Lời Đức Giê-hô-va thắng hơn!
“Nhờ quyền-phép của Chúa, đạo [lời Đức Giê-hô-va] bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng” (CÔNG-VỤ CÁC SỨ-ĐỒ 19:20).
1. Chúng ta sẽ học gì kỳ này qua sách Công-vụ các Sứ-đồ?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA mở đường dẫn đến hoạt động. Đặc biệt Phao-lô, “sứ-đồ cho dân ngoại”, đã dẫn đầu trong công việc giáo sĩ (Rô-ma 11:13). Thật thế, tiếp tục học sách Công-vụ các Sứ-đồ chúng ta sẽ thấy ông thi hành các chuyến hành trình rất thích thú đi rao giảng tại các nơi xa xôi (Công-vụ các Sứ-đồ 16:6 đến 19:41).
2. a) Sứ đồ Phao-lô được Đức Chúa Trời soi dẫn thế nào để viết Kinh-thánh từ các năm từ khoảng 50 đến 56 tây lịch? b) Khi Đức Chúa Trời ban phước cho công việc rao giảng của Phao-lô và của những người khác thì điều gì xảy ra?
2 Phao-lô cũng là người viết sách dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Trong các năm từ khoảng 50 đến 56 tây lịch ông đã viết các sách I và II Tê-sa-lô-ni-ca từ thành Cô-rinh-tô, sách Ga-la-ti cũng từ Cô-rinh-tô hay từ thành An-ti-ốt xứ Sy-ri, sách I Cô-rinh-tô từ thành Ê-phê-sô, II Cô-rinh-tô từ xứ Ma-xê-đoan và sách Rô-ma từ thành Cô-rinh-tô. Khi Đức Chúa Trời ban phước cho công việc rao giảng của Phao-lô và của những người khắc, “nhờ quyền-phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng” (Công-vụ các Sứ-đồ 19:20).
Từ Á đến Âu
3. Phao-lô và những người hợp tác với ông nêu gương tốt nào liên quan đến sự hướng dẫn của thánh linh?
3 Phao-lô và những người hợp tác với ông đặt ra gương mẫu tốt trong việc đón nhận sự hướng dẫn của thánh linh (16:6-10). Có lẽ qua các sự tiết lộ lớn tiếng, các giấc mơ hay các sự hiện thấy, thánh linh ngăn cản không cho họ rao giảng trong vùng Á châu và tỉnh Bi-thi-ni, nơi mà tin mừng sau này mới được rao giảng ra (Công-vụ các Sứ-đồ 18:18-21; I Phi-e-rơ 1:1, 2). Tại sao lúc đó thánh linh lại không cho phép rao giảng tại những nơi đó? Những người rao giảng lúc đó thì ít, và thánh linh hướng dẫn họ đi đến những vùng ở Âu châu có nhiều người nghe hơn. Vậy ngày nay nếu không có phương tiện đến rao giảng trong một khu vực nào đó, các Nhân-chứng Giê-hô-va rao giảng tại nơi khác, biết chắc rằng thánh linh Đức Chúa Trời sẽ dẫn họ đến những người giống như chiên.
4. Phao-lô đã hưởng ứng thế nào trước sự hiện thấy về người Ma-xê-đoan ngỏ lời cầu cứu?
4 Vậy Phao-lô và những người hợp tác với ông “tới gần” xứ My-si, một vùng ở Tiểu Á, định rao giảng tại đó. Tuy nhiên, trong một sự hiện thấy, Phao-lô thấy một người Ma-xê-đoan cầu cứu. Lập tức các giáo sĩ đi đến Ma-xê-đoan, một vùng trên Bán đảo Ba-nhĩ-cán. Tương tợ thế, này nay thánh linh hưởng dẫn nhiều Nhân-chứng Giê-hô-va phụng sự tại nơi nào có nhu cầu nhiều về rao giảng.
5. a) Tại sao có lời chép rằng lời Đức Giê-hô-va thắng hơn tại thành Phi-líp? b) Nhiều Nhân-chứng Giê-hô-va ngày nay giống Ly-đi ở điểm nào?
