Tài liệu tham khảo cho Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức
NGÀY 4-10 THÁNG 9
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | Ê-XÊ-CHI-ÊN 42-45
“Sự thờ phượng thanh sạch được khôi phục!”
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
3 Sự hiện thấy rất chi tiết này, được ghi trong chín chương sách Ê-xê-chi-ên, đem lại cho người Giu-đa bị lưu đày một lời hứa làm vững mạnh đức tin. Sự thờ phượng thanh sạch sẽ được khôi phục! Hàng bao thế kỷ kể từ đó, và ngay cả đến thời kỳ này, sự hiện thấy này là một nguồn khích lệ cho những người yêu mến Đức Giê-hô-va. Tại sao vậy? Chúng ta hãy xem sự hiện thấy có tính cách tiên tri này có ý nghĩa gì đối với những người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày. Sự hiện thấy gồm bốn khía cạnh chính: đền thờ, chức vụ tế lễ, thủ lĩnh và đất đai.
it-2-E trg 1082 đ. 2
Đền thờ
Khải tượng của Ê-xê-chi-ên về đền thờ. Năm 593 TCN, tức năm thứ mười bốn sau khi thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ của Sa-lô-môn bị hủy diệt, nhà tiên tri kiêm thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên được mang lên một ngọn núi rất cao trong một khải tượng, và ông nhìn thấy một đền thờ vĩ đại của Đức Giê-hô-va (Êxê 40:1, 2). Để dân Do Thái bị lưu đày phải xấu hổ và ăn năn, đồng thời an ủi những người trung thành, Ê-xê-chi-ên được lệnh kể lại mọi điều ông thấy trong “nhà Y-sơ-ra-ên” (Êxê 40:4; 43:10, 11). Khải tượng cho biết chi tiết về kích thước. Đơn vị đo lường là “cây sậy” (cây sậy dài là 3,11m) và cu-bít (cu-bít dài là 51,8cm) (Êxê 40:5, chú thích). Vì kích thước được ghi chi tiết như vậy, nên một số người nghĩ rằng đền thờ trong khải tượng là mẫu cho đền thờ mà Xô-rô-ba-bên xây dựng sau thời kỳ lưu đày. Tuy nhiên, không có gì chứng minh cho điều này.
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
10 Tất cả những điều này hẳn đã khích lệ lòng của những người bị lưu đày biết bao! Mỗi gia đình được bảo đảm sẽ nhận được đất làm sản nghiệp. (So sánh Mi-chê 4:4). Tại đó, sự thờ phượng thanh sạch sẽ được nâng cao và sẽ giữ vị trí chủ yếu. Và hãy lưu ý rằng trong sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên, thủ lĩnh, giống như các thầy tế lễ, sẽ ở trên đất mà dân chúng dâng cho họ. (Ê-xê-chi-ên 45:16) Vậy trong đất được khôi phục, người dân phải ủng hộ công việc của những người mà Đức Giê-hô-va bổ nhiệm để dẫn đầu, đồng thời hợp tác tuân theo sự chỉ dẫn của họ. Nói tóm lại, đất này là hình ảnh của sự tổ chức, hợp tác và an ninh.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 467 đ. 4
Tên
Với tư cách một dân mang danh Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên đã thất bại trong việc làm theo mệnh lệnh công chính của Đức Chúa Trời, thế nên họ làm ô danh ngài (Êxê 43:8; Am 2:7). Sự bất trung của dân Y-sơ-ra-ên dẫn đến việc Đức Chúa Trời trừng phạt họ, và điều này khiến các nước có cơ hội bôi nhọ danh ngài. (So sánh Th 74:10, 18; Ês 52:5). Vì không nhận ra sự trừng phạt đó đến từ Đức Giê-hô-va, các nước này đã sai lầm cho rằng tai họa giáng trên Y-sơ-ra-ên là do Đức Chúa Trời không có khả năng bảo vệ dân ngài. Để xóa mọi sỉ nhục đối với danh ngài, Đức Giê-hô-va đã hành động vì cớ danh ấy và cho dân Y-sơ-ra-ên sót lại trở về vùng đất của họ.—Êxê 36:22-24.
it-2-E trg 140
Công lý
Vì thế, Đức Giê-hô-va luôn đòi hỏi những người muốn được ngài chấp nhận phải biết đến tiêu chuẩn công chính của ngài và làm theo (Ês 1:17, 18; 10:1, 2; Giê 7:5-7; 21:12; 22:3, 4; Êxê 45:9, 10; Am 5:15; Mi 3:9-12; 6:8; Xa 7:9-12).
