Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 2-8 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | SÁNG THẾ 22, 23
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 853 đ. 5, 6
Sự biết trước, sự định trước
Dùng khả năng biết trước một cách có chọn lọc. Khác với thuyết tiền định, việc Đức Chúa Trời dùng khả năng biết trước một cách có chọn lọc và suy xét là luôn phù hợp với tiêu chuẩn công chính của ngài và những gì ngài tiết lộ về chính ngài trong Kinh Thánh. Khác với thuyết tiền định, một số câu Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời xem xét sự việc trong lúc nó đang diễn ra và quyết định dựa trên sự xem xét đó.
Chẳng hạn, Sáng thế 11:5-8 cho thấy Đức Chúa Trời chú ý đến trái đất. Ngài xem xét tình hình ở Ba-bên lúc bấy giờ, rồi mới quyết định hành động để khiến những người bất chính bỏ công trình xây dựng của họ. Sau khi Sô-đôm và Gô-mô-rơ trở nên gian ác, Đức Giê-hô-va cho Áp-ra-ham biết ngài quyết định tra xét (thông qua các thiên sứ) để ‘xem tiếng than trách đã thấu đến ngài có đúng hay không, và có thật là chúng làm những điều ác thể ấy không. Ngài muốn biết thực hư thế nào’ (Sa 18:20-22; 19:1). Đức Chúa Trời ngày càng hiểu rõ Áp-ra-ham hơn và sau khi ông toan dâng Y-sác làm vật tế lễ, ngài phán: “Giờ đây ta biết con là người kính sợ Đức Chúa Trời vì đã không tiếc với ta con trai mình, người con duy nhất của con”.—Sa 18:19; 22:11, 12; so sánh Nê 9:7, 8; Ga 4:9.
CẢI THIỆN THÁNH CHỨC
it-1-E trg 604 đ. 5
Tại sao Áp-ra-ham có thể được tuyên bố là công chính trước khi Đấng Ki-tô chết?
Đức tin và việc làm của Áp-ra-ham “được kể [được xem] là công chính cho người” (Rô 4:20-22). Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là Áp-ra-ham và những người trung thành khác sống trước thời Chúa Giê-su là hoàn hảo hoặc không có tội lỗi. Nhưng vì họ thể hiện đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về “dòng dõi” và nỗ lực làm theo điều răn của ngài, nên họ không bị xếp vào hàng những người không công chính, tức không có vị thế trước mắt Đức Chúa Trời giống như người trong thế gian (Sa 3:15; Th 119:2, 3). Đức Giê-hô-va yêu thương xem họ là người vô tội so với nhân loại xa cách ngài (Th 32:1, 2; Êph 2:12). Thế nên, vì đức tin của những người bất toàn ấy, Đức Chúa Trời cho họ có mối quan hệ với ngài và ban phước cho họ trong khi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn công chính của ngài (Th 36:10). Tuy nhiên, họ nhận biết là họ cần được giải thoát khỏi tội lỗi và chờ đợi đến thời điểm Đức Chúa Trời cung cấp sự cứu chuộc.—Th 49:7-9; Hê 9:26.
NGÀY 16-22 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | SÁNG THẾ 25, 26
it-1-E trg 835
Con đầu lòng
Từ thời ban đầu của nhân loại, con trai đầu lòng giữ một vị trí cao trọng trong gia đình và được thừa hưởng quyền làm đầu của gia đình. Con trai đầu lòng được thừa hưởng hai phần tài sản của cha (Phu 21:17). Ru-bên được ngồi gần Giô-sép theo vị trí anh cả (Sa 43:33). Tuy nhiên, không phải lúc nào Kinh Thánh cũng đề cao con trai đầu lòng bằng cách liệt kê các con trai theo độ tuổi từ lớn đến bé. Người con nổi trội hoặc trung thành nhất thường được nhắc đến đầu tiên, chứ không phải là con đầu lòng.—Sa 6:10; 1Sử 1:28; so sánh Sa 11:26, 32; 12:4.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 245 đ. 6
Nói dối
Kinh Thánh mạnh mẽ lên án việc nói dối có ác ý. Điều này không có nghĩa là một người phải tiết lộ hết thông tin cho người không có quyền biết sự thật. Chúa Giê-su cho lời khuyên: “Đừng cho chó vật thánh; cũng đừng quăng ngọc trai cho heo, e rằng chúng sẽ giẫm lên và quay lại cắn xé anh em” (Mat 7:6). Vào một số dịp Chúa Giê-su không cho biết hết thông tin hoặc không trả lời thẳng vào câu hỏi vì làm vậy có thể gây hại (Mat 15:1-6; 21:23-27; Gi 7:3-10). Rõ ràng Áp-ra-ham, Y-sác, Ra-háp và Ê-li-sê không cho những người không thờ phượng Đức Giê-hô-va biết hết thông tin là vì làm thế có thể gây hại.—Sa 12:10-19; chg 20; 26:1-10; Gs 2:1-6; Gia 2:25; 2V 6:11-23.
