Bạn còn nhớ không?
Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:
Khi nhận được sự chỉ dẫn của tổ chức Đức Chúa Trời thì các anh, như giám thị vòng quanh và trưởng lão, nên có thái độ nào?
Họ nên mau chóng vâng theo. Họ có thể tự hỏi: “Mình có góp phần củng cố tình trạng thiêng liêng của người khác không? Mình có mau chóng chấp nhận và ủng hộ sự chỉ dẫn mình nhận được không?”.—w16.11, trg 11.
Khi nào tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính rơi vào sự giam cầm của Ba-by-lôn?
Điều này xảy ra không lâu sau khi các sứ đồ qua đời. Vào lúc đó, hàng giáo phẩm bắt đầu xuất hiện. Giáo hội và Nhà nước đẩy mạnh Ki-tô giáo bội đạo và cố át đi tiếng nói của các tín đồ giống như lúa mì. Nhưng trong những thập niên trước năm 1914, các tín đồ được xức dầu bắt đầu thoát khỏi tôn giáo sai lầm.—w16.11, trg 23-25.
Tại sao công việc của ông Lefèvre d’Étaples rất có ý nghĩa?
Vào thập niên 1520, ông Lefèvre dịch Kinh Thánh sang tiếng Pháp để sách này đến được với dân thường. Cách ông giải thích những đoạn Kinh Thánh ảnh hưởng đến Martin Luther, William Tyndale và John Calvin.—wp16.6, trg 10-12.
Có sự khác biệt nào giữa việc “chú tâm đến xác thịt” và “chú tâm đến thần khí”? (Rô 8:6).
Người “chú tâm đến xác thịt” thì tập trung vào các ham muốn và khuynh hướng của xác thịt bất toàn, luôn nói về những điều thuộc về xác thịt và say mê những điều ấy. Còn người “chú tâm đến thần khí” tập trung đời sống vào những điều liên quan đến Đức Chúa Trời và các tư tưởng của ngài; một tín đồ như thế để thần khí chi phối mình. “Chú tâm đến xác thịt” dẫn đến sự chết, còn “chú tâm đến thần khí” mang lại sự sống và bình an.—w16.12, trg 15-17.
Một số cách thực tế để giảm bớt lo lắng là gì?
Đặt thứ tự ưu tiên một cách thích hợp, có những mong đợi thực tế, dành thời gian để có những giây phút yên tĩnh mỗi ngày, thưởng thức các công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời, giữ tính khôi hài, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc.—w16.12, trg 22, 23.
“Hê-nóc được đưa đi để không thấy sự chết” (Hê 11:5). Điều này có nghĩa gì?
Dường như Đức Chúa Trời đã nhẹ nhàng đưa Hê-nóc vào sự chết mà ông không biết điều đó.—wp17.1, trg 12, 13.
Tại sao sự khiêm tốn vẫn là điều quan trọng?
Khiêm tốn bao hàm việc đánh giá đúng về bản thân và ý thức về những giới hạn của chính mình. Chúng ta cần nhận biết cách cư xử của mình ảnh hưởng thế nào đến người khác, và không quá xem trọng bản thân.—w17.01, trg 18.
Có bằng chứng nào cho thấy Đức Chúa Trời hướng dẫn hội đồng lãnh đạo vào thế kỷ thứ nhất, như ngài đang hướng dẫn những anh thuộc Hội đồng Lãnh đạo ngày nay?
Với sự hỗ trợ của thần khí, họ hiểu được các sự thật Kinh Thánh. Với sự giúp đỡ của thiên sứ, họ giám sát công việc rao giảng, và cũng nương cậy nơi Lời Đức Chúa Trời khi cung cấp sự hướng dẫn. Những điều đó cũng đúng vào thời nay.—w17.02, trg 26-28.
Những yếu tố nào thúc đẩy chúng ta xem giá chuộc là món quà quý?
Bốn yếu tố sau: Ai là người tặng, động lực là gì, người tặng phải hy sinh điều gì, và nhu cầu thực tế nào được đáp ứng. Chúng ta nên suy ngẫm xem những yếu tố đó liên quan thế nào đến giá chuộc.—wp17.2, trg 4-6.
Sau khi đưa ra quyết định, một tín đồ có thể đổi ý không?
Chúng ta nên giữ lời, nhưng đôi khi cũng cần xem xét lại một quyết định. Sau khi dân thành Ni-ni-ve ăn năn, Đức Chúa Trời thay đổi quyết định của ngài về dân này. Đôi khi, chúng ta cần làm tương tự khi hoàn cảnh thay đổi hoặc nhận thông tin mới.—w17.03, trg 16, 17.
Tại sao thày lay là điều rất nguy hiểm?
Nó có thể khiến vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát và càng tệ hơn. Dù chúng ta đúng hay sai thì việc buông lời gây tổn thương sẽ không bao giờ cải thiện tình hình.—w17.04, trg 21.