc dân ngoại trở thành tín đồ Đấng Christ càng ngày càng nhiều thêm, và một phiên họp trọng đại của hội đong lãnh đạo trung ương đã tạo được nhiều thành quả nhắm tới sự hợp nhất giữa dân sự của Đức Chúa Trời và làm cho họ vững vàng thêm trong đức tin. Xem các diễn tiến này và diễn tiến khác ghi nơi Công-vụ các Sứ-đồ 13:1 đến 16:5 sẽ rất có ích, vì các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay đang trải qua một thời kỳ lớn mạnh và hưởng nhiều ân phước thiêng liêng giống như thế (Ê-sai 60:22).
Các giáo sĩ ra công hành động
3. “Mấy người tiên-tri và mấy thầy giáo-sư” đã làm được gì tại An-ti-ốt?
3 Hội-thánh cử người đi đến An-ti-ốt, xứ Sy-ri, để giúp các tín đồ vững vàng thêm trong đức tin (13:1-5). Tại An-ti-ốt có “mấy người tiên-tri và mấy thầy giáo-sư” Ba-na-ba, Si-mê-ôn (Ni-giê), Lu-si-út người Sy-ren, Ma-na-hem và Sau-lơ người Tạt-sơ. Những “người tiên tri” giải thích Lời Đức Chúa Trời và nói trước về các biến chuyển, trong khi các “giáo sư” thì dạy dỗ về Kinh-thánh và cách sống nhơn đức (I Cô-rinh-tô 13:8; 14:4). Ba-na-ba và Sau-lơ nhận được một sứ mạng đặc biệt. Họ đi đến đảo Chíp-rơ, có Mác là anh em chú bác với Ba-na-ba cũng đi theo (Cô-lô-se 4:10). Họ rao giảng trong các nhà hội tại hải cảng Sa-la-min ở phía đông, nhưng không lời tường thuật nào cho thấy những người Do-thái chịu nghe. Bởi vì những kẻ ấy khá giả về vật chất, lẽ nào họ cần đến đấng Mê-si?
4. Khi các giáo sĩ tiếp tục rao giảng tại đảo Chíp-rơ, điều gì đã xảy ra?
4 Đức Chúa Trời ban phước cho công việc rao giảng tại đảo Chíp-rơ (13:6-12). Nơi thành Ba-phô các giáo sĩ chạm trán với một thuật sĩ và tiên tri giả người Do-thái tên là Ba-Giê-su (Ê-ly-ma). Khi hắn cố ngăn trở không cho quan trấn thủ Sê-giút Phao-lút nghe lời Đức Chúa Trời, Sau-lơ trở nên đầy dẫy thánh linh và nói: “Hỡi người đầy mọi thứ gian-trá và hung-ác, con của ma-quỉ, thù-nghịch cùng cả sự công-bình, ngươi cứ làm hư đường thẳng của Chúa không thôi sao?” Tức-thì, Đức Chúa Trời phạt Ê-ly-ma bị mù một thời gian, và Sê-giút Phao-lút “bèn tin, lấy làm lạ về đạo Chúa”.
5, 6. a) Khi nói chuyện trong nhà hội tại An-ti-ốt xứ Bi-si-đi, Phao-lô nói gì về Giê-su? b) Bài giảng của Phao-lô có hiệu quả nào?
5 Từ đảo Chíp-rơ nhóm giáo sĩ đi tàu đến thành Bẹt-giê ở Tiểu Á. Rồi Phao-lô và Ba-na-ba đi về hướng bắc, vượt qua đèo núi, rất có thể gặp phải “nguy trên sông-bến, nguy với trộm-cướp” để đi đến An-ti-ốt xứ Bi-si-đi (II Cô-rinh-tô 11:25, 26). Tại đó Phao-lô nói chuyện trong nhà hội (13:13-41). Ông nhắc lại các cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Y-sơ-ra-ên và chứng minh Giê-su là đấng Cứu chuộc thuộc dòng dõi của Đa-vít. Dù các quan cai trị Do-thái đã yêu cầu giết chết Giê-su, Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài với tổ phụ họ khi Ngài làm Giê-su sống lại (Thi-thiên 2:7; 16:10; Ê-sai 55:3). Phao-lô cảnh giác những người nghe bảo họ không được khinh thường sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho qua đấng Christ (Ha-ba-cúc 1:5).
