Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 10-16 THÁNG 6
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | Ê-PHÊ-SÔ 1-3
it-2-E trg 837 đ. 4
Sự mầu nhiệm
Nước của Đấng Mê-si. Trong các lá thư của Phao-lô, ông viết về sự mạc khải liên quan đến sự mầu nhiệm về Đấng Ki-tô. Nơi Ê-phê-sô 1:9-11, ông nói rằng Đức Chúa Trời cho chúng ta biết “sự mầu nhiệm” của ý muốn ngài và ông cũng nói: “Theo như điều đẹp lòng ngài, ngài đã có ý định lập một sự quản lý vào lúc kết thúc thời kỳ được ấn định, để nhóm hiệp muôn vật trong Đấng Ki-tô, cả vật trên trời lẫn vật dưới đất. Thật vậy, muôn vật sẽ được nhóm hiệp trong ngài, đấng mà chúng tôi hợp nhất và được chỉ định làm người đồng thừa kế (vì chúng tôi đã được chọn trước theo ý định của Đức Chúa Trời, đấng thực hiện mọi điều ngài quyết định theo ý muốn ngài)”. “Sự mầu nhiệm” này bao hàm chính phủ Nước của Đấng Mê-si. “Vật trên trời” mà Phao-lô nhắc đến là những người có triển vọng thừa kế Nước Trời cùng với Đấng Ki-tô. “Vật dưới đất” sẽ là thần dân trên đất. Chúa Giê-su cho các môn đồ biết sự mầu nhiệm có liên quan đến Nước Trời khi nói: “Anh em được hiểu điều mầu nhiệm về Nước Đức Chúa Trời”.—Mác 4:11.
NGÀY 17-23 THÁNG 6
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 1128 đ. 3
Sự thánh khiết
Thần khí thánh. Lực đang hoạt động của Đức Giê-hô-va, hay thần khí, được ngài kiểm soát và luôn hoàn thành ý định của ngài. Lực ấy thanh sạch, thánh khiết và được biệt riêng cho các công việc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, lực này được gọi là “thần khí thánh” (Th 51:11; Lu 11:13; Rô 1:4; Êph 1:13). Thần khí thánh hoạt động trên một người, làm cho người ấy thánh sạch. Mọi thực hành ô uế hoặc sai trái đều chống lại hoặc “làm buồn” thần khí (Êph 4:30). Dù thần khí thánh là lực vô tính cách, nhưng lực này được Đức Giê-hô-va dùng hòa hợp với các đặc tính của ngài. Vì thế khi đi ngược với cách Đức Giê-hô-va dùng thần khí, một người có thể làm Đức Giê-hô-va buồn, nguồn của thần khí thánh. Bất cứ việc làm sai trái nào cũng có thể “dập tắt lửa của thần khí” (1Tê 5:19, chú thích). Nếu cứ làm điều sai trái ấy, một người như thể đang làm “buồn” thần khí thánh của Đức Chúa Trời, điều này có thể dẫn đến việc Đức Chúa Trời trở thành kẻ thù của người ấy (Ês 63:10). Một người làm buồn thần khí thánh có thể dẫn đến tội vô cùng nghiêm trọng là nói phạm đến thần khí, là tội mà Chúa Giê-su nói sẽ không được tha trong thế giới hiện tại lẫn thế giới sẽ đến.—Mat 12:31, 32; Mác 3:28-30.
it-1-E trg 1006 đ. 2
Sự tham lam
Bộc lộ qua hành động. Sự tham lam của một người sẽ được thể hiện rõ qua một số hành vi; điều này tiết lộ bản chất và ham muốn không thích hợp của người đó. Người viết Kinh Thánh là Gia-cơ cho biết khi ham muốn sai trái được cưu mang thì sinh ra tội lỗi (Gia 1:14, 15). Vì vậy, một người tham lam được nhận biết qua hành động của họ. Sứ đồ Phao-lô nói tham lam không khác gì thờ thần tượng (Êph 5:5). Một người tham lam xem những điều họ tham muốn là thần của mình, đặt những tham muốn đó lên trên việc phụng sự và thờ phượng Đấng Tạo Hóa.—Rô 1:24, 25.
NGÀY 24-30 THÁNG 6
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 528 đ. 5
Lễ vật
Rượu tế lễ. Rượu tế lễ được dâng chung với hầu hết các lễ vật khác, đặc biệt là sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã định cư trong Đất Hứa (Dân 15:2, 5, 8-10). Rượu tế lễ được đổ ra trên bàn thờ (Dân 28:7, 14; so sánh Xu 30:9; Dân 15:10). Sứ đồ Phao-lô viết cho các tín đồ ở Phi-líp như sau: “Dù tôi được đổ ra như rượu tế lễ rưới trên vật tế lễ, là công việc thánh mà anh em được đức tin thúc đẩy để làm, thì tôi vẫn vui mừng”. Ở đây, ông dùng hình ảnh rượu tế lễ theo nghĩa tượng trưng, cho thấy ông sẵn sàng giúp anh em đồng đạo hết mình (Phl 2:17). Trước khi chết, ông viết cho Ti-mô-thê những lời sau: “Ta đang được đổ ra như rượu tế lễ, và sắp đến thời điểm ta được giải thoát rồi”.—2Ti 4:6.