5 Lời Đức Giê-hô-va thắng hơn tại Ma-xê-đoan (16:11-15). Thành Phi-líp là một thuộc địa La-mã có phần đông dân cư là công dân La-mã, dường như có ít người Do-thái và không có nhà hội. Vậy các anh em đi đến một “nơi họ tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu-nguyện”, ven bờ sông ngoài thành. Trong số những người có mặt tại đó thì có Ly-đi, có lẽ là một người nữ vào đạo Do-thái quê quán ở thành Thi-a-ti-rơ, một thành phố nổi tiếng tại Tiểu Á về kỹ nghệ nhuộm. Bà bán thuốc nhuộm đỏ tía hay vải vóc và quần áo nhuộm màu đỏ tía. Sau khi Ly-đi và gia đình làm báp têm, bà tha thiết nài nỉ các giáo sĩ đến ở trọ nhà bà đến nỗi Lu-ca viết: “Người ép mời vào”. Chúng ta sung sướng ngày nay cũng có những chị hiểu khách như thế.
Một người cai ngục trở thành tín đồ
6. Ma-quỉ hành động thế nào để làm cho Phao-lô và Si-la bị bỏ tù?
6 Hẳn Sa-tan tức tối lắm về các diễn biến thiêng liêng tại thành Phi-líp, vì thế cho nên các ma-quỉ hành động dẫn đến việc Phao-lô và Si-la bị bỏ tù (16:16-24). Ngày này qua ngày khác, một cô gái “bị quỉ Phi-tôn ám vào” (tức quỉ bói khoa) cứ đi theo hai người. Quỉ sứ đó có lẽ giả vờ làm thần A-bô-lô Phi-tôn, một thần mà người ta truyền rằng đã giết một con rắn tên là Phi-tôn (pyʹthon). Cô gái đó làm lợi nhiều cho chủ bằng cách thực hành thuật bói toán. Cô có thể nói cho các nông dân khi nào phải trồng cấy, ngày tháng tốt cho các cô gái lấy chồng và nơi nào các thợ đào mỏ nên đào để tìm vàng! Cô ấy cứ đi theo sau các anh em và la lớn: “Những người đó là đầy-tớ của Đức Chúa Trời Rất-Cao, rao-truyền cho các ngươi đạo cứu-rỗi”. Có lẽ ma-quỉ đã xúi giục cô nói ra điều này để khiến hiểu lầm rằng Đức Chúa Trời soi dẫn cho cô bói toán, nhưng ma-quỉ không có quyền rao giảng về Đức Giê-hô-va và sự sắp đặt của Ngài để cứu rỗi. Khi thấy bực mình vì bị quấy rầy mãi như thế, Phao-lô nhân danh Giê-su mà đuổi quỉ ra khỏi cô gái. Thấy công việc làm ăn của họ bị tiêu tán, mấy người chủ của cô gái lôi Phao-lô và Si-la ra chỗ họp chợ, nơi đây họ bị đánh đòn (II Cô-rinh-tô 11:25). Sau đó người ta bỏ tù họ và cùm chân họ lại. Các gông cùm thời đó thường giang hai chân tù nhân ra xa làm cho đau đớn lắm.
7. Việc Phao-lô và Si-la bị bỏ tù đã đem lại ân phước cho ai và như thế nào?
7 Việc bỏ tù đó lại đem ân phước cho người cai ngục và gia đình ông (16:25-40). Vào khoảng nửa đêm Phao-lô và Si-la cầu nguyện và hát ngợi khen Đức Chúa Trời, họ chắc chắn rằng Ngài ở với họ (Thi-thiên 42:8). Thình lình một trận động đất làm cho cửa mở toang và xiềng xích cột tù nhân vào tường điều rớt xuống đất hết. Người cai ngục sợ sẽ bị xử tử vì tù nhân đã chạy thoát. Ông toan tự tử thì Phao-lô là lên: “Chớ làm hại mình; chúng ta đều còn cả đây”. Dẫn Phao-lô và Si-la ra ngoài, người cai ngục hỏi ông phải làm gì để được cứu. Hai người trả lời: “Hãy tin chúa Giê-su”. Vừa khi nghe giảng lời Đức Giê-hô-va, “người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm”. Điều đó hẳn đã đem lại vui mưng biết bao!
