“Nầy, Ta làm mới lại hết thảy muôn vật”
1-4. a) Những hình ảnh nào trên trang bìa khiến bạn thích nhất? b) Bạn được mời chia xẻ viễn ảnh huy hoàng nào? c) Hy vọng này căn cứ trên các câu Kinh-thánh nào?
BẠN hãy nhìn những người được vẽ ở trang bìa này. Họ rất sung sướng. Bạn có muốn được như họ không? Bạn nói: “Có chứ”. Vì ở đó có sự thái bình và hòa thuận mà cả nhân loại đều mong muốn. Những người đủ các màu da—da đen, da trắng, da vàng—sống chung với nhau như một gia đình. Vui vẻ biết bao! Đoàn kết biết bao! Rõ ràng những người này không lo ngại mưa phóng xạ hạch tâm hay mối đe dọa của nạn khủng bố. Không có những máy bay chiến đấu với động cơ phản lực phá tan bầu không khí yên tĩnh của công viên đẹp đẽ này. Không có lính tráng, không có xe tăng, không có súng ống. Cũng không cần đến cây dùi cui của lính cảnh sát để giữ gìn trật tự. Không có bóng dáng chiến tranh và tội ác. Và không có nạn thiếu nhà cửa, vì mỗi người đều làm chủ một mái nhà xinh xắn.
2 Hãy nhìn những đứa trẻ! Nhìn chúng nô đùa quả là vui vẻ làm sao. Chúng cũng đùa giỡn với thú vật nữa! Trong công viên này không cần có những chuồng bằng sắt vì tất cả các thú vật đều sống hòa thuận với loài người và giữa chúng nữa. Ngay cả đến sư tử và cừu con cũng trở nên bạn thân. Hãy nhìn những con chim màu sắc sặc sỡ lượn đi lượn lại, và hãy nghe tiếng hót êm tai của chúng hòa lẫn với tiếng cười của trẻ con bao trùm cả không gian. Không có lồng để nhốt chúng sao? Không có, vì trong công viên này có sự tự do và niềm vui vô hạn ngự trị. Hãy ngửi hương vị của các bông hoa kia, lắng nghe tiếng reo của suối chảy, hãy thưởng thức những tia sáng ấm áp của mặt trời. Ồ! Ta hãy nếm thử trái cây trong giỏ này xem, vì đó là trái cây ngon nhất mà đất có thể sanh ra, ngon tuyệt vời, cũng như mọi vật người ta có thể nhìn thấy và thưởng thức trong công viên lộng lẫy này.
3 Có người nào đó nói: “Xin đợi một chút, những cụ già ở đâu? Tại sao không cho họ cùng hưởng lạc thú trong xã hội hạnh phúc này?” Thật ra, tại đấy có những cụ già, nhưng họ đang trẻ trở lại. Trong công viên này không có ai chết vì già cả. Những người trẻ nay lớn lên đến tuổi trưởng thành và không già hơn nữa. Dù có 20 tuổi hay 200 tuổi, hàng triệu người sống trong công viên này đều vui hưởng sự trẻ trung và sức khỏe hoàn toàn. Bạn nói: Hàng triệu người sao? Vâng, hàng triệu người, vì công viên này đang lan rộng đến mọi nước. Trong công viên đó có đầy dẫy sự sống, sự thái bình và vẻ đẹp cho đến tận cùng trái đất, từ núi Phú sĩ đến Trường sơn Nam Mỹ, từ Hồng Kông đến Địa trung hải. Vì toàn thể trái đất đang được biến thành một địa-đàng. Đó là Địa-đàng được tái lập trên khắp đất.
4 Bạn vừa nói: “Không thể tin được” ư? Nhưng trước hết bạn hãy xem xét những bằng chứng. Bạn và gia đình bạn có thể sống sót qua khỏi sự hủy diệt của hệ thống hỗn loạn hiện nay và đi vào Địa-đàng được phác họa trên bìa sách này.a
Cuốn Sách giải thích Địa-đàng
5. a) Cuốn sách nào giải thích những sự này? b) Đây là một cuốn sách phi thường dưới những khía cạnh nào?
5 Tất cả những điều huy hoàng này, và sự chắc chắn những điều đó sẽ đến, đều được giải thích trong một cuốn sách, cuốn sách tuyệt diệu nhất đã từng được viết ra. Sách đó là Kinh-thánh. Đó là một cuốn sách cổ nhất, vài phần của sách đó đã được viết ra cách đây khoảng 3.500 năm. Đồng thời đó cũng là cuốn sách hợp thời nhất khi trình bày những lời khuyên lành mạnh, thiết thực cho đời sống hiện tại. Những lời tiên tri trong Kinh-thánh mang lại hy vọng huy hoàng cho tương lai. Đó là cuốn sách bán chạy nhất trong suốt lịch sử, hơn 2.000.000.000 cuốn trọn bộ hay một phần quan trọng đã được phát hành trong khoảng 1.810 thứ tiếng.