NGÀY 11-17 THÁNG 9
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | Ê-XÊ-CHI-ÊN 46-48
“Ân phước dành cho Y-sơ-ra-ên phục hưng”
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
11 Đức Giê-hô-va có ban phước cho đất của họ không? Lời tiên tri giải đáp câu hỏi này bằng một lời miêu tả làm ấm lòng. Nước từ đền thờ chảy ra, càng chảy càng lan rộng thành dòng nước lũ cuồn cuộn đổ vào Biển Chết. Ở đó nó biến nước vô sinh trở thành nguồn thủy sản, và nghề chài lưới được phát đạt dọc theo bờ sông. Hai bên bờ sông có nhiều cây ăn trái, sinh hoa quả quanh năm, cung cấp thức ăn và thuốc chữa bệnh.—Ê-xê-chi-ên 47:1-12.
12 Đối với những người bị lưu đày, lời hứa này lặp lại và khẳng định những lời tiên tri trước kia về sự phục hưng mà họ tha thiết mong chờ. Những nhà tiên tri được soi dẫn của Đức Giê-hô-va đã nhiều lần dùng ngôn từ diễn đạt cảnh địa đàng để miêu tả một nước Y-sơ-ra-ên được phục hưng, có dân tái cư trú. Các vùng khô cằn trở nên tươi tốt được lặp lại nhiều lần trong các lời tiên tri. (Ê-sai 35:1, 6, 7; 51:3; Ê-xê-chi-ên 36:35; 37:1-14) Vậy dân chúng có thể trông mong các ân phước ban sự sống của Đức Giê-hô-va đổ xuống cuồn cuộn như nước sông tuôn chảy từ đền thờ được tái thiết. Kết quả là một dân tộc chết về thiêng liêng nay sống lại. Dân tộc được phục hưng sẽ được ban cho những người đàn ông xuất sắc về thiêng liêng—những người công bình và vững vàng như các cây dọc theo bờ sông trong sự hiện thấy, những người sẽ dẫn đầu trong việc tái thiết đất nước điêu tàn. Ê-sai cũng đã viết về “cây của sự công-bình”, tức là những người “sẽ xây lại các nơi hoang-vu ngày xưa”.—Ê-sai 61:3, 4.
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
10 Tất cả những điều này hẳn đã khích lệ lòng của những người bị lưu đày biết bao! Mỗi gia đình được bảo đảm sẽ nhận được đất làm sản nghiệp. (So sánh Mi-chê 4:4). Tại đó, sự thờ phượng thanh sạch sẽ được nâng cao và sẽ giữ vị trí chủ yếu. Và hãy lưu ý rằng trong sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên, thủ lĩnh, giống như các thầy tế lễ, sẽ ở trên đất mà dân chúng dâng cho họ. (Ê-xê-chi-ên 45:16) Vậy trong đất được khôi phục, người dân phải ủng hộ công việc của những người mà Đức Giê-hô-va bổ nhiệm để dẫn đầu, đồng thời hợp tác tuân theo sự chỉ dẫn của họ. Nói tóm lại, đất này là hình ảnh của sự tổ chức, hợp tác và an ninh.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
14 Có phải các biến cố này là sự ứng nghiệm duy nhất của sự hiện thấy mà Ê-xê-chi-ên nhận được không? Không; còn có điều vĩ đại hơn nữa. Hãy thử nghĩ xem: Đền thờ mà Ê-xê-chi-ên thấy không thể được xây cất như lời miêu tả. Đành rằng người Do Thái xem trọng sự hiện thấy đó và còn áp dụng một số chi tiết theo nghĩa đen, nhưng nói chung đền thờ trong sự hiện thấy quá to đến độ không thể tọa lạc trên núi Mô-ri-a, vị trí của đền thờ cũ. Ngoài ra, đền thờ mà Ê-xê-chi-ên thấy không ở trong thành phố nhưng nằm cách đó một quãng xa, trên dải đất tách riêng, trong khi đền thờ được xây lần thứ hai tọa lạc trên nền của đền thờ cũ, trong thành Giê-ru-sa-lem. (E-xơ-ra 1:1, 2) Hơn nữa, không có dòng sông nào theo nghĩa đen từ trong đền thờ Giê-ru-sa-lem chảy ra cả. Vậy dân Y-sơ-ra-ên xưa chỉ thấy lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên được ứng nghiệm trên bình diện nhỏ mà thôi. Điều này ám chỉ sự hiện thấy này phải có một sự ứng nghiệm lớn hơn về mặt thiêng liêng.
