Ngày của Chúa sẽ có nghĩa gì cho bạn?
“Hãy cai-trị giữa các thù-nghịch ngươi” (THI-THIÊN 110:2).
1-3. a) Tại sao thời mở đầu ngày của Chúa là một thời kỳ tranh chiến, và Giê-su đã thành công trong một số sự việc nào? b) Giê-su sẽ tỏ ra thế nào là “đến đâu cũng thắng”?
Năm 1914 Giê-su được phong làm Vua trong Nước Đức Chúa Trời, và ngày của Chúa bắt đầu. Vị Vua mới này đối phó ngay với sự chống đối hung bạo của Sa-tan Ma-quỉ và các tay sai của hắn trên đất (Thi-thiên 2:1-6). Vậy những năm đầu trong ngày của Chúa là một thời kỳ tranh chiến khi Giê-su xông ra trận ‹‹[khuất phục] các thù-nghịch ngài» (Thi-thiên 110:2).
2 Vị Vua mới đã làm nhiều sự chinh phục vẻ vang. Sau năm 1914, Sa-tan cố công vồ “nuốt” Nước Trời mới lập, nhưng thay vì thế đã bị quăng ra cách nhục nhã khỏi các từng trời (Khải-huyền 12:1-12). Rồi hắn “đi tranh-chiến” với những người được xức dầu còn sót lại, nhưng không ngăn cản nổi việc họ “đứng thẳng dậy” năm 1919 hoặc việc họ nhận lãnh “cuốn sách nhỏ” nơi tay của Giê-su Christ (Khải-huyền 10:8-11; 11:11, 12; 12:17). Hắn cũng tỏ ra bất lực không cản trở được việc gom góp những người cuối cùng trong số 144.000 người và việc thâu nhóm đám đông (ra từ mọi nước), họ “ngày đêm hầu việc... trong đền [Đức Giê-hô-va]” (Khải-huyền 7:1-3, 9-15).
3 Thật thế, từ năm 1914 Giê-su “đi như kẻ đã thắng”. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm. Giê-su còn phải tỏ ra “đến đâu cũng thắng”. Ngài còn phải hành động để loại bỏ mọi dấu vết của hệ thống mọi sự trong khắp thế gian dưới quyền Sa-tan (Khải-huyền 6:1, 2; 19-11-21). Hành vi trọng đại này sẽ có nghĩa gì đối với mỗi cá nhân chúng ta?
Ba-by-lôn Lớn bị lột trần công khai
4. Sách Khải-huyền mô tả tôn giáo giả thế nào?
4 Việc hủy diệt thế gian của Sa-tan sẽ bắt đầu với sự kết liễu của tôn giáo giả. Khải-huyền mô tả toàn thể đế quốc tôn giáo giả thế giới—gồm cả các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ—như là một dâm phụ, Ba-by-lôn Lớn, hành dâm với các vua chúa của đất và làm nhân loại say bởi rượu tà dâm của y thị. Ô nhục thay, chính y thị cũng say vì uống máu—máu của các tôi tớ Đức Chúa Trời (Khải-huyền 17:1-6). Khải-huyền cũng mô tả sự kết liễu của mụ dâm phụ già gớm ghiếc này, và chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều này nếu xem xét điều đã xảy ra cho một dâm phụ tôn giáo khác hồi xưa vào thế kỷ thứ bảy trước tây lịch.
5, 6. Tại sao thành Giê-ru-sa-lem bất trung bị gọi là dâm phụ, và điều này khiến Đức Giê-hô-va phán xét thành đó thế nào?
5 Dâm phụ ấy là thành Giê-ru-sa-lem. Thành đó được xem là trung tâm dành cho sự thờ phượng Đức Giê-hô-va trên đất, nhưng Đức Chúa Trời nói về thành này: “Bởi máu mầy đã đổ ra, mầy tự chuốc lấy tội” (Ê-xê-chi-ên 22:4). Thành đó đáng lý cũng phải được xem là tinh sạch về phương diện thiêng liêng, nhưng lại hành dâm bằng cách o bế các nước. Đức Giê-hô-va phán cùng thành đó: “Ôi! lòng mầy luốt-lát là dường nào [ta giận mầy biết bao!], mầy phạm mọi việc đó, là việc đó, là việc của đờn-bà tà-dâm không biết xấu” (Ê-xê-chi-ên 16:30; 23:1-21; Gia-cơ 4:4).