6. Điều gì khiến cho Kinh-thánh nổi bật giữa tất cả các văn tự khác mà người ta gọi là thánh thư?
6 Không có thánh thư nào khác đã được phổ biến một cách rộng lớn như vậy, và phần đông các thánh thư khác không lâu đời như vậy. Kinh Coran của Hồi giáo có chưa được 1.400 năm. Phật và Khổng tử đã sống cách đây chừng 2.500 năm, và những lời họ viết ra cũng chỉ lâu ngần ấy năm thôi. Các thánh thư của Thần đạo đã được soạn thảo dưới hình thức mà ta thấy hiện nay khoảng chừng 1.200 năm trước đây. Sách của Mormon chỉ được 160 năm thôi. Ngoài Kinh-thánh ra, không có một sách nào trong số đó kể lại cách chính xác lịch sử loài người qua suốt 6.000 năm nay. Do đó để hiểu đạo nguyên thủy, chúng ta phải dựa vào Kinh-thánh. Đó là cuốn sách duy nhất có một thông điệp chung cho tất cả nhân loại.
7. Một số người biết suy nghĩ có nói gì về Kinh-thánh?
7 Sự khôn ngoan và vẻ đẹp của thông điệp ghi trong Kinh-thánh đã được những người có óc suy tư thuộc mọi nước và mọi tầng lớp xã hội ca tụng. Sir Isaac Newton, nhà bác học nổi tiếng đã khám phá ra định luật về trọng lực, có nói: “Không có môn khoa học nào đã được chứng minh một cách thỏa đáng hơn là Kinh-thánh”. Patrick Henry, lãnh tụ cách mạng Hoa-kỳ từng nổi tiếng vì câu nói “Hãy cho tôi sự tự do, hay hãy để cho tôi chết”, cũng có tuyên bố: “Kinh-thánh đáng giá bằng tất cả các sách đã từng được in ra hợp lại với nhau”. Ngay đến nhà đại thông thái Ấn độ là Mohandas K. Gandhi có lần nói với vị phó vương Anh-quốc tại Ấn độ: “Khi nước ông và nước tôi đồng ý làm theo những lời dạy dỗ của đấng Christ (Ky-tô) ghi trong Bài Giảng trên Núi, thì chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề, không phải chỉ giữa hai nước chúng ta mà thôi, nhưng của cả thế giới nữa”. Gandhi ám chỉ đến sách Ma-thi-ơ đoạn 5 đến 7 trong Kinh-thánh. Bạn hãy đọc những đoạn này và sẽ thấy thông điệp mạnh mẽ trong đó làm bạn phấn khởi ngay.
Kinh-thánh là một cuốn sách Đông phương
8, 9. a) Tại sao nói Kinh-thánh là một cuốn sách Tây phương là sai? b) Kinh-thánh đã được viết ra thế nào, và trong khoảng thời gian nào? c) Tại sao Kinh-thánh có thể được gọi là một thư viện? d) Bao nhiêu người đã được dùng để viết Kinh-thánh? e) Một số những người này đã nói gì về Nguồn gốc của Kinh-thánh?
8 Ngược lại với điều người ta tưởng, Kinh-thánh không phải là sản phẩm của nền văn minh Tây phương, cũng không ca tụng nền văn minh đó. Gần như toàn bộ Kinh-thánh được viết tại các nước Đông phương. Tất cả những người viết sách này đều là người Đông phương. Một ngàn năm trước khi có ông Phật, vào năm 1513 trước tây lịch, Môi-se, một người sống ở Trung Đông, đã được Đức Chúa Trời soi dẫn để viết cuốn sách đầu tiên của Kinh-thánh, gọi là Sáng-thế Ký. Từ lúc khởi đầu này Kinh-thánh theo một đề tài hợp nhất cho đến cuốn sách cuối cùng là Khải-huyền (hoặc Khải thị). Kinh-thánh đã được hoàn tất năm 98 tây lịch, khoảng 600 năm sau ông Phật. Bạn có biết rằng Kinh-thánh gồm có 66 cuốn sách khác nhau hợp lại không? Đúng vậy, Kinh-thánh là cả một thư viện đó!