8. Các quan tòa dân sự tại thành Phi-líp đã làm gì, và nếu họ công khai nhìn nhận họ có lỗi thì có lẽ sẽ có lợi ích gì?
8 Ngày hôm sau, các quan tòa dân sự sai người đi thả Phao-lô và Si-la ra khỏi ngục. Nhưng Phao-lô nói: “Chúng ta vốn là công-dân La-mã, khi chưa định tội, họ đã đánh đòn chúng ta giữa thiên-họ, rồi bỏ vào ngục; nay họ lại thả lén chúng ta ư!... Chính các quan phải tới đây mà thả chúng ta mới phải!” Nếu các quan tòa công khai nhìn nhận họ có lỗi, có lẽ sau này họ sẽ ngại mà không dám đánh đòn và bỏ tù các tín đồ khác. Vì không có quyền đuổi công dân La-mã đi, các quan tòa đến yêu cầu các anh em đi nơi khác, nhưng các anh này chỉ đi sau khi đã khuyến khích anh em cùng đạo. Sự quan tâm dường ấy ngày nay thúc đẩy các thành viên của Hội đồng Lãnh đạo Trung ương và các đại diện viếng thăm và khuyến khích dân sự của Đức Chúa Trời trên khắp đất.
Lời Đức Giê-hô-va tháng hơn tại Tê-sa-lô-ni-ca và Bê-rê
9. Phao-lô “cắt nghĩa và giải tỏ-tường” rằng đấng Christ phải chịu đau khổ và sống lại từ kẻ chết. Ông dùng phương pháp nào, mà Nhân-chứng Giê-hô-va ngày nay vẫn còn dùng?
9 Lời Đức Chúa Trời kế đến thẳng hơn tại Tê-sa-lô-ni-ca, thủ đô và hải cảng lớn của xứ Ma-xê-đoan (17:1-9). Phao-lô lý luận tại đó với những người Do-thái, “cắt nghĩa và giải tỏ-tường” rằng đấng Christ phải chịu đau khổ và sống lại từ kẻ chết (Phao-lô giảng giải như thế bằng cách so sánh các lời tiên tri với các biến cố diễn ra làm ứng nghiệm lời tiên tri, giống như Nhân-chứng Giê-hô-va làm thời nay). Như vậy, một số người Do-thái, người theo đạo Do-thái và người khác nữa, trở thành tín đồ. Khi một số người Do-thái ghen ghét tụ tập đông đảo nhưng không tìm ra Phao-lô và Si-la, chúng bắt Gia-sôn và các anh em khác dẫn đến ban hành chánh thị xã và tố cáo họ là những người gây phiến loạn, một điều tố gian mà ngày nay người ta vẫn còn dùng để chống đối dân sự Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, các anh em được thả ra sau khi đã “[trả đủ tiền] bảo-lãnh”.
10. Những người Do-thái tại thành Bê-rê “tra xem” Kinh-thánh kỹ lưỡng theo nghĩa nào?
10 Phao-lô và Si-la kế đó đi đến thành Bê-rê (17:10-15). Những người Do-thái tại đó “tra xem” Kinh-thánh thật kỹ, giống như Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay khuyến khích người ta làm. Những người Bê-rê không hồ nghi Phao-lô nhưng muốn tìm tòi để chứng minh rằng Giê-su là đấng Mê-si. Kết quả là gì? Nhiều người Do-thái và một số người Hy-lạp (có lẽ đã vào đạo Do-thái) trở thành tín đồ. Khi những người Do-thái từ Tê-sa-lô-ni-ca kéo đến dấy loạn, các anh em hộ tống Phao-lô ra bờ biển. Nơi đó vài người trong nhóm ông có lẽ đã đáp tàu đi đến thành Piraeus (ngày nay là thành phố Piraiévs), thành phố hải cảng thuộc Nhã điển (Athens).