6 Vậy hãy xem xét sự phán xét của Đức Giê-hô-va nghịch lại dâm phụ này: “Nầy, ta sẽ nhóm hết thảy [các nước] tình-nhơn mầy, tức những [nước] mầy ưa-thích, mọi [nước] mầy yêu..., chúng nó sẽ... lột áo-xống mầy, cất lấy đồ trang-sức đẹp-đẽ mầy, để mầy ở lỗ và [trần truồng]. Chúng nó sẽ lấy lửa đốt nhà mầy” (Ê-xê-chi-ên 16:37, 39, 41; 23:25-30). Lịch sử ghi chép lại điều đã xảy ra. Quân Ba-by-lôn kéo đến năm 607 trước tây lịch và cướp bóc lột sạch thành Giê-ru-sa-lem. Dân cư và tài sản trong thành bị đem đi Ba-by-lôn. Thành bị hủy diệt, đền thờ bị đốt cháy và đất bị bỏ hoang (II Sử-ký 36:17-21).
7. Số phận sau cùng của Ba-by-lôn Lớn là gì?
7 Ba-by-lôn Lớn cũng sẽ bị tương tự. Khải-huyền cảnh cáo: “[Các ‹‹vua» thời nay tức các nhà cầm quyền mà Ba-by-lôn Lớn hành dâm cùng với chúng theo nghĩa thiêng liêng] sẽ ghét dâm-phụ, sẽ bóc-lột cho nó lỏa-lồ, ăn thịt nó và thiêu nó bằng lửa” (Khải-huyền 17:2, 16). Gương của thành Giê-ru-sa-lem xưa dạy cho chúng ta biết ý nghĩa của điều này. Tôn giáo giả sẽ bị chính phủ các nước hủy diệt, những kẻ trước kia “ưa-thích” y thị. Tài sản của tôn giáo giả sẽ bị tước đoạt, và y thị sẽ bị thiêu, bị hủy diệt hoàn toàn. Thật là một sự kết liễu xứng hợp thay cho một tổ chức gớm ghiếc!
Các từng trời tối tăm lại
8. Hoạn nạn lớn sẽ là thời kỳ gì đối với nhân loại?
8 Việc hủy diệt Ba-by-lôn Lớn là bắt đầu “hoạn-nạn lớn” do Giê-su tiên tri (Ma-thi-ơ 24:21; Khải-huyền 7:14). Khải-huyền nói về lúc đó: “Có một cơn động-đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối-tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất” (Khải-huyền 6:12, 13). Trận động đất lớn này là “sự rúng-động lớn” trong “đất Y-sơ-ra-ên” mà Ê-xê-chi-ên đã tiên tri (Ê-xê-chi-ên 38:18, 19; Giô-ên 3:14-16). Đó là sự hủy diệt sau cùng dành cho hệ thống mọi sự ác này. Sẽ có gì xảy ra cho mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao hiểu theo nghĩa đen không?
9, 10. Ê-xê-chi-ên đã tiên tri gì về xứ Ê-díp-tô, và điều này được ứng nghiệm thế nào?
9 Ê-xê-chi-ên có báo trước về sự sụp đổ sắp đến của nước láng giềng lớn ở phía nam Y-sơ-ra-ên là xứ Ê-díp-tô: “Khi ta giập tắt ngươi [Pha-ra-ôn], thì ta sẽ che các từng trời và làm tối các ngôi sao; dùng mây bao-bọc mặt trời, và mặt trăng sẽ không chiếu sáng nữa. Ta sẽ làm cho tối-tăm trên ngươi mọi sự sáng-láng trên trời, và ta sẽ bủa sự mờ-mịt ra trên đất ngươi, Chúa Giê-hô-va phán vậy” (Ê-xê-chi-ên 32:7, 8).