9 Thế thì, trong một khoảng thời gian hơn 1.600 năm từ Môi-se trở về sau, khoảng 40 người đã góp phần vào việc ghi chép Kinh-thánh một cách hòa hợp. Họ chứng nhận những lời họ viết ra không phải từ người thường đến, mà từ một uy quyền cao cả gấp bội loài người. Sứ đồ Phao-lô, một tín đồ đấng Christ, viết: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”b (II Ti-mô-thê 3:16). Và sứ đồ Phi-e-rơ giải thích: “Chẳng có lời tiên-tri nào trong Kinh-thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên-tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi thánh-linh cảm-động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (II Phi-e-rơ 1:20, 21; II Sa-mu-ên 23:2; Lu-ca 1:70).
10. a) Kinh-thánh được lưu truyền cho đến ngày nay như thế nào? b) Tại sao chúng ta có thể biết chắc là ta vẫn còn có bản văn Kinh-thánh đúng như bản văn đã được soi dẫn lúc đầu?
10 Cách mà Kinh-thánh được lưu truyền lại cho đến ngày nay cũng rất đáng chú ý. Suốt hàng ngàn năm, cho đến khi máy in được sáng chế ra cách đây khoảng 500 năm, Kinh-thánh đã được chép tay để có nhiều bản sao. Không có tác phẩm văn chương cổ nào đã được sao đi chép lại một cách sốt sắng như vậy. Kinh-thánh đã được chép lại rất nhiều lần, nhưng luôn luôn hết sức cẩn thận. Những người chép chỉ làm một ít lỗi nhỏ, và khi so sánh các bản sao người ta có thể xác định đâu là nguyên văn do Đức Chúa Trời soi dẫn. Sir Frederic Kenyon, một nhà nghiên cứu các bản sao Kinh-thánh có thẩm quyền, nói: “Duyên cớ cuối cùng để nghi ngờ rằng Kinh-thánh được lưu lại cho chúng ta ngày nay một cách trung thực đã được loại bỏ”. Ngày nay, người ta hãy còn lưu trữ khoảng 16.000 bản sao Kinh-thánh hay một phần của Kinh-thánh được chép tay, vài bản xưa đến tận thế kỷ thứ hai trước thời đấng Christ. Hơn nữa, có nhiều bản dịch Kinh-thánh từ những tiếng nguyên thủy là Hê-bơ-rơ, A-ram và Hy-lạp ra hầu hết tất cả các thứ tiếng hiện có trên trái đất.
11. Ngày nay có những sự khám phá nào phù hợp với lời tường thuật của Kinh-thánh?
11 Một số người tìm cách xuyên tạc Kinh-thánh cho rằng Kinh-thánh không chính xác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây những nhà khảo cổ đã đào sâu dưới những di tích các thành phố cổ tại những xứ được Kinh-thánh đề cập và họ tìm thấy những văn tự và những bằng chứng khác cho thấy rõ những người và những nơi được ghi lại ngay cả trong những lời tường thuật xưa nhất của Kinh-thánh đã từng hiện hữu thật sự. Họ khám phá ra nhiều bằng chứng cho thấy đã có một trận nước lụt trên khắp trái đất; Kinh-thánh nói trận Nước Lụt đó đã xảy ra cách đây hơn 4.000 năm, vào thời Nô-ê. Hoàng tử Mikasa, một nhà khảo cổ nổi danh, nói về điều này: “Trận Nước Lụt đã từng có thật không?...Có những bằng chứng hùng hồn cho thấy trận Nước Lụt quả có thật”.c
Đức Chúa Trời của Kinh-thánh
12. a) Một số người chế nhạo Đức Chúa Trời nói gì? b) Tại sao Kinh-thánh nói về Đức Chúa Trời như một người Cha? c) Kinh-thánh cho thấy danh Đức Chúa Trời là gì?
12 Giống như một số người đã chế nhạo Kinh-thánh, thì một số người khác chê cười ý nghĩ có một Đức Chúa Trời Toàn năng (II Phi-e-rơ 3:3-7). Họ nói: “Làm sao tôi có thể tin có Đức Chúa Trời nếu tôi không thể thấy Ngài? Có bằng chứng nào cho thấy một Đấng Tạo hóa vô hình, cao cả hơn loài người, thật sự hiện hữu không? Đức Chúa Trời không ngự trị trong mọi vật ư?” Những người khác nói: “Không có Đức Chúa Trời cũng không có Phật đâu”. Tuy nhiên, Kinh-thánh cho thấy tất cả chúng ta đều nhận được sự sống từ một người cha sống trên đất; cũng thế, những thủy tổ của chúng ta đã nhận được sự sống từ một vị Cha ở trên trời, hay Đấng Tạo hóa; danh Ngài là Đức Giê-hô-va (Thi-thiên 83:18; 100:3; Ê-sai 12:2; 26:4).
