Câu hỏi thảo luận cho sách mỏng—Bạn có nên tin thuyết Chúa Ba Ngôi không?
TUẦN LỄ THỨ NHẤT
Trang 3, tiểu đề: “Bạn có nên tin giáo lý này không?”
1, 2. Chúng ta có thể nhận xét điều gì về giáo lý Chúa Ba Ngôi?
3. Tại sao ta nên lưu tâm đến đề tài Chúa Ba Ngôi?
4. Nói vắn tắt, giáo lý Chúa Ba Ngôi là gì?
5. Những người không chấp nhận giáo lý Chúa Ba Ngôi thì nói sao?
6. Nguồn gốc của thuyết Chúa Ba Ngôi là gì, theo những người a) ủng hộ nó? b) chỉ trích nó?
7. Một số hậu quả sẽ là gì a) nếu thuyết Chúa Ba Ngôi là xác thật? b) nếu giáo lý này là sai?
8. Sách mỏng này sẽ xem xét những vấn đề nào?
Trang 3, tiểu đề: “Họ giải thích Chúa Ba Ngôi ra sao?”
1. Giáo hội Công giáo định nghĩa Chúa Ba Ngôi ra sao?
2, 3. Phần lớn các giáo hội khác định nghĩa giáo lý này ra sao?
Trang 4:
1. Nhiều người phản ứng thế nào trước sự giải thích về thuyết Chúa Ba Ngôi?
2-4. Một số người nói gì về thuyết Chúa Ba Ngôi?
5, 6. Một bách khoa tự điển Công giáo nói gì về các người học tại chủng viên và những giáo sư của họ, và làm sao bạn có thể chứng thật lời phát biểu này?
7. Một linh mục Dòng Tên nói gì về thuyết Chúa Ba Ngôi?
8. Một nhà thần học Công giáo đúng đắn nhận xét điều gì?
9. Một số người giải thích nguồn gốc của thuyết Chúa Ba Ngôi thế nào?
Trang 5:
1, 2. Nói rằng thuyết Chúa Ba Ngôi đến do sự mặc khải của Đức Chúa Trời gây vấn đề trầm trọng nào?
3. Người ta có phải là nhà thần học để ‘biết Cha chân thật và con Ngài không’?
TUẦN LỄ THỨ HAI
Trang 5, tiểu đề: “Đó có phải rõ ràng là một giáo lý của Kinh-thánh không?”
1. Nếu là sự thật, tại sao thuyết Chúa Ba Ngôi phải được dạy một cách rõ ràng trong Kinh-thánh?
2. Những người tin đạo trong thế kỷ thứ nhất xem Kinh-thánh như sao?
3, 4. Sứ đồ Phao-lô và Giê-su dùng gì để làm căn bản cho sự dạy dỗ của họ?
5, 6. a) Những người tin đạo trong thế kỷ thứ nhất cho rằng Kinh-thánh có uy quyền gì? b) Chúng ta đúng lý nên chờ đợi phải tìm gì trong Kinh-thánh nếu thuyết Chúa Ba Ngôi là sự thật?
7-9. a) Các nguồn tài liệu Tin lành lẫn Công giáo công nhận điều gì về chữ “Chúa Ba Ngôi”, và lần đầu tiên chữ này xuất hiện trong môn thần học của giáo hội là khi nào? b) Phải chăng việc Tertullian dùng từ La-tinh cho Chúa Ba Ngôi có nghĩa là ông dạy thuyết này?
Trang 6:
1, 2. Hai cuốn bách khoa tự điển công nhận điều gì về Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ và Chúa Ba Ngôi?
3. Một linh mục Dòng Tên phát biểu thế nào về lời chứng của Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ?
4. Khi tra cứu Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ, ta thấy điều gì?
5-7. Hai nguồn tài liệu nói gì về Chúa Ba Ngôi và Kinh-thánh phần tiếng Hy-lạp?
8-10. Chúng ta có thể dùng những lời trích dẫn nào để cho thấy Kinh-thánh phần tiếng Hy-lạp không dạy thuyết Chúa Ba Ngôi?
11, 12. Như hai sử gia nhận xét, các đạo tự xưng theo đấng Christ bắt đầu dạy thuyết Chúa Ba Ngôi khi nào?