6 Bài giảng của Phao-lô gây sự chú ý, cũng như những bài diễn văn công cộng ngày nay của các Nhân-chứng Giê-hô-va (13:42-52). Ngày Sa-bát tuần sau, gần như cả thành phố họp lại để nghe lời Đức Giê-hô-va, và người Do-thái thấy vậy sanh lòng ghen ghét. Vì kìa, chỉ trong một tuần các giáo sĩ dường như đã thuyết phục được nhiều người ngoại theo đạo hơn những người Do-thái kia trong suốt đời họ! Bơi vì những người Do-thái dùng lời phạm thượng cãi lẫy với Phao-lô, đó là lúc để làm cho ánh sáng thiêng liêng chiếu rạng nơi khác, và ông nói với họ: “Vì các ngươi đã từ-chối, và tự xét mình không xứng-đáng nhận sự sống đời đời, nên đây nầy, chúng ta mới xây qua người ngoại” (Ê-sai 49:6).
7. Phao-lô và Ba-na-ba phản ứng thế nào trước sự bắt bớ?
7 Bây giờ những người ngoại bắt đầu mừng rỡ, và tất cả những người có tâm tình đúng để nhận sự sống đời đời thì trở thành tín đồ. Trong khi lời Đức Giê-hô-va rao ra khắp trong nước, những người Do-thái xúi giục những đàn bà sang trọng (rất có thể để họ làm áp lực trên các ông chồng hay ai khác) và những đàn ông có quyền thế để họ bắt bớ Phao-lô và Ba-na-ba và đuổi hai người ra khỏi phần đất của họ. Những điều đó không làm cho các giáo sĩ ngưng rao giảng. Họ chỉ “phủi bụi nơi chơn mình” và đi đến thành Y-cô-ni (nay là Konya), một thành phố lớn thuộc tỉnh Ga-la-ti trong đế quốc La-ma (Lu-ca 9:5; 10:11). Còn các môn đồ ở lại An-ti-ốt xứ Bi-si-đi thì sao? Nhờ được vững mạnh thêm trong đức tin, họ tiếp tục “được đầy-dẫy sự vui-vẻ và thánh linh”. Điều này giúp chúng ta thấy rằng sự chống đối không nhất thiết phải cản trở tiến bộ thiêng liêng.
Vững vàng trong đức tin dù bị bắt bớ
8. Thành quả của công việc rao giảng hữu hiệu tại Y-cô-ni là gì?
8 Chính Phao-lô và Ba-na-ba đã tỏ ra vững vàng trong đức tin dù bị bắt bớ (14:1-7). Nhờ họ rao giảng trong nhà hội tại Y-cô-ni, nhiều người Do-thái và Hy-lạp trở thành tín đồ. Khi những người Do-thái không tin đạo xúi giục những người dân ngoại nghịch lại những người mới tin đạo, hai giáo sĩ lấy long dạn dĩ rao giảng với quyền phép Đức Chúa Trời và Ngài biểu lộ Ngài chấp nhận họ bằng cách ban cho họ quyền năng làm các dấu lạ. Bởi thế mà đoàn dân đông bị chia rẽ, kẻ thì bênh vực người Do-thái còn những người khác thì bênh vực các sứ đồ (chữ “sứ đồ” có nghĩa những người được sai đi). Các sứ đồ không hèn nhát, nhưng khi biết được người ta âm mưu ném đá, họ khôn ngoan rời nơi đó đến rao giảng tại Ly-cao-ni, một vùng của Tiểu Á ở phía nam tỉnh Ga-la-ti. Nếu biết thận trọng thì chính chúng ta nhiều khi có thể tiếp tục rao giảng đắc lực mặc dầu bị chống đối (Ma-thi-ơ 10:23).
9, 10. a) Dân cư thành Lít-trơ làm gì sau khi một người què được chữa lành? b) Phao-lô và Ba-na-ba phản ứng thế nào tại Lít-trơ?