13. Đức Giê-hô-va đã cho nhân loại biết về Ngài bằng hai cách nào?
13 Đức Giê-hô-va đã tỏ cho nhân loại biết đến Ngài qua hai cách phi thường. Cách chính là qua Kinh-thánh, cho biết lẽ thật của Ngài và những ý định đời đời của Ngài (Giăng 17:17; I Phi-e-rơ 1:24, 25). Cách khác nữa là qua sự sáng tạo của Ngài. Khi quan sát những vật kỳ diệu chung quanh họ, nhiều người hiểu rằng phải có một Đấng Tạo hóa, một Đức Chúa Trời; các công trình của Ngài phản ảnh các đức tính cao cả của Ngài (Khải-huyền 15:3, 4).
14. Kinh-thánh nói cho chúng ta biết gì về Đức Giê-hô-va?
14 Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Tác giả của Kinh-thánh. Ngài là Đấng Thần linh Vĩ đại có từ đời đời vô cùng (Giăng 4:24; Thi-thiên 90:1, 2). Danh Ngài, “Giê-hô-va”, lưu ý đến ý định của Ngài đối với các tạo vật. Ngài có ý định làm sáng danh cao cả ấy bằng cách hủy diệt những kẻ ác và cứu vớt những người yêu mến Ngài để cho họ sống trên trái đất biến thành địa-đàng (Xuất Ê-díp-tô Ký 6:2-8; Ê-sai 35:1, 2). Ngài có quyền năng làm điều đó, vì Ngài là Đức Chúa Trời Toàn năng. Ngài cao hơn tất cả các thần thánh và hình tượng của các quốc gia rất nhiều, bởi vì Ngài là Đấng Tạo hóa của toàn vũ trụ (Ê-sai 42:5, 8; Thi-thiên 115:1, 4-8).
15. Những sự nghiên cứu về sự sáng tạo của những nhà thông thái dẫn đến những kết luận nào?
15 Trong những thế kỷ vừa qua, các nhà bác học đã bỏ ra nhiều thì giờ để nghiên cứu các công trình sáng tạo. Họ đã kết luận gì? Lord Kelvin, một trong những người tiền phong về ngành điện học, vốn là một nhà vật lý người Anh nổi danh, có tuyên bố: “Tôi tin rằng nếu người ta đi sâu vào khoa học chừng nào, người ta càng đi xa bất cứ cái gì tựa như thuyết vô thần”. Albert Einstein, một nhà bác học sanh trưởng ở Âu châu, dù có tiếng là vô thần, có thú nhận: “Chỉ việc...nghĩ ngợi về cơ cấu tuyệt diệu của vũ trụ, mà chúng ta chỉ biết đến một cách mù mờ, và cố gắng tìm hiểu một cách khiêm nhường dù một phần rất nhỏ của sự thông minh biểu lộ trong thiên nhiên, cũng đủ cho tôi rồi”. Arthur Holly Compton, nhà bác học Hoa-kỳ đã từng được giải thưởng Nobel, có nói: “Vũ trụ có trật tự được bày ra chứng minh lời tuyên bố hùng vĩ nhất đã từng được nói ra là lẽ thật: «Ban đầu Đức Chúa Trời»”. Ông ấy đang trích những lời mở đầu Kinh-thánh.
16. Vũ trụ ca tụng sự khôn sáng và quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời thế nào?
16 Những nhà cầm quyền các cường quốc có thể khoe khoang về sự thông minh và những công trạng khoa học trong việc chinh phục không gian của họ. Nhưng các vệ tinh nhân tạo không gian của họ thật vô nghĩa làm sao so với mặt trăng quay chung quanh trái đất, và với các hành tinh quay chung quanh mặt trời! Những công trạng của con người hay chết này thật bé bỏng làm sao so với kỳ công sáng tạo của Đức Giê-hô-va gồm có hàng tỉ thiên hà, mỗi thiên hà gồm hàng tỉ ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta, và Ngài đã thâu góp và sắp đặt những tinh tú đó trong không gian cho đến đời đời vô tận! (Thi-thiên 19:1, 2; Gióp 26:7, 14). Như thế, không có gì lạ khi Đức Giê-hô-va xem loài người như là cào cào, và những cường quốc là “hư-vô” (Ê-sai 40:13-18, 22).