13. Các bằng chứng dẫn đến kết luận nào?
14-17. Các tín đồ đấng Christ thuở ban đầu có dạy Chúa Ba Ngôi không?
Trang 7:
1. Chỉ sau khi thời kỳ nào thuyết Chúa Ba Ngôi mới được lập ra?
2-4. Những người lãnh đạo việc dạy dỗ tôn giáo trong thế kỷ thứ hai là Justin Martyr và Irenaeus xem Đức Chúa Trời và đấng Christ thế nào?
5, 6. Clement ở Alexandria và Tertullian có quan điểm như thế nào?
7, 8. Vào thế kỷ thứ ba, Hippolytus và Origen phát biểu thế nào?
9. Một sử gia tóm lược các chứng cớ về Chúa Ba Ngôi thế nào?
10. Chứng cớ của Kinh-thánh và lịch sử cho thấy rõ điều gì?
TUẦN LỄ THỨ BA
Trang 7, tiểu đề: “Giáo lý Chúa Ba Ngôi đã phát triển thế nào?”
1, 2. Thuyết Chúa Ba Ngôi có được hình thành đầy đủ tại Giáo hội nghị Ni-xen vào năm 325 công nguyên không?
Trang 8:
1. Tại sao Constantine tổ chức Giáo hội nghị Ni-xen?
2. Một sử gia nói gì về sự cải đạo của Constantine?
3. Constantine đóng vai trò nào tại Giáo hội nghị Ni-xen?
4. Constantine có thật sự hiểu các câu hỏi về thần học được bàn cãi tại Giáo hội nghị Ni-xen không?
5. Chiếu theo sự quyết định của Giáo hội nghị Ni-xen, ta có thể đặt câu hỏi nào?
6, 7. a) Có gì xảy ra sau Giáo hội nghị Ni-xen? b) Điều gì được quyết định tại Giáo hội nghị Constantinople vào năm 381 công nguyên?
8. Có gì xảy ra sau Giáo hội nghị Constantinople, và chỉ đến khi nào thuyết Chúa Ba Ngôi mới được chính thức hóa thành tín điều?
Trang 9:
1. Athanasius là ai, và tín điều mang tên ông nói gì?
2. a) Athanasius có sáng tác tín điều mang tên ông không? b) Để cho tín điều Athanasia được phổ biến tại Âu Châu phải mất bao lâu?
3. Trong nhiều thế kỷ khi thuyết Chúa Ba Ngôi mới được phổ biến và chấp nhận, cái gì đã hướng dẫn các quyết định?
4. Lịch sử của thuyết Chúa Ba Ngôi phù hợp với lời tiên tri trong Kinh-thánh thế nào?
5, 6. Sứ đồ Phao-lô và các tác giả khác của Kinh-thánh nói lời tiên tri về điều gì?
7. a) Giê-su cho thấy rằng ai sẽ đứng đằng sau việc đi sai lệch khỏi đạo thật của đấng Christ? b) Một bách khoa tự điển bình luận thế nào về những gì đã xảy ra?
TUẦN LỄ THỨ TƯ
Trang 10:
1. Những tà đạo cổ xưa, Ấn-độ giáo và đạo Phật, và các đạo tự xưng theo đấng Christ giống nhau ở chỗ nào?
Trang 11:
1, 2. Một hình thức thờ phượng giả rất phổ thông vào thời cổ xưa là gì? b) Theo các sử gia, làm sao khái niệm về Chúa Ba Ngôi nhập vào đạo đấng Christ?
3, 4. Có mối liên hệ nào giữa sự thờ phượng các thần ngoại đạo của người Ai-cập và Chúa Ba Ngôi của các đạo tự xưng theo đấng Christ?
5. Hai nguồn tài liệu kết luận thế nào về nguồn gốc của Chúa Ba Ngôi?
6. Bách khoa Tự điển Tôn giáo và Luân lý của Hastings phát biểu thế nào về mối liên hệ giữa các thần bộ ba ngoại đạo và Chúa Ba Ngôi của các đạo tự xưng theo đấng Christ?