Lời Đức Giê-hô-va thắng hơn tại thành A-thên
11. a) Phao-lô làm chứng rao giảng dạn dĩ thế nào tại thành A-thên, nhưng ai cãi lý nghịch lại ông? b) Một số người ngụ ý nói gì khi bảo Phao-lô là “người già mép”?
11 Tại A-thên có một sự làm chứng dạn dĩ (17:16-21). Vì cớ những lời của Phao-lô nói về Giê-su và sự sống lại, các triết gia cãi lý nghịch lại ông. Một số người theo phái Epicuriens thiên về thú vui nhiều hơn. Những người khác theo phái Stoiciens nhấn mạnh đến sự khắc kỷ (tự sửa phạt). Một số người hỏi: “Người già mép nầy muốn nói gì đó?” Gọi Phao-lô là “người già mép” (nghĩa đen là “chim mổ thóc”), người ta ngụ ý nói rằng Phao-lô giống như chim ăn thóc từng hạt một và biểu lộ cho thấy mình biết chút đỉnh nhưng lại thiếu khôn ngoan. Những kẻ khác nói: “Người dường như giảng về các thần ngoại-quốc”. Đó là một lời tố cáo nặng, vì chính Socrate đã bị xử tử về tội đó. Người ta liền bắt Phao-lô đem lên ngọn đồi A-rê-ô-ba (đồi Mars), có thể là nơi triệu tập tòa án tối cao pháp viện ngoài trời gần khu Acropolis.
12. a) Bài giảng của Phao-lô tại đồi A-rê-ô-ba cho thấy các khía cạnh nào của tài ăn nói trước công chúng? b) Phao-lô đã nêu ra những điểm nào về Đức Chúa Trời, và với thành quả nào?
12 Bài giảng của Phao-lô trên đồi A-rê-ô-ba là một gương xuất sắc về lời nhập đề hữu hiệu, khai triển hợp lý và lập luận hùng hồn—như Trường học Chức vụ Thần quyền của các Nhân-chứng Giê-hô-va (17:22-34). Ông nói người A-thên sùng đạo hơn những người khác. Họ có ngay cả một bàn thờ đề câu “Thờ Chúa không biết”, có lẽ để tránh bỏ sót một vị thần nào! Phao-lô nói về Đấng Tạo hóa “đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người” và “định trước thì giờ đời người ta cùng giới-hạn chỗ ở”, chẳng hạn như khi Ngài đánh đuổi người Ca-na-an (Sáng thế Ký 15:13-21; Đa-ni-ên 2:21,; 7:12). Người ta có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời này, vì phao-lô nói: “Bởi chúng ta cũng là dòng-dõi của Ngài”, ngụ ý nghĩ đến việc Đức Giê-hô-va sáng tạo loài người và trích dẫn các thi sĩ Hy-lạp Aratus và Cleanthes. Là dòng dõi của Đức Chúa Trời, chúng ta không nên nghĩ rằng Đấng Tạo hóa hoàn toàn lại giống như một hình tượng mà con người bất toàn làm ra. Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội trước đây, mà nay bảo nhân loại phải ăn năn, vì Ngài đã ấn định một ngày để phán xét loài người bởi đấng Ngài đã bổ nhiệm. Bởi lẽ Phao-lô khi nãy đã “truyền cho chúng về Chúa Giê-su”, những người nghe ông liền hiểu rằng Phao-lô ngụ ý nói đấng Christ là Quan án đó (Công-vụ các Sứ-đồ 17:18; Giăng 5:22, 30). Nói đến sự ăn năn gây khó chịu cho phái Epicuriens, và các triết gia Hy-lạp có thể chấp nhận luận cứ về linh hồn bất tử, nhưng về sự chết và sự sống lại thì không. Họ giống như những người ngày nay coi thường không chịu nghe tin mừng, một số người trong họ nói: “Lúc khác chúng ta sẽ nghe”. Nhưng quan tòa Đê-ni và nhiều người khác trở thành tín đồ.