9 Đến phiên thành Lít-trơ trong vùng Ly-cao-ni được nghe rao giảng (14:8-18). Nơi đó Phao-lô chữa lành một người què từ lúc mới sanh. Không nghĩ rằng chính Đức Giê-hô-va gây ra phép lạ này, đoàn dân đông hô to: “Các thần đã lấy hình loài người mà xuống cùng chúng ta”. Vì người ta nói thế bằng tiếng Ly-cao-ni nên Ba-na-ba và Phao-lô không hiểu chuyện gì xảy ra. Bởi lẽ Phao-lô là người dẫn đầu rao giảng, người ta tưởng ông là thần Mẹt-cu-rơ (một sứ giả khéo ăn nói của các thần) và nghĩ Ba-na-ba là thần Giu-bi-tê, vị chỉ huy trong các thần Hy-lạp.
10 Thầy tế lễ của thần Giu-bi-tê đem ngay cả bò đực và tràng hoa đến dâng cho Phao-lô và Ba-na-ba. Rất có thể hai giáo sĩ nói tiến Hy-lạp phổ thông hoặc dùng một người thông ngôn để mau mắn giải thích mình cũng là người giống như họ và rao giảng tin mừng hầu cho người ta xây bỏ “các thần hư-không” (thần vô tri, hay hình tượng) mà quay về với Đức Chúa Trời hằng sống (I Các Vua 16:13; Thi-thiên 115:3-9; 146:6). Đúng, Đức Chúa Trời hồi trước để mặc cho các nước (chứ không phải người Hê-bơ-rơ) làm theo ý riêng, dù Ngài vẫn cho họ thấy chứng cớ Ngài hiện hữu và có lòng nhân từ bằng cách “làm mưa từ trời xuống, ban cho họ mùa-màng nhiều hoa-quả, đồ-ăn dư-dật, và lòng đầy vui-mừng” (Thi-thiên 147:8). Dù lý luận rõ đến thế, Ba-na-ba và Phao-lô phải khó lắm mới ngăn được đoàn dân đông dâng của-lễ cho họ. Dù sao, các giáo sĩ không chịu để người ta tôn họ là thần, cũng không dùng quyền phép thể ấy để truyền bá đạo thật đấng Christ trong vùng đó. Thật là một gương tốt, đặc biệt nếu chúng ta có khuynh hướng mong được người ta khen dựa vào một thành tích nào đó mà Đức Giê-hô-va cho phép chúng ta làm để phụng sự Ngài!
11. Lời tuyên bố “[chúng ta] phải trải qua nhiều nỗi khó-khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời” có thể dạy chúng ta điều gì?
11 Thình lình, sự bắt bớ lại tái diễn (14:19-28). Làm sao thế? Dưới sự xúi giục của mấy người Do-thái từ An-ti-ốt xứ Bi-si-đi và Y-cô-ni đến, đoàn dân đông ném đá Phao-lô và kép ông ra bỏ ngoài thành, tưởng ông đã chết (II Cô-rinh-tô 11:24, 25). Nhưng khi các môn đồ đến quay quần bên ông, ông đứng dậy và kín đáo vào thành Lít-trơ, có lẽ sau khi đêm xuống. Hôm sau ông và Ba-na-ba đi đến Đẹt-bơ, ở đó đã có nhiều người trở thành môn đồ. Khi trở lại viếng thăm các nơi như Lít-trơ, Y-cô-ni và An-ti-ốt, các giáo sĩ làm vững mạnh các môn đồ, khuyến khích họ tiếp tục vun trồng đức tin và nói: “[Chúng ta] phải trải qua nhiều nỗi khó-khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời”. Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta ngày nay cũng chờ đợi gặp phải hoạn nạn và không nên cố tránh né bằng cách hòa giải mà mất đức tin (II Ti-mô-thê 3:12). Vào thời đó đã có các trưởng lão được bổ nhiệm trong các hội thánh. Lá thư của Phao-lô viết cho người Ga-la-ti là dành cho các hội-thánh vùng đó.
12. Sau khi chuyến hành trình giảng đạo lần thứ nhất của Phao-lô kết thúc, hai giáo sĩ làm gì?
12 Đi qua vùng Bi-si-đi, Phao-lô và Ba-na-ba giảng đạo tại Bẹt-giê, một thành phố quan trọng của vùng Bam-phi-ly. Sau đó, họ trở lại An-ti-ốt xứ Sy-ri. Đến đó Phao-lô kết thúc chuyến hành trình giảng đạo lần thứ nhất. Hai giáo sĩ thông báo cho hội-thánh biết “mọi việc Đức Chúa Trời đã cậy mình làm, và Ngài mở cửa đức-tin cho người ngoại là thể nào”. Họ lưu lại với các môn đồ tại An-ti-ốt một thời gian, và chắc chắn điều này đã làm cho đức tin của anh em vững mạnh thêm nhiều. Ngày nay những cuộc viết thăm của các giám thị lưu động cũng có hiệu quả thiêng liêng tương tợ như thế.