7, 8. Nhà triết lý Hy-lạp là Plato đã ảnh hưởng thế nào sự phát triển sau này của thuyết Chúa Ba Ngôi của các đạo tự xưng theo đấng Christ?
9, 10. Các sử gia cho thấy ảnh hưởng của Plato trên sự phát triển của thuyết Chúa Ba Ngôi như thế nào?
11, 12. Đến cuối thế kỷ thứ ba công nguyên, có gì đã xảy ra?
13. Như một nguồn tài liệu tôn giáo ghi chú, chúng ta phải nói gì về sự phát triển của thuyết Chúa Ba Ngôi?
Trang 12:
1. Phù hợp với lời tiên tri trong Kinh-thánh, điều gì đã nảy nở đầy đặn vào thế kỷ thứ tư công nguyên?
2. Điều gì cho thấy rằng thuyết Chúa Ba Ngôi không thể nào đến từ Đức Chúa Trời?
3, 4. a) Tại sao không hợp lý cho tín đồ đấng Christ chấp nhận Chúa Ba Ngôi? b) Chúng ta phải kết luận thế nào về Chúa Ba Ngôi?
Trang 12, tiểu đề: “Kinh-thánh nói gì về Đức Chúa Trời và Giê-su?”
1, 2. Nếu người ta đọc Kinh-thánh mà không có định kiến gì cả, họ sẽ kết luận ra sao về Đức Chúa Trời và đấng Christ?
3, 4. Một giáo sư lịch sử giáo hội nói gì về ý niệm về Đức Chúa Trời trong Kinh-thánh a) phần tiếng Hê-bơ-rơ? b) phần tiếng Hy-lạp?
Trang 13:
1. Làm sao văn phạm của câu Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4 cho thấy rằng Đức Chúa Trời là một Đấng duy nhất?
2. Sứ đồ Phao-lô xác định điều gì về bản chất của Đức Chúa Trời?
3. Đức Chúa Trời được nói đến thế nào trong suốt cuốn Kinh-thánh?
4. Nếu Chúa Ba Ngôi là sự thật, các người được soi dẫn để viết Kinh-thánh sẽ làm sáng tỏ điều gì?
5. Những người viết Kinh-thánh đã làm sáng tỏ điều gì?
TUẦN LỄ THỨ NĂM
6. a) Giê-su đề cập đến Đức Chúa Trời như thế nào? b) Tại sao chỉ một mình Đức Giê-hô-va được gọi là Đấng Toàn năng?
7. Tại sao Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ dùng dạng số nhiều để nói về Đức Giê-hô-va?
8. Mặc dầu chữ Hê-bơ-rơ cho Đức Chúa Trời là dạng số nhiều, làm sao chúng ta có thể cho thấy rằng chữ này chỉ nói đến một Đấng mà thôi?
9. Làm sao ý nghĩa của chữ ʼelo·himʹ đi ngược với thuyết Chúa Ba Ngôi?
10. Kinh-thánh cũng áp dụng chữ “thần” và “các thần” cho ai nữa?
Trang 14:
1. Tại sao việc Kinh-thánh dùng những chữ Hê-bơ-rơ cho “thần” và “các thần” không ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi?
2. Giê-su nói rằng ngài từ đâu đến?
3. Trước khi Giê-su làm người, ngài là gì?
4. Kinh-thánh gọi Giê-su gì trước khi ngài làm người, và chúng ta nên hiểu từ ngữ đó thế nào?
5. Trong sách Châm-ngôn, “sự khôn ngoan” là ai, và ngài bắt nguồn từ đâu?
6. Châm-ngôn 8:30 nói gì về Giê-su trước khi ngài làm người, và Cô-lô-se 1:16 xác nhận vai trò này thế nào?
7. Kinh-thánh nói sao về mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Giê-su liên quan đến sự sáng tạo?
8. Tại sao việc dùng chữ “chúng ta” tại Sáng-thế Ký 1:26 không chứng tỏ Chúa Ba Ngôi?
9, 10. Làm sao sự cám dỗ của Giê-su cho thấy rằng ngài không phải là Đức Chúa Trời?
Trang 15:
1, 2. Việc Giê-su có quyền lựa chọn liên quan đến sự trung thành cho thấy điều gì?
