-
Đấng Mê-si hiện diện và trị vìTháp Canh—1993 | 1 tháng 7
-
-
1, 2. a) Khi Giê-su lên trời, hai vị thiên sứ an ủi các sứ đồ của ngài như thế nào? b) Những câu hỏi nào được nêu lên về triển vọng thấy đấng Christ trở lại?
MƯỜI MỘT người đàn ông đứng về phía đông của triền núi Ô-li-ve nhìn chằm chặp lên trời. Vài khoảnh khắc trước đó Giê-su Christ đã rời họ để lên trời, hình bóng ngài dần dần lu mờ đi cho đến khi đám mây hoàn toàn che khuất ngài. Trong những năm ở cùng với ngài, những người này đã từng thấy Giê-su đưa ra rất nhiều bằng cớ chứng tỏ ngài là đấng Mê-si; họ cũng đã trải qua nỗi đau buồn khi ngài và vui mừng cực độ khi ngài được sống lại. Giờ đây ngài ra đi rồi.
2 Nhưng kìa, có hai thiên sứ thình lình hiện ra và nói những lời an ủi rằng: “Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Giê-su này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công-vụ các Sứ-đồ 1:11). Lời này trấn an họ biết bao khi biết rằng sự lên trời của Giê-su không có nghĩa rằng ngài không còn liên hệ gì nữa với trái đất và nhân loại! Ngược lại ngài sẽ trở về. Chắc hẳn những lời này làm cho lòng các sứ đồ tràn đầy hy vọng. Ngày nay cũng thế, hàng triệu người rất chú tâm đến lời hứa của đấng Christ về sự trở lại của ngài. Một số người gọi đó là sự “trở lại lần thứ hai” hoặc “sự phục lâm” (Advent). Nhưng phần đông có vẻ hiểu mập mờ về ý nghĩa sự trở lại của đấng Christ. Vậy, đấng Christ trở lại bằng cách nào? Vào lúc nào? Và điều này ảnh hưởng thế nào đến đời sống chúng ta ngày nay?
Cách đấng Christ trở lại
3. Nhiều người tin gì về sự trở lại của đấng Christ?
3 Theo sách “Cơ đốc học theo Phúc âm” (An Evangelical Christology), thì “sự trở lại hoặc đến lần thứ hai của đấng Christ (parousia) thiết lập Nước Đức Chúa Trời một cách tối hậu, công khai và vĩnh viễn”. Nhiều người tin rằng sự trở lại của đấng Christ theo nghĩa đen sẽ được mọi người trên đất trông thấy một cách công khai. Để củng cố quan điểm này, nhiều người dựa vào Khải-huyền 1:7. Câu này nói: “Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cũng trông thấy”. Nhưng chúng ta có nên hiểu câu Kinh-thánh này theo nghĩa đen không?
4, 5. a) Làm sao chúng ta biết rằng Khải-huyền 1:7 không có nói theo nghĩa đen? b) Lời của chính Giê-su xác nhận sự hiểu biết này như thế nào?
4 Chúng ta nên nhớ rằng sách Khải-huyền được trình bày bằng “dấu hiệu” (Khải-huyền 1:1, NW). Vậy thì phải hiểu câu Kinh-thánh trên theo nghĩa bóng; xét cho cùng thì làm thế nào “những kẻ đã đâm Ngài” có thể thấy đấng Christ trở lại được? Họ đã qua đời gần 20 thế kỷ rồi! Hơn nữa, các thiên sứ có nói rằng đấng Christ sẽ trở lại “như cách” ngài đã lên trời. Vậy thì ngài đã lên trời như thế nào? Có hàng triệu người chứng kiến không? Không, chỉ có một số môn đồ trung thành trông thấy biến cố này thôi. Và khi các thiên sứ nói chuyện với họ, các sứ đồ có thật sự nhìn thấy cuộc hành trình của đấng Christ đến tận trời không? Không, một đám mây đã che khuất Giê-su khỏi tầm mắt họ. Ít lâu sau đó, ngài chắc hẳn đã vào thế giới thần linh trên trời với một thân thể thần linh mà mắt trần không thể thấy được (I Cô-rinh-tô 15:50). Vì thế cùng lắm là các sứ đồ chỉ thấy được lúc Giê-su khởi hành, và họ không thể nào nhìn xem được lúc ngài kết thúc cuộc hành trình, tức là trở về nơi hiện diện của Cha ngài là Đức Giê-hô-va. Họ chỉ có thể thấy sự trở lại đó qua đức tin mà thôi (Giăng 20:17).
