-
Sự giải cứu gần đến rồi cho những người tin kính!Tháp Canh—1990 | 1 tháng 12
-
-
2, 3. a) Tại sao chúng ta ngày nay cảm thấy an tâm nhờ những lời ghi nơi II Phi-e-rơ 2:9? b) Kinh-thánh nêu ra các hành động giải cứu nào để khuyến khích?
2 Điều đang diễn ra nhắc chúng ta nhớ lại trong lịch sử thời xưa đã có vài thời kỳ đầy ý nghĩa. Sứ đồ Phi-e-rơ gợi chú ý đến các hành động giải cứu của Đức Chúa Trời trong những lần đó và rồi đi đến kết luận trấn an: “Chúa biết [giải] cứu những người tin kính khỏi cơn cám dỗ [thử thách]” (II Phi-e-rơ 2:9). Xin lưu ý hoàn cảnh dẫn đến lời tuyên bố đó nơi II Phi-e-rơ 2:4-10:
3 “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên-sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói-buộc bằng xiềng nơi tối-tăm để chờ sự phán-xét; nếu Ngài chẳng tiếc thế-gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian-ác nầy, chỉ gìn-giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công-bình, với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán-phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy-phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian-ác về sau; nếu Ngài đã giải-cứu người công-bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn-ở luông-tuồng của bọn gian-tà kia, (vì người công-bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm-biết đau-xót trong lòng công-bình mình), thì Chúa biết [giải] cứu những người tin kính khỏi cơn cám dỗ [thử thách], và hành-phạt kẻ không công-bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán-xét, nhứt là những kẻ theo lòng tư-dục ô-uế mình mà ham-mê sự sung-sướng xác-thịt, khinh-dể quyền-phép rất cao”. Như các câu Kinh-thánh này cho thấy, các biến cố xảy ra trong thời Nô-ê và thời Lót mang đầy ý nghĩa đối với chúng ta.
-
-
Sự giải cứu gần đến rồi cho những người tin kính!Tháp Canh—1990 | 1 tháng 12
-
-
4. Trong thời Nô-ê, tại sao thế gian bại hoại dưới mắt Đức Chúa Trời? (Thi-thiên 11:5).
4 Sự tường thuật lịch sử ghi nơi Sáng-thế Ký đoạn 6 cho biết thế gian thời Nô-ê bại hoại dưới mắt Đức Chúa Trời. Tại sao? Vì cớ sự hung bạo. Đó không phải là các vụ hung bạo giết người lẻ tẻ. Sáng-thế Ký 6:11 tường thuật rằng “thế-gian bấy giờ đều... đầy-dẫy sự hung [bạo]”
5. a) Loài người đã tỏ ra thái độ nào dẫn đến sự hung bạo thời Nô-ê? b) Hê-nóc đã cảnh cáo gì về sự không tin kính?
5 Nguyên do sâu xa là gì? Câu Kinh-thánh nơi II Phi-e-rơ nói đến những kẻ không tin kính. Đúng vậy, một tinh thần không tin kính đã ăn sâu vào xã hội loài người. Đây không chỉ là sự khinh thường nói chung đối với luật pháp Đức Chúa Trời, nhưng là một thái độ bướng bỉnh chống lại Đức Chúa Trời.a Một khi người ta tỏ ra bướng bỉnh chống lại Đức Chúa Trời, có thể nào chờ đợi họ đối xử tử tế với người đồng loại không? Trước khi Nô-ê sanh ra, tình trạng không tin kính đã lan tràn nhiều rồi đến độ Đức Giê-hô-va cho Hê-nóc nói tiên tri về hậu quả sẽ xảy đến (Giu-đe 14, 15). Chắc chắn Đức Chúa Trời phải thi hành án quyết để loại trừ sự bướng bỉnh chống lại Ngài.
-
-
Sự giải cứu gần đến rồi cho những người tin kính!Tháp Canh—1990 | 1 tháng 12
-
-
a “Anomia nghĩa là khinh thường, hoặc bướng bỉnh chống lại luật pháp Đức Chúa Trời; asebeia [thể danh từ của chữ dịch ra là “những kẻ không tin-kính”] là thái độ như thế đối với Đức Chúa Trời” (Vine’s Expository Dictionary of Old and New Testament Words, Quyển 4, trang 170).
-