TUẦN LỄ THỨ SÁU
3, 4. Giá chuộc phải là gì để đền bồi cho tội lỗi của A-đam?
5. a) Nếu Giê-su là một phần trong Đức Chúa Trời, điều đó sẽ có nghĩa gì đối với của-lễ hy sinh làm giá chuộc? b) Làm sao địa vị của Giê-su khi trên trái đất cho thấy rằng ngài không thể nào là Đức Chúa Trời?
6. Làm sao sự kiện Giê-su là “Con độc sanh” của Đức Chúa Trời đi ngược lại với thuyết Chúa Ba Ngôi?
7. Làm sao một số nhà bình luận về tôn giáo cố giải nghĩa từ ngữ “độc sanh”, nhưng tại sao điều này không hợp lý?
8. Ngoài Giê-su, Kinh-thánh áp dụng chữ “độc sanh” cho ai, và theo nghĩa nào?
Trang 16:
1, 2. Chữ “độc sanh” theo gốc tiếng Hy-lạp là gì, và chữ này có nghĩa gì?
3. Khi Kinh-thánh gọi Đức Chúa Trời là Cha của Giê-su, điều này có nghĩa gì?
4. Tại sao việc Kinh-thánh dùng từ ngữ “độc sanh” cho Giê-su là điều quan trọng?
5. Ngay cả các quỉ sứ và lính La-mã biết gì về Giê-su?
6. Tại sao Giê-su không thể là Đức Chúa Trời?
7. Làm sao chức vụ của Giê-su là “đấng trung-bảo” cho thấy rằng ngài không phải là Đức Chúa Trời?
8. Kinh-thánh dạy rõ ràng điều gì về Đức Chúa Trời và Giê-su?
TUẦN LỄ THỨ BẢY
Trang 16, tiểu đề: “Đức Chúa Trời có luôn luôn lớn hơn Giê-su không?”
1, 2. Giê-su rõ ràng cho thấy điều gì về mối quan hệ của ngài với Đức Chúa Trời?
Trang 17:
1. Giê-su tự nói gì về ngài để cho thấy rằng ngài khác biệt với Đức Chúa Trời?
2. Làm sao sứ đồ Phao-lô cho thấy rằng Đức Chúa Trời và Giê-su khác biệt nhau?
3. Vì Luật pháp Môi-se đòi hỏi cần phải có hai người để làm chứng, điều này cho thấy gì về việc Giê-su và Đức Chúa Trời làm chứng?
4. Nơi Mác 10:18, Giê-su cho thấy ngài không phải là một phần trong Đức Chúa Trời như thế nào?
5. Những lời nào của Giê-su cho thấy sự thượng cấp của Đức Chúa Trời?
6. Một thí dụ của Giê-su cho thấy sự vâng phục của ngài đối với Đức Chúa Trời như thế nào?
7. Các môn đồ của Giê-su xem ngài như sao?
Trang 18:
1. Sự báp têm của Giê-su cho thấy ngài không phải là Đức Chúa Trời như thế nào?
2. Việc Đức Giê-hô-va xức dầu cho Giê-su cho thấy điều gì?
3. Khi nói chuyện với mẹ của hai môn đồ, Giê-su cho thấy quyền thượng cấp của Cha ngài thế nào?
4. Lời cầu nguyện của Giê-su cho thấy điều gì?
5. Lúc gần trút hơi thở, lời kêu lớn tiếng của Giê-su tỏ rõ quyền thượng cấp của Đức Chúa Trời thế nào?
6. Làm sao cái chết và sự sống lại của Giê-su đi ngược lại với ý tưởng rằng ngài là Đức Chúa Trời?
7. Tại sao khả năng của Giê-su làm các phép lạ không chứng tỏ ngài là Đức Chúa Trời?
TUẦN LỄ THỨ TÁM
Trang 19:
1. Tại sao Giê-su đã không biết khi nào hệ thống mọi sự này sẽ kết liễu?
2. Làm sao Hê-bơ-rơ 5:8 cho thấy rằng Giê-su không thể nào là Đức Chúa Trời?
3. Làm sao Khải-huyền 1:1 cho thấy rằng Giê-su không thể nào là Đức Chúa Trời?
4, 5. Việc đem Giê-su lên cao sau khi ngài được sống lại cho thấy điều gì?
