-
“Bình-an cho các ngươi!”Tháp Canh—1989 | 1 tháng 2
-
-
4. Làm thế nào dân sự của Đức Giê-hô-va có thể giữ sự bình an trong lòng và trí trong những thời kỳ khó khăn này?
4 Chúng ta sống trong thời kỳ cuối cùng, trong “những thời-kỳ khó-khăn” (II Ti-mô-thê 3:1). Những người cỡi ngựa được tiên tri trong sách Khải-huyền đang cỡi ngựa đi khắp đất—như chúng ta có thể thấy qua các chiến tranh, đói kém và chết vì bệnh (Khải-huyền 6:3-8). Dân sự của Đức Giê-hô-va cũng chịu ảnh hưởng của tình hình chung quanh họ. Như thế thì làm sao bạn có thể giữ được sự bình an của Đức Chúa Trời trong lòng và trí? Bằng cách ở gần gũi Nguồn của sự an ủi và bình an. Như bài trước có cho thấy, điều này đòi hỏi phải thường thường dâng lời cầu nguyện và nài xin. Nhờ đó mà “sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong [bởi] Chúa Giê-su Christ” (Phi-líp 4:6, 7).
5. Tại sao Phao-lô tin chắc rằng “sự bình-an của Đức Chúa Trời” có thể giữ gìn lòng chúng ta?
5 Người từng viết ra những lời ấy là sứ đồ Phao-lô đã đích thân chịu đựng nhiều sự nguy hiểm và khó khăn. Ông đã bị người Do-thái và La-mã bắt giam và đánh đòn. Ông đã bị ném đá và bị bỏ nằm vì tưởng đã chết. Vào thời ấy việc đi lại có phần nguy hiểm; Phao-lô đã bị chìm tàu ba lần, và thường gặp nguy hiểm với bọn cướp dọc đường. Nhiều đêm ông phải mất ngủ và thường bị khổ sở vì lạnh lẽo và đói khát. Ngoài mọi điều đó ra, hằng ngày ông lại cảm thấy “lo-lắng về hết thảy các Hội-thánh” (II Cô-rinh-tô 11:24-28). Vậy nhờ có từng trải nhiều kinh nghiệm cá nhân mà Phao-lô biết “sự bình-an của Đức Chúa Trời” quan trọng như thế nào, sự bình an có thể giữ gìn lòng chúng ta.
6. Tại sao việc thiết lập và giữ một sự liên lạc nồng nhiệt, mật thiết với Đấng Tạo hóa của chúng ta là trọng yếu?
6 “Sự bình-an của Đức Chúa Trời” có thể được giải thích là một cảm giác thanh tịnh và trầm lặng, phản ảnh một sự liên lạc tốt với Đức Chúa Trời. Điều này thật là quan trọng cho tín đồ đấng Christ, nhất là khi đối phó với sự bắt bớ hay hoạn nạn. Tại sao? Bởi vì tất cả chúng ta đều bất toàn; do đó, khi gặp phải các vấn đề khó khăn, áp lực mạnh, sự chống đối hoặc nhiều hình thức xao động khác nhau trong đời sống, chúng ta có thể dễ trở nên sợ sệt. Điều này có thể khiến chúng ta không giữ nổi sự trung thành, đem lại điều sỉ nhục cho danh Đức Giê-hô-va, để rồi chúng ta có thể mất đi ân huệ của Ngài và với hậu quả là mất sự sống đời đời. Vậy thì thật là quan trọng làm sao cố gắng đạt được “sự bình-an của Đức Chúa Trời” để giúp chúng ta đối phó tốt với những thử thách dường ấy. Sự bình an đó chắc hẳn là “sự ban-cho trọn-vẹn” đến từ Cha trên trời của chúng ta (Gia-cơ 1:17).
7, 8. a) “Sự bình-an của Đức Chúa Trời” dựa trên điều gì, và làm thế nào điều này “vượt-quá mọi sự hiểu-biết”? b) Trường hợp của một anh ở Phi châu là thí dụ điển hình thế nào cho một sự bình an như thế?