Lời Đức Chúa Trời thắng hơn tại thành Cô-rinh-tô
13. Phao-lô làm gì để sinh sống và tiếp tục trong công việc rao giảng, và ngày nay chúng ta thấy có gì tương tợ?
13 Phao-lô kế đó đi đến thành Cô-rinh-tô, thủ phủ của tỉnh A-chai (18:1-11). Ông gặp A-qui-la và Bê-rít-sin đã đến sống ở đây từ hồi hoàng đế La-mã Claudius ra lệnh cho những người Do-thái nào mà không có quốc tịch La-mã thì phải rời khỏi Rô-ma. Để sinh sống và làm công việc rao giảng, Phao-lô làm nghề đóng lều với cặp vợ chồng tín đồ này (I Cô-rinh-tô 16:19; II Cô-rinh-tô 11:9). Cắt da dê cứng và may lại là một công việc cực nhọc. Cũng thế, các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay làm việc ngoài đời để sinh sống, nhưng công việc rao giảng là quan trọng nhất đối với họ.
14. a) Trước sự chống đối dai dẳng của những người Do-thái tại thành Cô-rinh-tô, Phao-lô đã làm gì? b) Chúa cam kết gì khi bảo Phao-lô nên ở lại thành Cô-rinh-tô, nhưng ngày nay Đức Giê-hô-va hướng dẫn dân sự của Ngài thế nào?
14 Những người Do-thái ở thành Cô-rinh-tô cứ mãi nói xấu Phao-lô vì ông rao truyền về sự kiện Giê-su là đấng Mê-si. Vậy ông giũ áo để tỏ không chịu trách nhiệm về họ nữa và bắt đầu tổ chức nhóm họp tại nhà của Ti-ti-u Giút-tu, rất có thể là người Rô-ma. Nhiều người (kể cả gia đình Cơ-rít-bu cựu chủ tịch nhà hội) làm báp têm trở thành tín đồ. Nếu sự đối lập của những người Do-thái làm cho Phao-lô phân vân không biết có nên ở lại Cô-rinh-tô hay không, thì sự phân vân đó tiêu tán khi Chúa nói với ông trong sự hiện thấy: “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có những người trong thành nầy”. Vậy Phao-lô tiếp tục dạy dỗ lời Đức Chúa Trời tại đó, từ đầu đến cuối là một năm sáu tháng. Dù ngày nay dân sự của Đức Giê-hô-va không nhận được các sự hiện thấy, nhưng lời cầu nguyện và sự hướng dẫn của thánh linh giúp họ quyết định sáng suốt tương tợ như thế liên quan đến các lợi ích của Nước Trời.
15. Khi người ta bắt Phao-lô dẫn đến trước mặt quan trấn thủ Ga-li-ôn thì chuyện gì xảy ra?
15 Người Do-thái bắt Phao-lô dẫn đến trước mặt quan trấn thủ Giu-ni-út Ga-li-ôn (18:12-17). Họ tố cáo Phao-lô làm việc truyền giáo trái phép—ngày nay giới chức giáo phẩm Hy-lạp cũng dùng điểm này kiện Nhân-chứng Giê-hô-va. Ga-li-ôn nhận thức rằng Phao-lô không có lỗi xấu xa nào và những người Do-thái không quan tâm mấy đến quyền lợi và luật pháp của La-mã, bởi vậy ông đuổi họ về. Khi Sốt-then, chủ tịch mới của nhà hội, bị đánh đập, thì Ga-li-ôn không can thiệp, có lẽ ông nghĩ rằng kẻ dường như đã âm mưu xúi giục đám đông dấy lên nghịch cùng Phao-lô đang gặt những gì hắn đã gieo.