10 Khi Pha-ra-ôn và quân đội của hắn bị diệt các từng trời theo nghĩa đen không tối tăm lại. Nhưng tương lai của xứ Ê-díp-tô đã trở nên rất tối tăm. Như học giả Kinh-thánh là C. F. Keil nhận xét, “sự tối tăm diễn ra [sau khi Pha-ra-ôn thất trận] là một sự tượng trưng làm hình bóng cho những hoàn cảnh hoàn toàn tuyệt vọng”. Xứ Ê-díp-tô mãi mãi không còn là một cường quốc thế giới độc lập, nhưng lần lượt bị các cường quốc thế giới đô hộ! Ngày nay, phần lớn lãnh thổ của cường quốc thế giới của đô hộ! Ngày nay, phần lớn lãnh thổ của cường quốc thế giới của Pha-ra-ôn xưa nằm dưới quyền cai trị của một nước Á-rập.
11. a) Điều đã xảy ra cho xứ Ê-díp-tô làm hình bóng trước cho gì? b) Tương lai của thế gian theo Sa-tan sẽ hoàn toàn đen tối thế nào trong hoạn nạn lớn?
11 Nhưng học giả Keil nhận định một ý nghĩa sâu rộng khác của lời tiên tri Ê-xê-chi-ên. Ông viết: “Sự sụp đổ của cường quốc thế giới này [Ê-díp-tô] là một điềm và dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của mọi cường quốc thế giới chống tôn giáo trong ngày phán xét sau cùng”. Nội dung của lời xác nhận này là đúng. Khải-huyền cho thấy trong hoạn nạn lớn tương lai của nhân loại không kính sợ Đức Chúa Trời cũng sẽ đen tối như là tương lai của Ê-díp-tô xưa. Giống như ban ngày mặt trời sẽ không chiếu sáng và bầu trời ban đêm không có ánh sáng ấm áp của mặt trăng và các ánh sao quen thuộc lấp lánh nữa. Những kẻ từ chối tôn vinh vị Vua của Đức Giê-hô-va sẽ chết đi mà không được chôn cất tử tế trong khi đấng Cỡi ngựa bạch hoàn tất cuộc chiến thắng của ngài (Khải-huyền 19:11, 17-21; Ê-xê-chi-ên 39:4, 17-19). Không lạ gì khi những kẻ bất kính sẽ gào thét “với núi và đá lớn rằng: Hãy rơi xuống chận trên [chúng tôi], đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh-nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (Khải-huyền 6:16, 17; Ma-thi-ơ 24:30).
Chiến tranh tiếp diễn!
12. Sa-tan biểu lộ thế nào sự ghen ghét của hắn đối với Giê-su Christ trong ngày của Chúa?
12 Nhưng còn các tín đồ đấng Christ lúc đó thì sao? Chiến cuộc không ngớt giữa Sa-tan và đấng Cỡi ngựa bạch đã gây ảnh hưởng lớn trên họ. Vì Sa-tan không thể nào đến gần chính Giê-su được, hắn trút hết sức phẫn nộ của hắn lên những người được xức dầu còn sót lại và—gần đây hơn—lên đám đông các chiên khác tụ lại chung quanh họ. Như Giê-su đã cảnh giác, những người này “bị mọi dân ghen-ghét vì danh [ngài]” (Ma-thi-ơ 24:9). Sa-tan dùng mọi thứ vũ khí hắn có được để chống lại họ kể cả hành hung, bỏ tù, tra tấn và giết (II Ti-mô-thê 3:12).
13. Làm thế nào Sa-tan dùng thủ đoạn trong chiến cuộc chống lại dân sự Đức Chúa Trời?
13 Sa-tan cũng đã dùng mọi thủ đoạn lưu manh (Ê-phê-sô 6:11). Hắn dùng “sự lo-lắng về đời nầy [quyền lực giả dối của sự giàu sang]” để cám dỗ một số người làm họ bớt rao giảng hoặc ngay cả ngưng làm thánh chức (Ma-thi-ơ 13:22; I Ti-mô-thê 6:9, 10). Những kẻ khác bị hắn lường gạt để phạm sự ô uế và tà dâm (I Cô-rinh-tô 5:1, 2). Nhiều người chịu áp lực nặng nề vì “sự lo-lắng đời nầy”, và Sa-tan lợi dụng điều đó để cố ‹‹làm cho lòng họ mê-mẩn» (Lu-ca 21:34). Trong các trường hợp khác hắn dùng các sự trái nghịch về nhân cách hoặc các khuynh hướng chống uy quyền để khiến người ta xao nhãng “những sự tốt-lành [quan trọng] hơn” (Phi-líp 1:10; I Cô-rinh-tô 1:11, 12; Gia-cơ 4:1-3).