17. Tại sao tin có Đấng Tạo hóa là hợp lý?
17 Bạn ở trong một ngôi nhà, phải không? Có lẽ bạn đã không tự tay xây cất ngôi nhà ấy, và bạn cũng không biết ai đã cất nên. Tuy nhiên, bạn không thấy khó lòng chấp nhận sự thật là đã có người thông minh nào đó cất nhà ấy, dù bạn không biết người là ai. Thật quá điên rồ nếu lý luận rằng cái nhà tự xây cất lấy! Bởi vũ trụ bao la này và mọi vật trong đó cần phải được tạo lập với một sự thông minh vô cùng lớn hơn nhiều, ta há không có lý do để kết luận rằng phải có một Đấng Tạo hóa Thông minh sao? Quả thật chỉ có người ngu dại mới nói trong lòng: “Chẳng có Đức Chúa Trời [Giê-hô-va]” (Thi-thiên 14:1; Hê-bơ-rơ 3:4).
18. Điều gì cho thấy Đức Chúa Trời là một Đấng có thật, và đáng được ca ngợi?
18 Những kỳ công rực rỡ bao quanh chúng ta—bông hoa, chim chóc, thú vật, con người được sáng tạo cách kỳ diệu, phép lạ của sự sống và sự sanh nở—thảy đều chứng minh là có Đấng Thông minh Siêu đẳng vô hình đã tạo ra mọi vật (Rô-ma 1:20). Nơi nào có sự thông minh, nơi đó cũng có trí tuệ. Nơi nào có trí tuệ, nơi đó cũng có một người. Bộ óc thông minh nhất chính là bộ óc của Đấng Tối cao đó, Đấng Tạo hóa của mọi loài sống, chính là Nguồn của sự sống (Thi-thiên 36:9). Quả thật, Đấng Tạo hóa đáng được tất cả khen ngợi và thờ phượng (Thi-thiên 104:24; Khải-huyền 4:11).
19. a) Tại sao ngày nay không quốc gia nào có thể hô hào là Đức Chúa Trời ban cho họ thắng lợi trong các cuộc chiến tranh? b) Tại sao Đức Chúa Trời không có quan hệ gì với các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia?
19 Có một số người mất đức tin nơi Đức Chúa Trời sau khi đã trải qua những kinh nghiệm đau thương trong Thế Chiến thứ hai. Vào thời đó mỗi nước đều cầu khẩn “Đức Chúa Trời” của mình, dù theo Công giáo, Tin lành hay theo các đạo Đông phương. Ta có thể nào nói rằng “Đức Chúa Trời” ban chiến thắng cho những nước này và để cho những nước khác bị bại trận hay không? Kinh-thánh cho thấy không có nước nào trong các nước ấy đã kêu cầu Đức Chúa Trời thật. Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa của trời và đất, không có trách nhiệm gì về những hỗn loạn và chiến tranh giữa các quốc gia cả (I Cô-rinh-tô 14:33). Những ý tưởng của Ngài cao siêu hơn những ý tưởng của các quốc gia chính trị và quân sự trên đất (Ê-sai 55:8, 9). Cũng thế, tôn giáo thật và sự thờ phượng thật của Đức Giê-hô-va không có phần gì trong các chiến tranh của các quốc gia cả. Đức Giê-hô-va cao gấp bội phần các thần thánh của các quốc gia. Ngài là độc nhất vì là Đức Chúa Trời của những người yêu chuộng hòa bình trong tất cả các quốc gia. Kinh-thánh nói: “Đức Chúa Trời chẳng hề vị-nể ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính-sợ Ngài và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa” (Công-vụ các Sứ-đồ 10:34, 35). Giờ đây những người vốn có lòng ưa thích sự công bình trong tất cả các nước đang học hỏi Kinh-thánh và chấp nhận sự thờ phượng “Đức Chúa Trời bình-an” thật, Đấng Tạo hóa của tất cả loài người (Rô-ma 16:20; Công-vụ các Sứ-đồ 17:24-27).
20. Điều gì cho thấy các nước tự xưng theo đấng Christ là phản lại đấng Christ và phản lại Đức Chúa Trời?