16. Tại sao việc Phao-lô cạo đầu để giữ một lời thề nguyện là điều không phải là sai?
16 Phao-lô đi tàu từ hải cảng Sen-cơ-rê trên bờ biển Ê-giê đến Ê-phê-sô, một thành phố trong miền Tiểu Á (18:18-22). Trước khi lên tàu, ông “đã chịu cạo đầu, vì có lời thề-nguyện”. Kinh-thánh không nói Phao-lô đã thề nguyện trước hay sau khi theo Giê-su và đó là giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của sự thề nguyện. Tín đồ Đấng Christ không ở dưới Luật pháp, nhưng Luật pháp là thánh, đến từ Đức Chúa Trời và không có gì tội lỗi nếu dâng lời thề nguyện như thế (Rô-ma 6:14; 7:6, 12; Ga-la-ti 5:18). Tại Ê-phê-sô, Phao-lô lý luận với những người Do-thái, hứa sẽ trở lại nếu Đức Chúa Trời muốn (Sau đó Phao-lô đã giữ lời hứa). Chuyến hàn trình giảng đạo lần thứ hai của ông kết thúc khi về tới An-ti-ốt xứ Sy-ri.
Lời Đức Giê-hô-va thắng hơn tại Ê-phê-sô
17. Nói về báp têm thì A-bô-lô và một số người khác cần nhận được sự chỉ dạy nào?
17 Ít lâu sau, Phao-lô bắt đầu chuyến hành trình giảng đạo lần thứ ba (khoảng năm 52-56 tây lịch) (18:23 đến 19:7). A-bô-lô lúc đó đang dạy dỗ tại Ê-phê-sô về Giê-su, nhưng chỉ biết phép báp têm theo Giăng để biểu hiệu sự ăn năn về các tội trái với giao ước Luật pháp. Bê-rít-sin và A-qui-la “giãi-bày đạo Đức Chúa Trời cho càng kẽ-lưỡng hơn nữa”, rất có thể bằng cách giải thích rằng muốn làm báp têm giống như Giê-su thì một người phải trầm mình xuống nước và nhận lãnh thánh linh. Sau phép báp têm bằng thánh linh diễn ra vào ngày Lễ Ngũ tuần năm 33 tây lịch, bất cứ người nào đã làm báp têm theo Giăng đều phải lam báp têm lại nhân danh Giê-su (Ma-thi-ơ 3:11, 16; Công-vụ các Sứ-đồ 2:38). Sau đó tại Ê-phê-sô có độ chừng 12 người Do-thái đã làm báp têm theo Giăng “bèn chịu phép báp-têm nhơn danh Chúa Giê-su”; đó là lần duy nhất Kinh-thánh nói đến việc làm báp têm lại. Khi Phao-lô đặt tay trên họ thì họ nhận lãnh thánh linh và hai phép lạ cho thấy Đức Chúa Trời đã chấp nhận họ: nói tiếng ngoại quốc và nói tiên tri.
18. Phao-lô rao giảng ở đâu trong khi lưu lại Ê-phê-sô, và thành quả là gì?
18 Chắc chắn Phao-lô đã bận rộn nhiều tại Ê-phê-sô, nơi đây có chừng 300.000 dân cư (19:8-10). Đền thờ nữ thần Đi-anh tại Ê-phê-sô là một trong bảy kỳ quan thế giới thời cổ, và rạp hát của thành có thể chứa đến 25.000 người. Trong nhà hội, Phao-lô “giảng-luận [thuyết phục] bằng cách dùng các lập luận hùng hồn, nhưng ông kiếu từ khi một số người nói xấu Đạo tức lối sống dựa trên đức tin nơi đấng Christ. Trong vòng hai năm, mỗi ngày Phao-lô rao giảng trong trường học Ti-ra-nu và “đạo Chúa” được phổ biến khắp cõi Á châu.
19. Điều gì đã xảy ra tại thành Ê-phê-sô làm cho “đạo [lời Đức Giê-hô-va] càng ngày càng được thẳng”?
19 Đức Chúa Trời tỏ ra Ngài chấp nhận hoạt động của Phao-lô bằng cách ban cho ông quyền năng chữa bệnh và đuổi quỉ (19:11-20). Nhưng bảy con trai của thầy tế lễ cả Sê-va không thể dùng danh Giê-su để đuổi quỉ được, vì chúng không đại diện cho Đức Chúa Trời và đấng Christ. Người bị quỉ ám còn gây thương tích cho chúng nữa! Việc này làm cho dân chúng sợ sệt, và “danh Chúa Giê-su được tôn-trọng”. Những người trở thành tín đồ công khai từ bỏ các thực hành thuật huyền bí và đốt các sách có lẽ ghi các bài thần chú và công thức quỉ thuật. Lu-ca viết: “Ấy vậy, nhờ quyền-phép của Chúa, đạo [lời Đức Giê-hô-va] bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng”. Ngày nay cũng thế, các tôi tớ của Đức Chúa Trời giúp cứu người ta thoát ra khỏi tay các ma quỉ (Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:10-12).