6-8. Những lời tường thuật sau đây về Giê-su sau khi ngài sống lại đi ngược với thuyết Chúa Ba Ngôi bằng cách nào? a) Hê-bơ-rơ 9:24; b) Công-vụ các Sứ-đồ 7:55; c) Khải-huyền 4:8 đến 5:7.
9, 10. Tờ “Thông cáo” của Rylands nhận xét thế nào về Giê-su sau khi ngài được sống lại?
Trang 20:
1. Giê-su sẽ tiếp tục phục dưới quyền của Đức Chúa Trời đến bao lâu?
2. I Cô-rinh-tô 11:3 cho thấy quyền thượng cấp của Đức Chúa Trời trên Giê-su như thế nào?
3-5. Sau khi tra cứu thêm, càng nhiều học giả kết luận thế nào?
TUẦN LỄ THỨ CHÍN
Trang 20, tiểu đề: “Thánh linh—Sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời”
1. Theo giáo lý Chúa Ba Ngôi, thánh linh là gì?
2. Trong Kinh-thánh, chữ Hê-bơ-rơ và Hy-lạp được dùng nhiều nhất cho “thần-linh” là gì?
3, 4. Nơi Sáng-thế Ký 1:2, Kinh-thánh nói thánh linh là gì?
5. Hãy cho thí dụ về cách thánh linh của Đức Chúa Trời ban cho các tôi tớ Ngài sự thông hiểu.
6. Những người viết Kinh-thánh được thánh linh ảnh hưởng thế nào?
7. Thí dụ nào cho thấy rằng thánh linh là một năng lực?
Trang 21:
1. Đức Chúa Trời dùng thánh linh để làm những điều gì?
2. Thánh linh của Đức Chúa Trời có thể ban điều gì cho tôi tớ Ngài?
3. Sức mạnh của Sam-sôn đến từ đâu, và quyền năng đó có phải là một thần thánh không?
4. Thánh linh giáng xuống trên Giê-su dưới hình dạng nào, và quyền lực này giúp cho ngài làm những điều gì?
5, 6. Thánh linh giáng xuống trên các môn đồ dưới hình dạng nào, và giúp họ làm điều gì?
7. Một nhà thần học nói gì về những câu Kinh-thánh đề cập đến thánh linh như một nhân vật?
8. Kinh-thánh nhân cách hóa những sự vật không phải là người như thế nào?
Trang 22:
1. I Giăng 5:6-8 cho thấy thánh linh không phải là người như thế nào?
2. Những cách diễn đạt thông dụng nào trong Kinh-thánh cho thấy rằng thánh linh không phải là một nhân vật?
3. Làm sao chúng ta có thể giải nghĩa rằng Kinh-thánh nói thánh linh biết nói?
4. Ma-thi-ơ 28:19 có nghĩa gì khi nói “nhơn danh... Đức Thánh-Linh”?
TUẦN LỄ THỨ MƯỜI
5. a) Khi Giê-su dùng từ Hy-lạp cho “Đấng yên ủi”, tại sao ngài lại dùng đại danh từ giống đực? b) Đại danh từ nào được dùng liên quan đến chữ Hy-lạp vô tính cho “thần linh”?
6. Một Kinh-thánh Công giáo thú nhận thế nào rằng dùng đại danh từ giống đực với chữ “thần linh” thì không chính xác?
7. Tại sao Kinh-thánh phần tiếng Hy-lạp dùng đại danh từ giống đực với chữ “Đấng yên ủi”?
8-10. Hai nguồn tài liệu Công giáo công nhận điều gì về thánh linh?
11, 12. Hai nguồn tài liệu Công giáo củng cố quan điểm của Kinh-thánh về thánh linh như thế nào?
Trang 23:
1. Khi nào các đạo tự xưng theo đấng Christ mới quy định rằng thánh linh là một đấng?
2. Thánh linh của Đức Chúa Trời là gì, và không phải là gì?
Trang 23, tiểu đề: “Các ‘Đoạn văn chứng cớ’ cho thuyết Chúa Ba Ngôi thì sao?”
1, 2. Chúng ta phải nhớ gì về các đoạn văn Kinh-thánh dùng để ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi?