20 Một số người nêu ra sự chia rẽ và giả dối trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ, hô hào là theo Kinh-thánh. Họ cũng nói: “Làm sao tôi có thể tin theo Đức Chúa Trời của Kinh-thánh được, khi mà các quốc gia có Kinh-thánh đang hùng hổ tích trữ vũ khí hạch tâm?” Trong khi Kinh-thánh luôn luôn là lẽ thật, nhưng sự thật là các nước tự xưng theo đấng Christ đã rời xa đạo thật của đấng Christ theo như Kinh-thánh dạy, cũng như Bắc cực xa Nam cực vậy. Việc họ tự xưng theo đạo thật của đấng Christ là giả dối. Họ có Kinh-thánh, nhưng họ không làm theo lời dạy bảo của Kinh-thánh. Vị tổng thống Hoa-kỳ đã từng hạ lệnh thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima có lần hô lên: “Ước gì chúng ta có một ông Ê-sai hay một thánh Phao-lồ!”—để hướng dẫn con người trong cơn khủng hoảng quốc tế ấy. Giá ông đã đồng ý với Ê-sai của Kinh-thánh, chắc ông đã không bao giờ cho thả một trái bom nguyên tử, vì Ê-sai chủ trương “lấy gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm”. Hơn nữa, chính Phao-lô của Kinh-thánh có nói: “Vì chúng tôi dầu sống trong xác-thịt, chớ chẳng tranh-chiến theo xác-thịt. Vả, những khí-giới mà chúng tôi dùng để chiến-tranh không phải thuộc về xác-thịt đâu” (Ê-sai 2:4; II Cô-rinh-tô 10:3, 4). Tuy nhiên, thay vì làm theo lời khuyên khôn sáng đó của Kinh-thánh, các quốc gia tự xưng theo đấng Christ đã lao mình vào một cuộc thi đua võ trang tự sát. Dù họ có hô hào là tín đồ đấng Christ làm theo Kinh-thánh, những lời hô hào đó là giả dối. Họ phải chịu phán xét bởi Đức Chúa Trời vì đã không làm theo ý muốn của Ngài (Ma-thi-ơ 7:18-23; Sô-phô-ni 1:17, 18).
Những sự sáng tạo và những phép lạ của Đức Giê-hô-va
21. Tại sao tin nơi những phép lạ của Đức Chúa Trời là hợp lý?
21 Đức Giê-hô-va sáng tạo và làm những phép lạ. Bạn có bao giờ lấy làm lạ về việc biến nước thành máu, phân rẽ nước Biển Đỏ, việc Giê-su sanh ra bởi mẹ đồng trinh và nhiều phép lạ khác được ghi lại trong Kinh-thánh không? Bởi trí thông minh của con người có giới hạn, có lẽ người ta sẽ không bao giờ hiểu một số những phép lạ này đã diễn ra thế nào, cũng như người ta không thể hoàn toàn hiểu phép lạ về việc mặt trời mọc và lặn mỗi ngày. Việc tạo nên con người đã là một phép lạ. Không có ai hiện đang sống đã thấy được phép lạ đó, nhưng người ta biết phép lạ đó đã xảy ra, vì ngày nay con người đang sống để chứng thực điều đó. Thật thế, mọi sinh vật và toàn thể vũ trụ tạo thành một phép lạ kéo dài mãi mãi. Thế thì chúng ta có phải nghi ngờ điều gì, khi Lời Đức Chúa Trời, Kinh-thánh, nói Ngài đã làm một số phép lạ đặc biệt vào những lúc đặc biệt, dù ngày nay những phép lạ tương tự không cần phải xảy ra nữa, hay không?
22. Hãy tả sự sáng tạo đầu tiên của Đức Chúa Trời.
22 Toàn thể sự sáng tạo của Đức Giê-hô-va đều mầu nhiệm và kỳ diệu làm sao! Tuy nhiên, chính sự sáng tạo đầu tiên của Ngài mới là công trình kỳ diệu hơn hết. Đó là sự sáng tạo Con “đầu lòng”, Con thần linh của Ngài (Cô-lô-se 1:15). Con ở trên trời này có tên là “Ngôi-Lời”. Sau khi được sáng tạo không biết là bao nhiêu lâu, ngài xuống trái đất này và được gọi là “Giê-su Christ, là người” (I Ti-mô-thê 2:5). Sau đó có lời nói về ngài: “Ngôi-Lời đã trở nên xác-thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh-hiển của ngài, thật như vinh-hiển của Con một đến từ nơi Cha” (Giăng 1:14).
23. a) Làm thế nào giải thích được sự quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Con của Ngài? b) Đức Giê-hô-va đã sáng tạo gì qua Con của Ngài?