Sự ngược đãi về tôn giáo không thành công
20. Tại sao các thợ bạc tại thành Ê-phê-sô lại âm mưu gây rối loạn, và cuộc rối loạn đó chấm dứt thế nào?
20 Nhân-chứng Giê-hô-va ngày nay có khi phải đương đầu với các đoàn dân đông dữ dằn, tín đồ Đấng Christ tại thành Ê-phê-sô thời xưa cũng vậy (19:21-41). Trong khi số tín đồ gia tăng thêm nhiều thì Đê-mê-triu và các thợ bạc khác buôn bán ế ẩm vì càng ngày càng ít người đến mua các đền thờ bằng bạc cho nữ thần sanh sản Đi-anh ngực nhiều nhũ hoa. Dưới sự xúi giục của Đê-mê-triu đoàn dân gây loạn đến bắt những người hợp tác với Phao-lô là Gai-út và A-ri-tạc, dẫn họ vào trong rạp hát, nhưng các môn đồ ngăn cản chẳng cho Phao-lô vào bên trong. Ngay cả một số người có trách nhiệm trong các đoàn hát cũng nài xin Phao-lô chớ liều lĩnh như thế. Suốt hai giờ, đoàn dân dấy loạn la lớn: “Lớn thay là nữ-thằn Đi-anh của người Ê-phê-sô!” Cuối cùng người thơ ký thành phố (trưởng ban hành chánh thị xã) nói rằng những kẻ chủ mưu có thể đệ đơn kiện lên quan trấn thủ là người có quyền phân xử, hoặc vụ kiện của họ có thể được đưa ra quyết nghị “trong hội-đồng theo phép”. Nếu không thì chính quyền La-mã có thể buộc họ về tội hội họp bất hợp pháp để làm loạn. Nói xong ông đuổi họ về.
21. Đức Chúa Trời ban phước cách nào cho công việc của Phao-lô, và Ngài ban phước thế nào cho các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay?
21 Đức Chúa Trời giúp Phao-lô đối phó với nhiều cuộc thử thách và ban phước các cố gắng của ông để giúp người ta từ bỏ các tôn giáo sai lầm và chấp nhận lẽ thật (So sánh Giê-rê-mi 1:9, 10). Thật chúng ta biết ơn đối với Cha trên trời vì Ngài cũng ban phước cho công việc của chúng ta! Vậy cũng như trong thế Kỷ thứ nhất, ngày nay “đạo [lời Đức Giê-hô-va] bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng”.
Bạn sẽ trả lời thế nào?
◻ Phao-lô đặt ra gương nào về việc chấp nhận sự hướng dẫn của thánh linh?
◻ Phao-lô “cắt nghĩa và giải tỏ-tường” các vấn đề bằng phương pháp nào mà ngày nay các tôi tớ của Đức Giê-hô-va vẫn dùng?
◻ Giữa phản ứng của người nghe bài nói của Phao-lô trên đồi A-rê-ô-ba và phản ứng của người ta trước công việc rao giảng của Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay có sự tương đương nào?
◻ Phao-lô làm gì để sinh sống và tiếp tục trong công việc rao giảng, và ngày nay có gì tương tợ?
◻ Giống như Đức Chúa Trời ban phước cho công việc của Phao-lô, Ngài ban phước thế nào cho công việc của các Nhân-chứng Giê-hô-va thời nay?
[Các hình nơi trang 20, 21]
Lời Đức Giê-hô-va thắng hơn tại
1. Phi-líp
2. và 3. A-thên
4. và 6. Ê-phê-sô
5. Rô-ma
[Nguồn tư liệu]
Hình số 4: Manley Studios