5 Kinh-thánh dạy rằng Giê-su trở lại cùng một thể ấy. Không bao lâu trước khi qua đời, chính Giê-su nói: “Còn ít lâu, thế-gian chẳng thấy ta nữa” (Giăng 14:19). Ngài cũng có nói rằng “Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ-ràng” (Lu-ca 17:20). Vậy thì sự kiện ‘mọi mắt sẽ trông thấy ngài’ có nghĩa gì? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu tường tận từ ngữ mà Giê-su và các môn đồ dùng để nói về sự trở lại của ngài.
6. a) Tại sao những chữ như là “trở lại”, “đến nơi”, “sự phục lâm” và “đến” không phải là những chữ diễn tả đúng ý tưởng của chữ Hy-lạp pa·rou·siʹa? b) Điều gì cho thấy rằng pa·rou·siʹa, hoặc sự “hiện diện” kéo dài lâu hơn bất cứ một biến cố nào chỉ xảy ra trong chốc lát?
6 Thật ra, đấng Christ còn làm nhiều hơn là chỉ “trở lại”. Chữ “trở lại” này cũng giống như chữ “đến”, “đến nơi” hoặc sự “phục lâm” ngụ ý nói đến một biến cố duy nhất trong chốc lát. Nhưng chữ Hy-lạp mà Giê-su và các môn đồ dùng ở đây có ý nghĩa sâu xa hơn. Chữ ấy là pa·rou·siʹa, theo nghĩa đen là “ở cận kề” hoặc “hiện diện”. Phần đông các học giả đều đồng ý rằng chữ này không những có nghĩa là đến nơi mà lại còn mang ý nghĩa là lưu lại một thời gian sau đó, như cuộc viếng thăm chính thức của một người trong hoàng tộc. Sự hiện diện này không phải là một biến cố trong chốc lát, nhưng ấy là một thời kỳ đặc biệt, một giai đoạn đáng ghi nhớ. Nơi Ma-thi-ơ 24:37-39 Giê-su nói: “Sự hiện diện của Con người [pa·rou·siʹa]” giống như “ngày Nô-ê” đã lên đến cực điểm với trận Nước Lụt. Nô-ê đóng tàu và cảnh cáo những kẻ ác hằng chục năm trước khi nước lụt xảy ra và hủy diệt hệ thống thế gian thối nát thời bấy giờ. Cũng thế, sự hiện diện của đấng Christ mà mắt trần không thể thấy được kéo dài khoảng vài chục năm trước khi sự hiện diện này lên đến cực điểm với sự hủy diệt to lớn.
7. a) Điều gì chứng tỏ sự hiện diện pa·rou·siʹa không trông thấy được bằng mắt trần? b) Các câu Kinh-thánh miêu tả sự trở lại của đấng Christ mà “mọi mắt” trông thấy được ứng nghiệm bao giờ và thế nào?
7 Không còn nghi ngờ gì nữa, mắt trần không thật sự trông thấy được sự hiện diện pa·rou·siʹa. Vì nếu thấy được thì tại sao Giê-su đã dùng quá nhiều thì giờ nói cho các môn đồ biết về điềm để giúp họ nhận biết được sự hiện diện này?a Tuy nhiên, khi đấng Christ đến để hủy diệt hệ thống thế gian của Sa-tan thì sự hiện diện của ngài lúc bấy giờ sẽ quá rõ ràng cho mọi người. Vào lúc ấy “mọi mắt sẽ trông thấy” ngài. Ngay cả những kẻ đối nghịch của đấng Christ sẽ kinh hãi nhận biết rằng sự trị vì của ngài là một thực tại. (Xem Ma-thi-ơ 24:30; II Tê-sa-lô-ni-ca 2:8; Khải-huyền 1:5, 6).
-
-
Đấng Mê-si hiện diện và trị vìTháp Canh—1993 | 1 tháng 7
-
-
a Vào năm 1864, nhà thần học R. Govett giải thích việc đó như thế này: “Đối với tôi điều này có vẻ thật là dứt khoát. Việc đưa ra điềm của sự Hiện diện cho thấy đó là một điều bí ẩn. Chúng ta không cần một tín hiệu nào để biết sự hiện diện của những gì mà mắt chúng ta thấy”.
-