23 Sự quan hệ giữa Đức Giê-hô-va và Con Ngài có thể được sánh với quan hệ giữa một người làm chủ kiêm giám đốc một cơ xưởng với người con của ông, trong đó người con giúp cha sản xuất những món đồ theo kiểu mẫu mà cha đã phác họa. Qua Con đầu lòng và cộng sự viên của Ngài, Đức Giê-hô-va đã tạo ra những tạo vật thần linh khác, gọi là các con trai Đức Chúa Trời. Sau đó những con trai này mừng rỡ khi thấy Con của Đức Giê-hô-va, Thợ cái của Ngài, tạo ra các từng trời vật chất và trái đất trên đó chúng ta sống. Bạn có nghi ngờ là những sự này đã được sáng tạo không? Hàng ngàn năm sau đó Đức Giê-hô-va có hỏi một người trung thành: “Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông-sáng, hãy tỏ-bày đi. Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng” (Gióp 38:4, 7; Giăng 1:3).
24. a) Sự sáng tạo nào ở trên đất của Đức Giê-hô-va là phi thường, và dưới những khía cạnh nào? b) Tại sao nói loài người được tiến hóa từ loài thú là vô lý?
24 Theo thời gian Đức Giê-hô-va đã tạo ra những loài sinh vật hữu hình trên trái đất này, thảo mộc đủ loại, hoa, cá, chim và các loài thú (Sáng-thế Ký 1:11-13, 20-25). Đoạn Đức Chúa Trời nói với Thợ cái của Ngài: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta...Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” (Sáng-thế Ký 1:26, 27). Người đàn ông đầu tiên cao quí hơn các thú vật nhiều, vì được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời, với các đức tính cao cả là yêu thương, khôn sáng, công bình và quyền năng. Con người thuộc về một loài khác với thú vật vì con người biết lý luận, trù tính về tương lai và có khả năng thờ phượng Đức Chúa Trời. Thú vật không có trí thông minh để lý luận, nhưng sống theo bản năng. Thật phi lý làm sao khi nói rằng không có Đấng Tạo hóa nào, và cho rằng con người thông minh và đầy năng khiếu được tiến hóa từ những thú vật thấp kém hơn và không có trí thông minh! (Thi-thiên 92:6, 7; 139:14).
25, 26. a) Viễn ảnh lớn lao nào đã được đặt trước mặt loài người? b) Tại sao sẽ không có vấn đề về nạn nhân mãn trên đất?
25 Đức Chúa Trời đã đặt con người trong “một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông”. Đó là một vườn lạc thú, giống như cảnh vườn chúng ta thấy trên bìa sách này, dù lúc đó chỉ vỏn vẹn có hai người mà thôi, A-đam và vợ ông. Vườn Địa-đàng đầu tiên đó không còn nữa, vì đã bị trận Nước Lụt vào thời Nô-ê hủy diệt. Nhưng người ta biết đại khái vị trí của khu vườn đó ở Trung Đông, vì một vài con sông chảy qua miền đó được Kinh-thánh nói đến và ngày nay vẫn còn (Sáng-thế Ký 2:7-14). Con người đã từng có cơ hội cao quý dùng vườn đó làm trung tâm điểm để từ đó bành trướng và canh tác toàn thể trái đất, biến trái đất thành địa-đàng (Ê-sai 45:12, 18).
26 Đức Chúa Trời và Con của Ngài đều làm việc, vì vậy Đức Chúa Trời cũng giao cho loài người công việc để làm trên đất (Giăng 5:17). Ngài nói với A-đam và Ê-va, người đàn ông và người đàn bà đầu tiên: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất” (Sáng-thế Ký 1:28). Phải chăng điều đó có nghĩa là loài người phải sanh sản thêm nhiều, làm đầy dẫy đất, rồi tiếp tục sanh sản thêm nhiều hơn nữa để làm tràn ngập trái đất? Không. Khi người nào bảo bạn rót trà đầy tách, bạn không có tiếp tục rót cho đến khi trà tràn ra ngoài và đổ xuống bàn. Khi rót đầy tách thì bạn ngừng lại. Cũng vậy, khi Đức Giê-hô-va ra lệnh loài người “làm đầy-dẫy đất”, Ngài cho thấy ý định của Ngài là trên khắp trái đất sẽ có đầy dẫy người sống thoải mái, rồi thì sự sanh sản trên đất sẽ ngừng lại. Trong một xã hội loài người hoàn toàn điều này không có khó khăn gì. Chỉ trong thế giới loài người bất toàn ngày nay nạn nhân mãn mới là một vấn đề.
Tại sao Đức Chúa Trời cho phép sự gian ác?