7 Có lẽ bạn đã thấy một số người đi trong đời với sự điềm tĩnh và tin cậy. Thường thì đó là do tài năng cá nhân, ảnh hưởng gia đình, tình trạng tài chánh, giáo dục hoặc các yếu tố khác nữa. “Sự bình-an của Đức Chúa Trời” thì lại rất khác. Điều này không tùy thuộc nơi hoàn cảnh thuận lợi, cũng không do năng khiếu cá nhân hoặc lý trí đem lại, mà đến từ Đức Chúa Trời và “vượt-quá mọi sự hiểu-biết” (Phi-líp 4:7). Những người thế gian thường ngạc nhiên thấy cách mà các tín đồ đấng Christ đối phó với các vấn đề khó khăn trầm trọng, thiệt hại thể chất, hoặc ngay cả sự chết.
8 Một thí dụ thời nay về điều nói trên là việc xảy ra cho một Nhân-chứng Giê-hô-va khi đang điều khiển một buổi nhóm họp của tín đồ đấng Christ tại một xứ ở Phi châu, nơi mà các Nhân-chứng bị dân chúng tố cáo là quân khủng bố, phần đông bởi sự xúi giục của những người Công giáo địa phương. Thình lình có quân cảnh xuất hiện, tay cầm súng có gắn lưỡi lê. Họ cho những đàn bà và con nít đi về nhà nhưng khởi sự đánh đập các người đàn ông. Anh Nhân-chứng kể lại: “Tôi không có lời nào tả nổi cách họ đối xử với chúng tôi. Lúc đó viên hạ sĩ chỉ huy tuyên bố thẳng là chúng tôi sẽ bị đánh chết. Tôi đã bị đánh bằng cây gỗ nhiều đến độ sau đó tôi bị ho ra máu trong 90 ngày. Nhưng tôi lại lo lắng cho mạng sống của anh em. Tôi cầu nguyện xin Đức Giê-hô-va chăm sóc cho sự sống của họ là chiên của Ngài”, và thảy đều sống sót cả. Thật là một tấm gương tốt về việc giữ bình tĩnh trước nghịch cảnh phũ phàng và sự ưu tư đầy yêu thương đối với người khác! Đúng, Cha trên trời đầy yêu thương của chúng ta đáp lại những lời cầu khẩn của các tôi tớ trung thành của Ngài, ban cho họ sự bình an. Một trong những người lính có mặt vào lúc ấy lấy làm ngạc nhiên, cho rằng Đức Chúa Trời của các Nhân-chứng “hẳn phải là Đức Chúa Trời thật”.
9. Đọc và nghiềm ngẫm Kinh-thánh có thể đem lại hiệu quả nào?
9 Trong thời kỳ khó khăn này nhiều tín đồ đấng Christ gặp phải các vấn đề khó khăn khiến cho họ cảm thấy chán chường và nản chí. Một cách thật tốt để giữ gìn sự bình an nội tâm là đọc và nghiền ngẫm Kinh-thánh. Việc này có thể ban cho ta sức lực và sự cương quyết tiến tới và đứng vững. “Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh-nghiệm” (Hê-bơ-rơ 4:12).
10. Làm thế nào việc nhớ lại các câu Kinh-thánh có thể là một ân phước?
10 Tuy nhiên, nói gì nếu nghịch cảnh xảy đến khi chúng ta không làm sao có được Kinh-thánh? Chẳng hạn, một tín đồ đấng Christ có thể bị bắt giam thình lình và không có được Kinh-thánh ở trong nhà giam. Trong trường hợp đó, nhớ lại được các đoạn Kinh-thánh như Phi-líp 4:6, 7; Châm-ngôn 3:5, 6; I Phi-e-rơ 5:6, 7 và Thi-thiên 23 có thể là một ân phước thật sự. Bạn sẽ không cảm thấy biết ơn thật sự khi có thể nhớ lại và suy nghĩ về các đoạn ấy hay sao? Trong cảnh tù đày rùng rợn làm được thế cũng giống như chính Đức Giê-hô-va đang nói chuyện với bạn. Lời Đức Chúa Trời có thể chữa lành tâm hồn đau đớn, làm vững lại lòng bị yếu đi và thay thế tâm trạng lo âu bằng sự bình an. (Xem Thi-thiên 119:165). Đúng, rất quan trọng là nên khắc sâu các câu Kinh-thánh vào trong trí chúng ta bây giờ, trong khi chúng ta còn có cơ hội làm vậy.