14, 15. Làm sao chúng ta có thể chiến thắng trong trận chiến chống lại Sa-tan?
14 Bởi vậy, tín đồ đấng Christ cần phải vun trồng sự bền bỉ trong ngày của Chúa. Một số người đã thất bại, và mỗi cuộc thất bại của họ là một chiến thắng nho nhỏ cho Sa-tan (I Phi-e-rơ 5:8). Nhưng phần đông đã nghe theo lời hứa của Giê-su: “Kẻ nào bền chí cho đến cuối-cùng, thì sẽ được cứu” (Ma-thi-ơ 24:13). Với sự giúp đỡ của Giê-su: “Kẻ nào bền chí cho đến cuối-cùng, thì sẽ được cứu” (Ma-thi-ơ 24:13). Với sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va, họ đã chiến thắng và làm vui lòng Ngài (Châm-ngôn 27:11; I Giăng 2:13, 14).
15 Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm Sa-tan hài lòng thấy chúng ta bỏ lẽ thật! Bởi vậy, chúng ta hãy nghe theo lời khuyên của Phao-lô và trang bị bằng lẽ thật, sự công bình và đức tin—hăng say rao giảng tin mừng và học hỏi để giữ vững đức tin. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện không ngừng và luôn luôn đề phòng cẩn thận. Bằng cách đó, chúng ta sẽ “khỏi bị quở-trách trong ngày của Chúa Giê-su Christ chúng ta” (I Cô-rinh-tô 1:8; Ê-phê-sô 6:10-18; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17; I Phi-e-rơ 4:7). Mong rằng ngày của Chúa sẽ đem ân phước dồi dào cho chúng ta.
Đặc ân phụng sự kỳ diệu
16. Tại sao Giăng được lệnh bảo đừng viết ra điều mà bảy tiếng sấm đã nói, và điều này có nghĩa gì đối với tín đồ được xức dầu của đấng Christ năm 1919?
16 Nơi Khải-huyền 10:3, 4 Giăng nói rằng ông nghe “bảy tiếng sấm” phát ra tiếng nói. Ông muốn viết ra những điều ông nghe, nhưng ông thuật lại: “Tôi nghe một tiếng ở từ trời đến phán rằng: Hãy đóng ấn những điều bảy tiếng sấm đã nói, và đừng chép làm chi”. Hiển nhiên, chưa phải là lúc công bố những tin tức ấy. Thay vì thế, Giăng được lệnh bảo lấy cuốn sách nhỏ và ăn. Bảy tiếng sấm dường như tượng trưng cho toàn bộ sự phát biểu về các ý định Đức Giê-hô-va (Thi-thiên 29:3; Giăng 12:28, 29; Khải-huyền 4:5). Hồi 1919, khi tín đồ được xức dầu của đấng Christ ăn cuốn sách nhỏ theo nghĩa bóng, không phải là lúc để họ hoàn toàn hiểu rõ các ý định Đức Giê-hô-va. (So sánh Đa-ni-ên 12:8, 9). Nhưng họ dạn dĩ tiến tới với sự hiểu biết có được lúc đó và tỏ ra xứng đáng được soi sáng thêm.
17. Đức Giê-hô-va đã ban cho dân Ngài một số sự hiểu biết mới nào trong những năm từ 1919 về sau?