NGÀY 23-29 THÁNG 3
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | SÁNG THẾ 27, 28
it-1-E trg 341 đ. 6
Sự chúc phước
Vào thời các tộc trưởng, một người cha thường chúc phước cho các con trai khi ông sắp qua đời. Điều này rất được chú trọng. Y-sác đã chúc phước cho Gia-cốp vì nghĩ rằng Gia-cốp là Ê-sau, con trai đầu lòng của mình. Trước khi chúc phước cho Ê-sau, Y-sác đã chúc cho Gia-cốp được phước và thịnh vượng. Vì bị mù và lớn tuổi nên hẳn ông đã tha thiết cầu xin Đức Giê-hô-va giúp những điều mà ông chúc cho Gia-cốp trở thành hiện thực (Sa 27:1-4, 23-29; 28:1, 6; Hê 11:20; 12:16, 17). Sau đó, khi biết sự thật, Y-sác lập lại sự chúc phước cho Gia-cốp và còn chúc cho ông được thêm nhiều phước (Sa 28:1-4). Trước khi qua đời, Gia-cốp chúc phước cho hai con trai của Giô-sép, rồi chúc phước cho các con trai mình (Sa 48:9, 20; 49:1-28; Hê 11:21). Tương tự trước khi qua đời, Môi-se chúc phước cho toàn thể dân Y-sơ-ra-ên (Phu 33:1). Trong những trường hợp này, lời chúc phước của họ chính là lời tiên tri. Trong một số trường hợp, khi chúc phước, người chúc phước đặt tay lên đầu của người được chúc phước.—Sa 48:13, 14.
NGÀY 30 THÁNG 3–NGÀY 5 THÁNG 4
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | SÁNG THẾ 29, 30
it-2-E trg 341 đ. 3
Hôn nhân
Đám cưới. Dù không có lễ cưới chính thức nhưng đám cưới ở Y-sơ-ra-ên là một dịp vui mừng. Vào ngày cưới, cô dâu thường chuẩn bị chu đáo tại nhà riêng. Trước hết, cô sẽ tắm rửa và xức dầu thơm. (So sánh Ru 3:3; Êxê 23:40). Cô sẽ được các phụ nữ giúp đeo dải đeo ngực và mặc áo trắng dài. Chiếc áo này được thêu một cách tinh xảo tùy theo điều kiện kinh tế của cô dâu (Giê 2:32; Kh 19:7, 8; Th 45:13, 14). Cô dâu thường đeo đồ trang sức và đá quý (Ês 49:18; 61:10; Kh 21:2). Sau đó, cô sẽ trùm lên người một tấm vải mỏng từ đầu đến chân (Ês 3:19, 23). Điều này giải thích tại sao La-ban có thể dễ dàng đánh lừa Gia-cốp khi gả Lê-a thay vì Ra-chên (Sa 29:23, 25). Rê-bê-ca cũng trùm đầu lại khi đến gặp Y-sác (Sa 24:65). Hành động này tượng trưng cho việc cô dâu vâng phục uy quyền của chú rể.—1Cô 11:5, 10.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-1-E trg 50
Nhận làm con
Cả Ra-chên và Lê-a đều xem con mà tớ gái mình sinh cho Gia-cốp là con của mình (Sa 30:3-8, 12, 13, 24). Những đứa con này cũng được quyền thừa kế sản nghiệp cùng với các con mà vợ hợp pháp của Gia-cốp sinh cho ông. Vì chúng là con ruột của Gia-cốp, và các tớ gái thì thuộc quyền sở hữu của những người vợ, nên Ra-chên và Lê-a có quyền sở hữu các con của tớ gái mình.