11. Làm thế nào một anh ở Hòa-lan đã bày tỏ sự cần đến đồ ăn thiêng liêng?
11 Anh Arthur Winkler đã từng là một người quí trọng Kinh-thánh một cách sâu đậm, đặc biệt trong thời kỳ quân đội Quốc xã chiếm đóng nước Hòa-lan, khi ấy các Nhân-chứng Giê-hô-va đã phải hoạt động rao giảng cách thầm kín. Cảnh sát mật vụ (Gestapo) lúc ấy lùng bắt anh Arthur Winkler. Cuối cùng khi chúng bắt được anh, chúng tìm cách khiến anh hòa giải với chúng nhưng vô hiệu. Rồi thì chúng đánh đập anh tới bất tỉnh. Anh mất mấy cái răng, xương hàm dưới bị trẹo và mình mẩy thì bị đánh bầm dập và họ đã bỏ anh vào một phòng giam tối tăm. Nhưng người cai tù động lòng và thân thiện. Anh Winkler tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va bằng lời cầu nguyện. Anh cũng cảm thấy rất cần đến đồ ăn thiêng liêng và xin người cai tù giúp đỡ. Sau đó cửa phòng giam mở ra và có người quăng một cuốn Kinh-thánh vào bên trong. Anh Winkler kể lại: “Thật là một sự vui mừng lớn biết bao hưởng được những lời êm ái của lẽ thật mỗi ngày... Tôi đã cảm thấy mạnh mẽ hơn về thiêng liêng”.a
Sự bình an của Đức Chúa Trời sẽ giữ gìn anh em
12. Tại sao đặc biệt cần phải giữ gìn sự mạnh mẽ của lòng và trí chúng ta?
12 Đức Giê-hô-va hứa là sự bình an của Ngài “sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em” (Phi-líp 4:7). Điều này thật hệ trọng làm sao! Lòng là trung tâm xuất phát các động lực và tình cảm. Trong những ngày sau rốt này lòng chúng ta có thể dễ dàng bị yếu đi vì lo sợ hay lo lắng, hoặc lòng cám dỗ chúng ta làm điều sai lầm. Đời sống con người càng ngày càng xấu đi nhanh chóng. Chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác đề phòng. Ngoài việc cần có lòng mạnh mẽ, chúng ta cũng cần phải có “ý-tưởng” được vững mạnh thêm và được Đức Chúa Trời hướng dẫn bởi Lời của Ngài và qua hội-thánh.
13. Giữ gìn ý tưởng của chúng ta có thể đem lại lợi ích gì?
13 Theo tác giả W. E. Vine thì chữ noʹe·ma trong tiếng Hy-lạp (dịch là “ý-tưởng”) có ý niệm về “ý định” hoặc “phương kế” (An Expository Dictionary of New Testament Words). Vậy sự bình an của Đức Chúa Trời có thể làm vững mạnh thêm ý định của tín đồ đấng Christ chúng ta và giữ gìn chúng ta khỏi mắc phải các khuynh hướng bị yếu đi hoặc đổi ý mà không có lý do chính đáng. Do đó sự chán nản hoặc vấn đề khó khăn sẽ không dễ dàng quật ngã chúng ta. Chẳng hạn, nếu chúng ta có ý định phụng sự Đức Giê-hô-va trong vài hình thức đặc biệt như làm người truyền giáo khai thác trọn thời gian hoặc di chuyển tới một nơi rất cần có những người truyền giáo thì “sự bình-an của Đức Chúa Trời” sẽ giúp chúng ta thật nhiều để bền chí hướng về mục tiêu đó. (So sánh Lu-ca 1:3; Công-vụ các Sứ-đồ 15:36; 19:21; Rô-ma 15:22-24, 28; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:1, 18). Để làm vững mạnh ý tưởng của bạn thêm nữa, hãy dành nhiều thì giờ vào việc học hỏi Lời Đức Chúa Trời và kết hợp với anh em tín đồ. Làm thế bạn sẽ nuôi dưỡng lòng và trí bạn với những tư tưởng trong sạch và xây dựng. Bạn có thể dành đủ thì giờ vào việc học hỏi Kinh-thánh, “lời” được soi dẫn của Đức Chúa Trời không? Bạn có nên chú ý nhiều hơn đến Kinh-thánh không?