3. Một bách khoa tự điển Công giáo đưa ra ba “đoạn văn chứng cớ” nào?
4. Những đoạn văn đưa ra để chứng minh thuyết Chúa Ba Ngôi nói gì?
5-7. Những đoạn văn đưa ra để ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi thật sự chứng minh điều gì, như “Bách khoa Tự điển của McClintock và Strong” công nhận?
8. Mặc dù Ma-thi-ơ 3:16 đề cập đến Đức Chúa Trời, Giê-su và thánh linh, tại sao điều này không ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi?
9. Tại sao chúng ta có thể bỏ qua câu I Giăng 5:7, như xuất hiện trong một vài bản dịch Kinh-thánh cũ?
Trang 24:
1. Tại sao những “đoạn văn chứng cớ” khác không ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi?
TUẦN LỄ THỨ MƯỜI MỘT
2. Chính Giê-su cho thấy ngài có ý muốn nói gì qua câu “Ta với Cha là một” như thế nào?
3. Sự kiện Phao-lô dùng từ Hy-lạp “một” cho thấy rằng cùng từ này ở Giăng 10:30 có nghĩa hợp nhất trong tư tưởng và mục đích như thế nào?
4. Vào thế kỷ 16, John Calvin nói gì về việc dùng Giăng 10:30 để ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi?
5. Trong Giăng đoạn 10, Giê-su nhấn mạnh rằng ngài không phải là Đức Chúa Trời như thế nào?
6-8. Nơi Giăng 5:18, người Do-thái vu cáo Giê-su điều gì, và ngài đã chống lại lời vu cáo này thế nào?
Trang 25:
1. Bản dịch Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc dịch Phi-líp 2:6 như thế nào, và với mục đích nào?
2-7. Một số bản Kinh-thánh khác nhau dịch Phi-líp 2:6 như thế nào và cho thấy một ý nghĩa khác hẳn với ý của bản dịch Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc như thế nào?
8, 9. a) Một số người nói gì về cách dịch Phi-líp 2:6 chính xác hơn này? b) Tại sao từ Hy-lạp dùng nơi Phi-líp 2:6 không để chỗ cho ý tưởng rằng Giê-su bình đẳng với Đức Chúa Trời?
10. Những bản Kinh-thánh dịch Phi-líp 2:6 với ý nghĩa rằng Giê-su nghĩ mình nên bình đẳng với Đức Chúa Trời đang làm gì, và khi đọc câu này một cách khách quan trong tiếng Hy-lạp, thì ta thấy điều gì?
11. Làm sao các câu kế cận Phi-líp 2:6 cho thấy rằng Giê-su đã không muốn bình đẳng với Đức Chúa Trời?
Trang 26:
1. Phi-líp 2:3-8 thật ra nói về điều gì?
TUẦN LỄ THỨ MƯỜI HAI
2. Giới ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi cố dùng Giăng 8:58 để chứng minh giáo lý này thế nào?
3. Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14 dùng nhóm từ “Ta là Đấng hằng hữu” như thế nào, và câu này có nghĩa gì?
4. Giê-su dùng câu “Ta vẫn-hằng-hữu” (Hội Ghi-đê-ôn) nơi Giăng 8:58 với ý nghĩa nào?
5-9. Một số bản Kinh-thánh khác nhau dịch Giăng 8:58 như thế nào?
10. Ý nghĩa thật sự của từ Hy-lạp nơi Giăng 8:58 là gì?
11. Làm sao đoạn văn kế cận Giăng 8:58 cho thấy Giê-su có ý muốn nói gì?
12. Bản dịch Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc viết gì nơi Giăng 1:1?
Trang 27:
1. Chính bản dịch Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc cho thấy thế nào rằng “Ngôi Lời” không thể nào là Đức Chúa Trời Toàn năng, như một tác giả Công giáo ghi nhận?
2-11. Một số các bản Kinh-thánh khác dịch phần cuối câu Giăng 1:1 như sao?
12. Sự kiện định quán từ Hy-lạp được dùng nơi Giăng 1:1 cho thấy điều gì về chữ the·osʹ đầu tiên?
13. Vì lẽ không có quán từ nào đứng trước chữ the·osʹ thứ nhì vào phần cuối câu Giăng 1:1, vậy sự phiên dịch câu này từng chữ sẽ đọc như sao?