Giải quyết một vấn đề hệ trọng
13. Cần phải làm gì để không chia rẽ đạo đấng Christ và không phân biệt phe người Hê-bơ-rơ và phe người gốc dân ngoại?
13 Cần phải có sự hợp nhất trong tư tưởng mới có thể vững mạnh trong đức tin (I Cô-rinh-tô 1:10). Nếu không chia rẽ trong đạo đấng Christ và không phân biệt phe người Hê-bơ-rơ và phe người gốc dân ngoại, thì hội đồng lãnh đạo trung ương cần phải quyết định xem những người gốc dân ngoại được nhận vào tổ chức Đức Chúa Trời có nên giữ Luật phát Môi-se và chịu cắt bì hay không (15:1-5). Một số người xứ Giu-đê trước đó đã đi đến An-ti-ốt xứ Sy-ri và bắt đầu dạy các tín đồ gốc dân ngoại rằng nếu họ không chịu cắt bì thì không thể được cứu (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:48). Bởi vậy, Phao-lô, Ba-na-ba và những người khắc được phái đi Giê-ru-sa-lem gặp các sứ đồ và trưởng lão tại đó. Ngay cả tại đây cũng có các tín đồ một thời là người Pha-ri-si đặt nặng luật pháp nay cương quyết cho rằng người gốc dân ngoại phải chịu cắt bì và giữ theo Luật (Môi-se).
14. a) Dù có thảo luận sôi nổi trong buổi họp tại Giê-ru-sa-lem, các sứ đồ và trưởng lão tại đó đã đặt gương tốt nào? b) Đại ý lời lập luận của Phi-e-rơ vào dịp đó là gì?
14 Một buổi họp để tra xét ý muốn của Đức Chúa Trời đã diễn ra (15:6-11). Thật ra có thảo luận sôi nổi, nhưng không có cãi cọ khi những người có đức tin mạnh mẽ phát biểu ý kiến—thật là một gương tốt cho các trưởng lão thời nay! Giữa chừng, Phi-e-rơ nói: “Đức Chúa Trời đã để cho người ngoại [như Cọt-nây] được nghe tin mừng bởi miệng tôi. Ngài đã làm chứng cho người ngoại, mà ban thánh linh cho họ và chẳng phân biệt chúng ta với người ngoại đâu [Công-vụ các Sứ-đồ 10:44-47]. Vậy bây giờ, cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời, gán cho môn đồ một cái ách [bắt buộc phải giữ Luật pháp] mà tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chưa từng mang nổi? Chúng ta [những người Do-thái theo xác thịt] tin rằng nhờ ơn Chúa Giê-su, chúng ta được cứu cũng như những người ngoại”. Việc Đức Chúa Trời chấp nhận những người ngoại không cắt bì chứng tỏ rằng không cần phải cắt bì và giữ Luật (Moi-se) mới được cứu rỗi (Ga-la-ti 5:1).