17 Rồi thời gian qua họ dần dần nhận được sự hiểu biết rõ hơn về ý muốn Đức Giê-hô-va. Thí dụ, họ hiểu được là chiên trong lời ví dụ của Giê-su được phân chia ra khỏi dê ngay trước Ha-ma-ghê-đôn (Ma-thi-ơ 25:31-46). Họ hiểu rằng việc thành lập Nước Trời năm 1914 là sự ứng nghiệm về Khải-huyền đoạn 12. Họ hiểu được sâu rộng hơn về tầm quan trọng của danh Đức Giê-hô-va, và họ học biết ai thật sự là đám đông “vô số người” nói đến trong sách Khải-huyền đoạn 7. Các sự Đức Chúa Trời sự tin cậy lớn làm sao! (Châm-ngôn 4:18; II Phi-e-rơ 1:19).
18. Dân sự Đức Giê-hô-va có những công việc phụng sự trọng yếu nào trong ngày của Chúa, và điều này khiến chúng ta ý thức được đặc ân lớn nào?
18 Đồng thời Đức Giê-hô-va giao phó cho tôi tớ Ngài trên đất một đặc ân phụng sự phi thường. Trong một sự hiện thấy tuyệt diệu Giăng thấy các thiên sứ rao báo tin mừng đời đời cho nhân loại, rao báo sự sụp đổ của Ba-by-lôn Lớn và cảnh cáo chớ nên nhận cái dấu của con thú (Khải-huyền 14:6-10). Trong khi chắc chắn các thiên sứ giám sát các công việc do Đức Chúa Trời chỉ định, chính các Nhân-chứng Giê-hô-va, những người trên đất, được đặc ân đem thông điệp này cho nhân loại. Giăng cũng thấy Giê-su gặt hái “mùa-màng dưới đất” (Khải-huyền 14:14-16). Nhưng Giê-su gặt hái mùa màng này qua công việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ do các thần dân trên đất của ngài (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20). Thật là một đặc ân lớn thay được tham gia vào các công việc phụng sự trọng yếu đến thế cùng với các thiên sứ và chính Giê-su Christ! Làm thế chúng ta cảm thấy thật sự phù hợp với tổ chức cao cả, vô hình trên trời của Đức Giê-hô-va gồm các tạo vật thần linh trung thành.
Sự chê chở của Đức Chúa Trời
19. a) Tột điểm sự thù nghịch của Sa-tan đối với dân sự Đức Chúa Trời sẽ là gì? b) Ai sẽ thắng trong cuộc xung đột tột đỉnh kết thúc?
19 Trong khi sự cuối cùng của thế gian này gần đến, Sa-tan sẽ gây áp lực càng ngày càng nhiều hơn nữa trên tín đồ đấng Christ. Ê-xê-chi-ên đoạn 38 và 39 diễn tả tột điểm sự thù nghịch của Sa-tan, nơi đây được gọi cách tiên tri là Gót của đất Ma-gốc. Theo lời tiên tri được soi dẫn này, Sa-tan sẽ mở một cuộc tổng tấn công nhằm hủy diệt dân sự Đức Chúa Trời một lần cuối cùng. Hắn sẽ thành công không? Khải-huyền trả lời: “Mười cái sừng [các ‹‹vua›› thời nay, hoặc các nhà cầm quyền]... chiến-tranh cùng Chiên Con, Chiên Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua; và những kẻ được kêu-gọi, những kẻ được chọn cùng những kẻ trung-tín đều ở với Chiên Con, cũng thắng được chúng nữa” (Khải-huyền 17:12, 14). Các tín đồ trung thành của đấng Christ chắc chắn sẽ thắng nếu giữ vững sự trung thành đối với vị Vua cao cả và toàn thắng của họ. Các lực lượng của Gót sẽ bị hủy diệt hoàn toàn (Ê-xê-chi-ên 39:3, 4, 17-19; Khải-huyền 19:17-21).
20. Ngày của Chúa sẽ đem lại những ân phước nào cho các tín đồ trung thành của đấng Christ khi hoạn nạn lớn?
20 Bởi vậy, ngày của Chúa sẽ có nghĩa là sự cứu rỗi cho dân sự Đức Chúa Trời. Những người được xức dầu sót lại còn sống làm người khi hoạn nạn lớn sẽ được bảo đảm về địa vị của họ trên trời, và họ sẽ cương quyết không gì lay chuyển được hầu chấm dứt trọn đời sống trên đất trong sự trung thành (Khải-huyền 7:1-3; II Ti-mô-thê 4:6-8). Đám đông cũng sẽ sống sót, và Giê-su “sẽ chăn-giữ và đưa [họ] đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt [họ]” (Khải-huyền 7:14, 17). Thật là một phần thưởng tốt lành cho sự bền bỉ trung thành!