Hãy “để lòng vào” đền thờ Đức Chúa Trời!
13 Những người lưu đày khi hồi hương có thất vọng không? Chắc chắn là không! Số người còn sót lại được phục hồi để trở lại quê hương yêu dấu của họ vào năm 537 TCN. Với thời gian, dưới sự hướng dẫn của các “cây của sự công-bình” này—chẳng hạn như thầy ký lục E-xơ-ra, các nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri cùng Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua—các nơi điêu tàn từ lâu đã được xây lại. Các thủ lĩnh, chẳng hạn như Nê-hê-mi và Xô-rô-ba-bên, cai trị đất nước một cách công bằng và chính trực. Đền thờ Đức Giê-hô-va được tái thiết và những sự cung cấp của Ngài để ban sự sống—các ân phước do việc sống theo giao ước của Ngài—tuôn trào ra lần nữa. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:19; Ê-sai 48:17-20) Một trong những ân phước này là sự hiểu biết. Chức vụ tế lễ được tái lập và những thầy tế lễ dạy dỗ Luật Pháp cho dân. (Ma-la-chi 2:7) Kết quả là dân chúng sống lại về thiêng liêng và một lần nữa trở thành các tôi tớ hữu dụng của Đức Giê-hô-va, như được tượng trưng bởi việc nước Biển Chết trở nên tốt lại và nhờ đó nghề chài lưới được thịnh vượng.
it-2-E trg 1001
Con người
Trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, cụm từ này phần lớn xuất hiện ở sách Ê-xê-chi-ên, và Đức Chúa Trời gọi nhà tiên tri này là “con người” hơn 90 lần (Êxê 2:1, 3, 6, 8). Dường như Đức Giê-hô-va dùng tước hiệu này để nhấn mạnh rằng nhà tiên tri này chỉ là người phàm, qua đó cho thấy rơ sự khác biệt giữa phát ngôn viên loài người và Nguồn của thông điệp là Đức Chúa Trời Tối Cao. Tước hiệu này cũng được dùng với nhà tiên tri Đa-ni-ên nơi Đa-ni-ên 8:17.
NGÀY 18-24 THÁNG 9
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | ĐA-NI-ÊN 1-3
“Trung thành mang lại phần thưởng”
Hãy giữ lòng trung thành với Nước Đức Chúa Trời
15 Không sớm thì muộn, tất cả tôi tớ của Đức Giê-hô-va sẽ rơi vào những tình huống mà khi đó lương tâm buộc họ phải khác biệt với người xung quanh, bất kể đó là đồng nghiệp, bạn cùng lớp, hàng xóm, họ hàng hay ai khác (1 Phi 2:19). Dù vậy, chúng ta phải khác biệt! Không nên ngạc nhiên nếu thế gian ghét chúng ta vì lập trường của chúng ta. Chúa Giê-su đã cảnh báo về điều này. Phần lớn những người chống đối không ý thức được tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến sự trung lập của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. Nhưng đối với chúng ta, đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
16 Lòng trung thành với Đức Giê-hô-va đòi hỏi chúng ta phải kiên định khi đối mặt với sự đe dọa (Đa 3:16-18). Sự sợ loài người có thể ảnh hưởng đến người ta ở mọi lứa tuổi, nhưng các em trẻ có lẽ thấy đặc biệt khó để khác biệt với những người xung quanh. Nếu con bạn đang gặp phải những vấn đề tại trường học, như các nghi lễ mang tính chính trị, đừng do dự trong việc trợ giúp chúng. Hãy dùng những Buổi thờ phượng của gia đình để giúp con bạn hiểu được các vấn đề liên quan, nhờ đó chúng có thể dũng cảm đương đầu với những thách thức ấy. Hãy giúp con biết cách bày tỏ một cách rõ ràng và tôn trọng điều mà bản thân chúng tin chắc (Rô 1:16). Để hỗ trợ con bạn, hãy chủ động nói chuyện với thầy cô của chúng về những vấn đề này nếu cần thiết.