15. Gia-cơ nêu ra các điểm căn bản nào và đề nghị viết thư nói gì với các tín đồ gốc dân ngoại?
15 Những người nhóm lại giữ im lặng khi Phi-e-rơ nói dứt lời, nhưng còn phải nói thêm nhiều hơn nữa (15:12-21). Ba-na-ba và Phao-lô nói về các dấu lạ mà Đức Chúa Trời đã dùng tay họ để thực hiện giữa những người dân ngoại. Rồi, người chủ tọa là Gia-cơ tức em cùng mẹ khác cha với Giê-su nói: “Si-mê-ôn [tên của Phi-e-rơ trong tiếng Hê-bơ-rơ] có thuật thế nào Đức Chúa Trời đã đoái thương người ngoại, đặng từ đó lấy ra một dân để dâng cho danh Ngài”. Gia-cơ cho thấy rằng việc dựng lại “đền-tạm của vua Đa-vít” đã được tiên tri (sự phục hưng triều vua Đa-vít) và hiện đang xảy ra dưới dạng việc thâu nhóm các môn đồ của Giê-su (những người thừa kế Nước Trời) giữa người Do-thái lẫn người ngoại (A-mốt 9:11, 12; Rô-ma 8:17). Bởi vì Đức Chúa Trời có ý định làm điều đó, các môn đồ nên chấp nhận. Gia-cơ khuyên nên viết thư cho các tín đồ gốc dân ngoại để họ kiêng cử 1) các vật ô uế do hình tượng, 2) sự tà dâm và 3) máu cung với các vật chết ngộp. Các điều cấm đoán này nằm trong các sách do Môi-se viết ra, mà mỗi ngày Sa-bát người ta đọc trong các nhà hội (Sáng-thế Ký 9:3, 4; 12:15-17; 35:2, 4).
16. Lá thư của hội đồng lãnh đạo trung ương trong thế kỷ thứ nhất hướng dẫn tín đồ Đấng Christ mãi cho đến ngày nay dựa trên ba điểm nào?
16 Bấy giờ, hội đồng lãnh đạo trung ương gửi một lá thư cho các tín đồ Đấng Christ gốc dân ngoại tại An-ti-ốt xứ Sy-ri và trong xứ Si-li-si (15:22-35). Thánh linh và những người viết thư kêu gọi kiêng cử đồ cúng hình tượng; máu (mà một số người thường ăn); các vật chết ngộp không cắt tiết (nhiều người tà giáo xem việc ăn thịt ấy là ngon lắm); và tà dâm (chữ Hy-lạp là por·neiʹa, ngụ ý nói sự ăn nằm trái phép ngoài khuôn khổ hôn nhân theo Kinh-thánh). Nhờ kiêng cử như thế, họ sẽ hưng thịnh về phương diện thiêng liêng, giống như các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay hưng thịnh vì vâng giữ “những điều cần [thiết này]”. Các chữ “Kính chúc bình-an!” tương đương với lời chào “Tạm biệt” và không nên suy ra rằng phải vâng giữ những điều cần thiết nêu trên trước nhất vì lý do sức khỏe. Khi đọc thư đó tại hội-thánh An-ti-ốt, mọi người đều vui mừng đón nhận được khích lệ nhiều. Thời đó, dân sự Đức Chúa Trời tại An-ti-ốt cũng được vững vàng thêm trong đức tin nhờ những lời khuyến khích của Phao-lô, Si-la, Ba-na-ba và những người khác. Mong sao chúng ta ngày nay cũng tìm cách khuyến khích và xây dựng đức tin của các anh em cùng đạo.
Chuyến hành trình giảng đạo lần thứ hai bắt đầu
17. a) Có vấn đề khó khăn nào đã xảy ra khi chuyến hành trình giảng đạo lần thứ hai bắt đầu? b) Phao-lô và Ba-na-ba giải quyết thế nào cuộc tranh cãi của họ?
17 Có một vấn đề khó khăn đã xảy ra khi chuyến hành trình giảng đạo lần thứ hai bắt đầu (15:36-41). Phao-lô đề nghị với Ba-na-ba trở lại viếng thăm các hội-thánh trên đảo Chíp-rơ và trong vùng Tiểu Á. Ba-na-ba đồng ý, nhưng muốn cho người anh em bà con là Mác đi theo họ. Phao-lô không đồng ý vì Mác có lần đã bỏ rơi họ tại Bam-phi-ly. Thế thì “có sự cãi-lẫy nhau dữ-dội” xảy ra. Nhưng cả Phao-lô lẫn Ba-na-ba đều không ai tìm cách lôi kéo các trưởng lão khác hoặc hội đồng lãnh đạo trung ương vào cuộc bất đồng ý kiến riêng của họ để tìm cách thắng thế. Thật là một gương tốt thay!