14. Chúng ta nên cẩn thận vâng giữ lời khuyên được soi dẫn nào, và tại sao?
14 Bạn có thể thấy là cả lòng lẫn trí, hoặc ý tưởng, đều liên can đến việc có được “sự bình-an của Đức Chúa Trời” và hưởng được lợi ích của sự bình an đó. Lời khuyên sau đây của Đức Chúa Trời xác nhận điều này: “Hỡi con, hãy chăm-chỉ về các lời ta, Khá nghiêng tai nghe những bài giảng-thuyết ta. Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con, Hãy giữ lấy nơi lòng con. Vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó, Và sự khỏe-mạnh cho toàn thân-thể của họ. Khá cẩn-thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” (Châm-ngôn 4:20-23).
15. Giê-su có vai trò gì trong việc chúng ta có được “sự bình-an của Đức Chúa Trời”?
15 Nhờ có được một sự liên lạc nồng nhiệt và mật thiết với Đức Giê-hô-va, “sự bình-an của Đức Chúa Trời” giữ gìn lòng và ý tưởng chúng ta “[bởi] Chúa Giê-su Christ” (Phi-líp 4:7). Giê-su đóng vai trò gì trong việc này? Phao-lô giải thích: “Nguyền xin anh em được ân-điển và sự bình-an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Chúa Giê-su Christ, là Chúa chúng ta, là đấng phó mình vì tội-lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy, y theo ý-muốn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta” (Ga-la-ti 1:3, 4). Đúng, Giê-su đã hy sinh mạng sống của ngài cách đầy yêu thương để cho chúng ta có thể được cứu chuộc (Ma-thi-ơ 20:28). Vậy thì “[bởi] Chúa Giê-su Christ” chúng ta có thể được Đức Giê-hô-va chấp nhận cho dâng mình làm tôi tớ của Ngài và có thể được Ngài ban cho sự bình an để giữ gìn chúng ta.
-
-
“Bình-an cho các ngươi!”Tháp Canh—1989 | 1 tháng 2
-
-
20. Người nào phạm tội nặng nên làm gì?
20 Nếu có người nào phạm tội nặng nhưng cố giấu kín việc đó, kẻ đó sẽ mất sự chấp nhận của Đức Giê-hô-va và “sự bình-an của Đức Chúa Trời” mà trước kia có. Người đó cũng sẽ mất sự yên ổn tâm trí nữa. (So sánh II Sa-mu-ên 24:10; Ma-thi-ơ 6:22, 23). Vậy thì bạn có thể thấy rằng bất cứ tín đồ đấng Christ nào phạm tội nặng nhất định phải thú tội cùng Đức Giê-hô-va và với các trưởng lão đầy yêu thương, những người này có thể giúp chữa lành cho về phương diện thiêng liêng (Ê-sai 1:18, 19; 32:1, 2; Gia-cơ 5:14, 15). Khi một người đã mất thăng bằng về phương diện thiêng liêng và đang bước trên con đường trơn trợt của tội lỗi đến tìm sự giúp đỡ của các anh thành thục, người đó sẽ không tiếp tục có lương tâm bị cắn rứt hoặc mất hẳn sự bình an của Đức Chúa Trời.
21. Điều gì khiến chúng ta cảm thấy biết ơn cách sâu đậm đối với Đức Giê-hô-va ngày nay, và chúng ta nên cương quyết làm gì?
21 Thật là một đặc ân lớn được làm Nhân-chứng trung thành của Đức Giê-hô-va ngày nay! Mọi sự chung quanh chúng ta, cả thế gian này theo Sa-tan đang sụp đổ và tan tác. Chẳng bao lâu nữa nó sẽ mất tiêu. Nhiều người “nhơn trong khi đợi việc hung-dữ xảy ra cho thế-gian, thì thất-kinh mất vía”. Nhưng chúng ta có thể ngước đầu lên vì chúng ta biết rằng “sự giải-cứu của [chúng ta] gần tới” (Lu-ca 21:25-28). Để chứng tỏ chúng ta biết ơn xiết bao đối với Đức Giê-hô-va về “sự bình-an của [Ngài] vượt-quá mọi sự hiểu-biết”, chúng ta hãy làm hết sức mình để trung thành phụng sự “Đức Chúa Trời [ban cho sự] bình-an” (Rô-ma 15:33; I Cô-rinh-tô 15:58).
-