Hãy can đảm—Đức Giê-hô-va ở cùng bạn!
13 Vào thế kỷ thứ bảy TCN, ba người Hê-bơ-rơ được Đức Giê-hô-va ban thưởng vì họ thể hiện đức tin và lòng can đảm. Vua Nê-bu-cát-nết-sa triệu tập những người quyền thế trong Ba-by-lôn và lệnh cho họ quỳ lạy một pho tượng khổng lồ bằng vàng. Ai kháng chỉ sẽ bị quăng vào lò lửa hực. Ba người Hê-bơ-rơ cung kính nói với vua Nê-bu-cát-nết-sa: “Hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu-việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu-việc các thần của vua, và không thờ-phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng” (Đa 3:16-18). Sự kiện Đức Giê-hô-va giải cứu ba người Hê-bơ-rơ được miêu tả sinh động nơi Đa-ni-ên 3:19-30. Có lẽ chúng ta không bị đe dọa đến mức bị quăng vào lò lửa hực, nhưng chúng ta cũng đương đầu với những thử thách về lòng trung kiên. Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước khi chúng ta thể hiện đức tin và lòng can đảm.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
it-2-E trg 382
Mê-sác
Có thể họ xem cao lương mỹ vị của vua là “ô uế” vì ba lý do: (1) Người Ba-by-lôn ăn những con vật bị xem là ô uế theo Luật pháp Môi-se; (2) người Ba-by-lôn không xem trọng việc phải đổ máu các con vật, một số con có lẽ bị siết cổ; (3) những người ngoại giáo thường cúng tế các con vật cho thần của họ, rồi ăn thịt chúng và xem đó là một phần trong việc thờ phượng.—Đa 1:8; so sánh 1Cô 10:18-20, 28.
w12 15/6 trg 17, khung
“CÁC NƯỚC TRƯỚC KIA” LÀ NƯỚC NÀO?
Lời tiên tri nơi Đa-ni-ên 2:44 cho biết Nước Đức Chúa Trời “sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia”. Lời tiên tri ấy chỉ ám chỉ các nước được tượng trưng bởi các phần của pho tượng.
Còn về các chính phủ khác của loài người thì sao? Lời tiên tri tương ứng nơi Khải huyền cho biết thêm rằng “các vua trên khắp đất” sẽ quy tụ để chống lại Đức Giê-hô-va trong “ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng” (Khải 16:14; 19:19-21). Vậy, trong trận Ha-ma-ghê-đôn, không những các nước được tượng trưng bởi pho tượng sẽ bị hủy diệt mà tất cả các chính phủ khác của loài người cũng đồng chịu kết cục ấy.
Bí quyết kiến tạo một thế giới hạnh phúc
Có lời giải đáp nơi Đa-ni-ên 2:44: “Trong đời các vua nầy [đang cai trị vào kỳ cuối cùng của hệ thống hiện tại], Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy-diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho một dân-tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia [do loài người lập ra], mà mình thì đứng đời đời”. (Chúng tôi viết nghiêng). Tại sao Nước Đức Chúa Trời phải “đánh tan” các thể chế trên đất? Bởi vì họ khăng khăng giữ lấy tinh thần tự định đoạt và thách thức Đức Chúa Trời do Sa-tan đã cổ xúy trong Vườn Ê-đen. Ngoài việc hành động trái với quyền lợi tốt nhất của nhân loại, những ai cố duy trì tinh thần ấy tự đẩy mình vào vị thế đối đầu với Đấng Tạo Hóa. (Thi-thiên 2:6-12; Khải-huyền 16:14, 16) Bởi vậy, chúng ta phải tự hỏi: ‘Chúng ta ủng hộ hay chống lại sự cai trị của Đức Chúa Trời?’