18. Việc Phao-lô và Ba-na-ba phân rẽ nhau đưa đến gì, và chúng ta có thể nhận được bài học nào qua chuyện này?
18 Tuy nhiên, cuộc tranh cãi đó làm cho hai bên phân rẽ nhau. Ba-na-ba cho Mác đi chung với ông đến đảo Chíp-rơ. Phao-lô đi cùng với Si-la “trải qua xứ Sy-ri và xứ Si-li-si, làm cho các Hội-thánh được vững-bền”. Có lẽ Ba-na-ba bị ảnh hưởng bởi liên hệ gia đình, nhưng đáng lý ông nên nhìn nhận Phao-lô có trách nhiệm sứ đồ và đã được chọn làm “một đồ-dùng” (Công-vụ các Sứ-đồ 9:15). Còn chúng ta thì sao? Chuyện này nên giúp chúng tá khắc ghi tầm quan trọng cần phải nhìn nhận uy quyền đến từ Đức Chúa Trời và hợp tác trọn vẹn với lớp người “đây-tớ trung-tín và không-ngoan”! (Ma-thi-ơ 24:45-47).
Tiến bộ trong sự bình an
19. Ti-mô-thê để lại gương nào cho các tín đồ trẻ tuổi thời nay?
19 Cuộc tranh cãi này không làm suy giảm sự bình an trong hội-thánh. Dân sự của Đức Chúa Trời tiếp tục được vững mạnh thêm trong đức tin (16:1-5). Phao-lô và Si-la đi đến Đẹt-bơ và cả Lít-trơ nữa. Tại Lít-trơ có Ti-mô-thê là con trai của nữ tín đồ Ơ-nít gốc Do-thái sống với chồng người Hy-lạp không tin đạo. Ti-mô-thê còn trẻ, bở vì ngay đến 18 hoặc 20 năm sau Phao-lô vẫn còn nói với ông: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi” (I Ti-mô-thê 4:12). Bởi Kinh-thánh nói “anh em ở thành Lít-trơ và thành Y-cô-ni [cách đó chừng 18 dặm hoặc 30 cây số] đều làm chứng tốt”, chắc hẳn ông có tiếng tốt nhờ phụng sự tốt và có các đức tính cao trọng. Ngày nay các tín đồ trẻ tuổi nên tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va để tạo cho mình tiếng tốt tương tợ như thế. Phao-lô làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê bởi vì họ sẽ phải đi đến tư gia và các nhà hội của người Do-thái là những người biết rằng cha của Ti-mô-thê là người ngoại, và sứ đồ Phao-lô muốn không có gì ngăn cản những người Do-thái cần học biết về đấng Mê-si. Miễn là không vi phạm các nguyên tắc của Kinh-thánh, các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay cũng làm những gì có thể làm được để cho đủ mọi hạng người có thể chấp nhận tin mừng (I Cô-rinh-tô 9:19-23).
20. Vâng lời làm theo lá thư của hội đồng lãnh đạo trung ương trong thế kỷ thứ nhất đã có hiệu quả nào, và bạn nghĩ sao về gương tốt này cho chúng ta ngày nay?
20 Với sự phụ tá của Ti-mô-thê, Phao-lô và Si-la truyền lại cho các môn đồ lời răn bảo của hội đồng lãnh đạo trung ương để họ vâng giữ. Kết quả là gì? Dường như Lu-ca ngụ ý nói về những xứ Sy-ri, Si-li-si và Ga-la-ti khi ông viết: “Các Hội-thánh được vững-vàng trong đức-tin, và số người càng ngày càng thêm lên”. Đúng, vâng lời làm theo lá thư của hội đồng lãnh đạo trung ương đã đem lại kết quả là sự hợp nhất và hưng thịnh về phương diện thiêng liêng. Thật là một gương tốt thay cho thời kỳ khó khăn ngày nay, khi dân sự của Đức Giê-hô-va cần tiếp tục hợp nhất và vững vàng trong đức tin!
Bạn sẽ trả lời ra sao?
◻ Phao-lô và Ba-na-ba phản ứng thế nào trước sự bắt bớ?
◻ Lời tuyên bố “[chúng ta] phải trải qua nhiều nỗi khó-khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời” có thể dạy chúng ta điều gì?
◻ Chúng ta có thể rút tỉa lời khuyên nào trong ba điểm của lá thư mà hội đồng lãnh đạo trung ương trong thế kỷ thứ nhất đã gửi đi?
◻ Chúng ta ngày nay có thể áp dụng thế nào các yếu tố góp phần làm cho các nhân-chứng trong thế kỷ thứ nhất của Đức Giê-hô-va được vững vàng trong đức tin?