21. Điều gì sẽ xảy ra trên đất trong ngày của Chúa sau hoạn nạn lớn?
21 Tới đây ngày của Chúa bước vào một giai đoạn kỳ diệu: triều đại Một Ngàn Năm của Giê-su Christ (Khải-huyền 20:6, 11-15). Sông nước sự sống nói đến trong lời tiên tri của cả hai sách Khải-huyền và Ê-xê-chi-ên sẽ từ ngôi Đức Giê-hô-va chảy xuống nhân loại, và ai uống nước sông ấy sẽ dần dần được nâng lên thành người hoàn toàn (Ê-xê-chi-ên 47:1-12; Khải-huyền 22:1, 2). Âm-phủ (Hades) sẽ trở nên trống không, và hằng tỉ người đã chết cũng sẽ có cơ hội uống nước sông này (Giăng 5:28, 29).
22. Các biến cố trọng đại nào chờ đón nhân loại vào cuối triều đại Một Ngàn Năm của đấng Christ?
22 Cuối một ngàn năm nhân loại đã được nâng lên đến sự hoàn toàn rồi. Lúc đó là thích hợp thay để cho Sa-tan xuất hiện lần cuối cùng trên diễn đàn trái đất! Một lần nữa hắn sẽ cố lừa dối nhân loại, và ngay cả lúc đó cũng sẽ có một số kẻ theo hắn. Những kẻ này được gọi một cách đầy ý nghĩa là “dân Gót và dân Ma-gót” vì chúng sẽ thể hiện cùng một tinh thần quỉ quái giống như “đảng Gót” nói trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên. Nhưng tinh thần phản nghịch của chúng sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn khi chúng bị quăng vào hồ lửa tượng trưng cùng với Sa-tan và các quỉ sứ hắn (Khải-huyền 20:7-10; Ê-xê-chi-ên 39:11). Một tương lai đầy ân phước chờ đón những người giữ vững sự trung thành vượt qua sự thử thách sau cùng đó, và rồi loài người đã được hoàn toàn sẽ trở nên một với tổ chức công bình của Đức Giê-hô-va trong khắp vũ trụ. Chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ là “muôn sự trong muôn sự [mọi người]”! (I Cô-rinh-tô 15:24, 28; Khải-huyền 20:5).
23. Vì cớ thời kỳ chúng ta đang sống, lời khuyên nào của Phao-lô là thích hợp nhất để mỗi người chúng ta nghe theo?
23 Vậy nếu chúng ta bền đỗ, thì sẽ nhận được những ân phước khó tưởng tượng nổi! Hãy nhớ, ngày của Chúa đã bắt đầu một thời gian rồi. Những sự việc kỳ diệu đã bắt đầu xảy ra rồi. Vậy những lời này của Phao-lô thích hợp thay: “Chớ mệt-nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ-nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt” (Ga-la-ti 6:9). Thật thế, chúng ta “chớ mệt-nhọc về sự làm lành” trong ngày của Chúa! Nếu chúng ta bền đỗ, ngày này đây sẽ đem lại những lợi ích đời đời cho mỗi người chúng ta.
Bạn có thể giải thích không?
◻ Giai đoạn đầu của sự hủy diệt thế gian của Sa-tan là gì?
◻ Làm sao Giê-su sẽ “đến đâu cũng thắng” kẻ thù?
◻ Sa-tan đã tranh chiến thế nào chống lại Nhân-chứng Giê-hô-va trong ngày của Chúa?
◻ Dân sự Đức Chúa Trời vui hưởng được các ân phước đáng kể nào từ năm 1919?
◻ Vì cớ thời điểm hiện nay của chúng ta, cá nhân bạn cương quyết làm gì?
[Hình nơi trang 9]
Số phận của thành Giê-ru-sa-lem xưa cho thấy điều gì sắp sửa xảy ra cho Ba-by-lôn Lớn