NGÀY 25 THÁNG 9–NGÀY 1 THÁNG 10
KHO BÁU TỪ KINH THÁNH | ĐA-NI-ÊN 4-6
“Anh chị có đang hằng hầu việc Đức Giê-hô-va không?”
Hỡi bạn trẻ—Hãy để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn
16 Tại sao bạn muốn vâng lời Đức Giê-hô-va ngay cả khi ở một mình? Hãy nhớ điều này: Bạn có thể làm Đức Giê-hô-va buồn hoặc vui lòng (Sáng 6:5, 6; Châm 27:11). Vì Ngài ‘hay săn-sóc bạn’ nên hành động của bạn ảnh hưởng đến Ngài (1 Phi 5:7). Ngài muốn bạn lắng nghe Ngài để chính bạn nhận lợi ích (Ê-sai 48:17, 18). Khi một vài tôi tớ của Đức Giê-hô-va vào thời dân Y-sơ-ra-ên xưa lờ đi lời khuyên của Ngài, họ khiến Ngài đau lòng (Thi 78:40, 41). Mặt khác, Đức Giê-hô-va rất thương mến nhà tiên tri Đa-ni-ên, vì một thiên sứ gọi ông là người “rất được yêu-quí” (Đa 10:11). Tại sao? Đa-ni-ên luôn trung thành với Đức Chúa Trời không chỉ ở nơi đông người mà còn khi ở một mình.—Đọc Đa-ni-ên 6:10.
Bạn có cùng quan điểm với Đức Giê-hô-va về điều thánh không?
12 Không ngạc nhiên gì khi nhiều điều liên quan đến đời sống những thành viên xức dầu và bạn đồng hành của họ được xem là thánh. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va là một điều thánh. (1 Sử-ký 28:9; Thi-thiên 36:7) Mối quan hệ này vô cùng quý báu nên chúng ta không để cho bất kỳ điều gì hay người nào xen vào và làm cho nó suy yếu. (2 Sử-ký 15:2; Gia-cơ 4:7, 8) Cầu nguyện đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ gắn bó với Đức Giê-hô-va. Cầu nguyện là điều vô cùng thiêng liêng đối với nhà tiên tri Đa-ni-ên. Vì thế, dù có thể bị mất mạng, ông vẫn giữ thói quen cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. (Đa-ni-ên 6:7-11) “Lời cầu-nguyện của các thánh-đồ”, tức của những tín đồ xức dầu, được ví như hương dùng trong việc thờ phượng tại đền thờ. (Khải-huyền 5:8; 8:3, 4; Lê-vi Ký 16:12, 13) Điều tượng trưng này nhấn mạnh tính thiêng liêng của lời cầu nguyện. Quả là một đặc ân được liên lạc với Đấng Tối Thượng của hoàn vũ! Không có gì lạ khi xem việc cầu nguyện là điều thánh trong đời sống chúng ta!
Tại sao chúng ta phải cầu nguyện không thôi?
2 Đức Giê-hô-va xem Đa-ni-ên như thế nào? Khi đến để đáp một lời cầu nguyện của Đa-ni-ên, thiên sứ Gáp-ri-ên miêu tả ông là “ngươi đã được yêu-quí lắm”. (Đa-ni-ên 9:20-23) Trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên, Đức Giê-hô-va nói Đa-ni-ên là người công bình. (Ê-xê-chi-ên 14:14, 20) Qua năm tháng, việc cầu nguyện hiển nhiên đã giúp Đa-ni-ên phát triển mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, một sự kiện ngay cả Đa-ri-út cũng phải công nhận.—Đa-ni-ên 6:16.
‘Thánh-linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!’