14. a) Tại sao đoạn văn Hy-lạp koine không có một bất định quán từ đứng trước chữ the·osʹ thứ nhì? b) Khi một thuộc ngữ danh từ không có định quán từ đứng trước, thì người ta có thể xem nó là bất định tùy theo điều gì?
15. “Tập san về Văn chương Kinh-thánh” nói gì về phần cuối câu Giăng 1:1?
16. Giăng 1:1 nhấn mạnh điều gì về Giê-su trước khi làm người?
17. Tại sao các dịch giả có khi thêm vào quán từ “một” khi phiên dịch từ tiếng Hy-lạp?
Trang 28:
1. Hai học giả phát biểu thế nào về Giăng 1:1?
TUẦN LỄ THỨ MƯỜI BA
2, 3. Dịch chữ the·osʹ thứ nhì ở Giăng 1:1 là “một Đức Chúa Trời” có vi phạm điều luật về văn phạm nào không?
4, 5. Ý nghĩa đoạn văn của phần cuối Giăng 1:1 có đòi hỏi một bất định quán từ phải đứng trước chữ the·osʹ không?
6, 7. Tại sao nói Giê-su là “một vị thần” không mâu thuẫn với sự kiện chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi?
8. Làm sao từ “Đức Chúa Trời Quyền-năng” áp dụng cho Giê-su nơi Ê-sai 9:5 cho thấy rằng ngài không phải Giê-hô-va Đức Chúa Trời?
9. Tờ “Thông cáo” của Rylands phát biểu thế nào về Đức Chúa Trời và Giê-su?
Trang 29:
1. Thô-ma có thể có ý gì khi ông nói, “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi”, như ghi nơi Giăng 20:28?
2. Làm sao đoạn văn của Giăng 20:28 giúp chúng ta hiểu rằng Thô-ma không thể nào có ý muốn nói rằng Giê-su là Đức Chúa Trời Toàn năng?
3. Làm sao Giăng 20:31 giúp làm sáng tỏ Giăng 20:28?
4. Chúng ta có thể nói gì về bất cứ đoạn văn nào đưa ra để chứng minh thuyết Chúa Ba Ngôi?
5. Có một đoạn văn nào rõ ràng dạy Chúa Ba Ngôi không?
TUẦN LỄ THỨ MƯỜI BỐN
Trang 30, tiểu đề: “Thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài muốn”
1. Sự hiểu biết loại nào là thiết yếu cho sự sống đời đời?
2. a) Hãy cho biết nguồn của sự thật về Đức Chúa Trời. b) Biết lẽ thật sẽ giúp chúng ta tránh điều gì?
3. Nếu chúng ta muốn được Đức Chúa Trời chấp nhận, chúng ta phải tự hỏi điều gì?
4. Sự dạy dỗ về Chúa Ba Ngôi làm sỉ nhục Đức Chúa Trời thế nào?
5. Hậu quả của sự dạy dỗ về Chúa Ba Ngôi là gì?
6. Khi người ta ‘không lo nhìn biết đúng đắn’ về Đức Chúa Trời, điều này dẫn đến hậu quả gì?
7. Các người ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi đã làm sỉ nhục Đức Chúa Trời như thế nào?
8. Lời của Đức Chúa Trời nhận định những ai có lẽ thật và những ai không có lẽ thật thế nào?
9. Một nhà thần học Đan-mạch nói gì về các đạo tự xưng theo đấng Christ?
Trang 31:
1. Chúng ta có thể diễn tả tình trạng thiêng liêng của các đạo tự xưng theo đấng Christ như thế nào?
2. Các đạo tự xưng theo đấng Christ sắp sửa bị kết án thế nào, và tại sao?
3. Tại sao chúng ta nên khước từ thuyết Chúa Ba Ngôi?
4. Sự dạy dỗ về Chúa Ba Ngôi làm lợi cho ai?
5. Tại sao sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời đem lại cả một sự giải thoát?
6. Chúng ta có lý do khẩn cấp nào để tôn kính Đức Chúa Trời?