15 Sau khi Đa-ni-ên ở trong hang sư tử một đêm, đích thân vua đã đến và gọi ông: “Hỡi Đa-ni-ên, tôi-tớ Đức Chúa Trời hằng sống! Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu-việc, có thể giải-cứu ngươi khỏi sư-tử được chăng?”. Ngay lập tức, Đa-ni-ên trả lời: “Hỡi vua, chúc vua sống đời đời! Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên-sứ Ngài, và bịt miệng các sư-tử, nên chúng nó không làm hại chi đến tôi, bởi tôi đã được nhận là vô-tội trước mặt Ngài. Hỡi vua, đối với vua cũng vậy, tôi chẳng từng làm hại gì”. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho Đa-ni-ên vì ông “hằng hầu-việc” Ngài.—Đa 6:19-22.
Tìm kiếm những viên ngọc thiêng liêng
Những điểm nổi bật trong sách Đa-ni-ên
4:10, 11, 20-22—Cây cao lớn lạ thường trong giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa tượng trưng cho điều gì? Trước tiên, cây này tượng trưng cho quyền cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa ở vị thế bá chủ thế giới. Tuy nhiên, vì quyền cai trị đó lan rộng “đến đầu-cùng đất”, nên cây ấy tượng trưng cho một điều gì khác quan trọng hơn nhiều. Đa-ni-ên 4:17 cho thấy giấc chiêm bao này có liên quan đến quyền cai trị của “Đấng Rất Cao” trên nhân loại. Vì thế, cây ấy cũng tượng trưng cho quyền cai trị hoàn vũ của Đức Giê-hô-va, đặc biệt là quyền cai trị khắp đất. Vậy, giấc chiêm bao ứng nghiệm hai lần: một là cho quyền cai trị của Nê-bu-cát-nết-sa và một là cho quyền thống trị của Đức Giê-hô-va.
w88-E 1/10 trg 30 đ. 3-5
Độc giả thắc mắc
Khi Đa-ni-ên được dẫn vào yết kiến, nhà vua nhắc lại về việc sẽ cho Đa-ni-ên mặc áo màu tía, đeo vòng cổ bằng vàng và đứng hàng thứ ba trong vương quốc. Nhà tiên tri đáp: “Xin bệ hạ giữ lại những tặng vật đó và ban phần thưởng cho người khác. Tuy nhiên, hạ thần sẽ đọc những chữ này và giải nghĩa chúng cho ngài”.—Đa-ni-ên 5:17.
Vì vậy, Đa-ni-ên không bị mua chuộc cũng không cần vua trả công cho việc giải nghĩa. Nhà vua có thể giữ lại những tặng vật đó hoặc ban chúng cho người khác. Đa-ni-ên giải nghĩa cho vua không phải vì phần thưởng, nhưng vì Đức Giê-hô-va, đấng sắp hủy diệt Ba-by-lôn, tác động trên ông để ông có khả năng đó.
Đa-ni-ên 5:29 cho biết sau khi Đa-ni-ên đọc và giải nghĩa các chữ, nhà vua vẫn ra lệnh ban thưởng cho ông. Đa-ni-ên không tự mặc áo và đeo vòng cổ cho mình. Người ta đã làm những điều đó cho ông theo mệnh lệnh của vua Ben-sát-xa. Nhưng việc này không mâu thuẫn với Đa-ni-ên 5:17, khi nhà tiên tri cho biết ông không có động cơ ích kỷ.
Bốn chữ làm thay đổi thế giới
22 Sự bí ẩn do đó đã được giải. Cường quốc Ba-by-lôn sắp rơi vào tay lực lượng Mê-đi Phe-rơ-sơ. Mặc dù bị hạ nhục trước sự công bố về đại họa, Bên-xát-sa vẫn giữ lời. Vua ra lệnh cho thuộc hạ mặc áo tía cho Đa-ni-ên, đeo vòng vàng vào cổ ông, và công bố ông là chức thứ ba trong nước. (Đa-ni-ên 5:29) Đa-ni-ên không từ chối nhận các vinh dự này, ý thức là chúng phản ảnh vinh dự dành cho Đức Giê-hô-va. Dĩ nhiên, Bên-xát-sa có thể hy vọng là Đức Giê-hô-va sẽ đoán phạt nhẹ hơn khi ông tôn trọng tiên tri của Ngài. Nếu quả vậy thì hành động này quá ít ỏi và quá trễ.