27. Giờ đây những câu hỏi nào cần phải được trả lời?
27 Nếu ý định của Đức Chúa Trời là xây dựng một địa-đàng trên đất, thế thì tại sao ngày nay trên đất có đầy dẫy sự gian ác, khốn khổ và đau buồn? Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng, tại sao Ngài đã cho phép những tình trạng này kéo dài lâu thế? Có hy vọng nào để thấy tất cả những sự khó khăn của chúng ta chấm dứt không? Kinh-thánh nói gì?
28. Sự phản nghịch đã xâm nhập vào vườn Địa-đàng như thế nào?
28 Kinh-thánh cho thấy những khó khăn của loài người đã bắt đầu khi một trong các con thần linh của Ngài phản nghịch lại uy quyền tối thượng hay sự cai trị của Đức Giê-hô-va (Rô-ma 1:20; Thi-thiên 103:22). Chắc chắn thiên sứ này đã có mặt trong số những tạo vật thần linh reo mừng trước sự sáng tạo loài người. Nhưng rồi sự tham lam và kiêu căng đã đâm rễ trong lòng hắn, và hắn nuôi dưỡng tham vọng muốn A-đam và Ê-va thờ phượng hắn thay vì Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo hóa của họ. Thiên sứ này đã cám dỗ Ê-va cãi lời Đức Chúa Trời Toàn năng bằng cách dùng một con rắn để nói, giống như một người có tài nói bằng bụng dùng hình nộm khiến người ta tưởng là hình nộm biết nói. Sau đó chồng bà là A-đam đã theo bà trong sự bất tuân (Sáng-thế Ký 2:15-17; 3:1-6; Gia-cơ 1:14, 15).
29. a) Những sự tranh chấp nào cần phải được giải quyết? b) Đức Chúa Trời đã đối phó thế nào với sự thách thức? c) Bạn có thể góp phần thế nào để trả lời những tố cáo của Sa-tan?
29 Thiên sứ phản nghịch đó được mệnh danh là “con rắn xưa” (Khải-huyền 12:9; II Cô-rinh-tô 11:3). Hắn cũng được gọi là Sa-tan, nghĩa là “kẻ Chống đối”, và Ma-quỉ, nghĩa là “kẻ Vu khống”. Hắn tranh chấp là Đức Giê-hô-va không có quyền cai trị trên đất và sự cai trị của Ngài không công bình, và hắn cũng thách thức cùng Đức Chúa Trời là hắn sẽ khiến được tất cả loài người xây bỏ sự thờ phượng thật. Đức Chúa Trời đã cho Sa-tan khoảng 6.000 năm để chứng minh lời thách thức của hắn, hầu cho cuộc tranh chấp về quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va có thể được giải quyết một cách vĩnh viễn. Sự cai trị của loài người xa cách Đức Chúa Trời đã thất bại cách thê thảm. Nhưng những người đàn ông và đàn bà có đức tin—trong số đó Giê-su là gương mẫu xuất sắc nhất—đã giữ lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời qua nhiều thử thách gay go nhất, và nhờ đó bênh vực cho Đức Giê-hô-va và chứng tỏ Ma-quỉ là kẻ nói dối (Lu-ca 4:1-13 Gióp 1:7-12; 2:1-6; 27:5). Chính bạn cũng có thể giữ lòng trung thành (Châm-ngôn 27:11). Nhưng Sa-tan không phải là kẻ thù duy nhất làm hại chúng ta. Có kẻ thù nào khác nữa?
Kẻ thù—Sự chết
30. Kinh-thánh nói gì về hình phạt cho sự bất tuân của loài người?
30 Đức Chúa Trời đã nói rõ hình phạt của sự bất tuân là sự chết. Khi tuyên án người đàn bà đầu tiên, Đức Giê-hô-va nói: “Ta sẽ làm thêm điều cực-khổ bội phần trong cơn thai-nghén; ngươi sẽ chịu đau-đớn mỗi khi sanh con; sự dục-vọng ngươi phải xu-hướng về chồng, và chồng sẽ cai-trị ngươi”. Ngài nói với người đàn ông, A-đam: “Ngươi sẽ làm đổ mồ-hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng-thế Ký 3:16-19). Cặp vợ chồng bất tuân đã bị đuổi ra khỏi Địa-đàng hạnh phúc để trồng tỉa đất hoang. Theo thời gian họ chết đi (Sáng-thế Ký 5:5).
31. Tội lỗi là gì, và tội lỗi đã có hậu quả nào đối với nhân loại?
31 A-đam và Ê-va chỉ bắt đầu sanh con cái sau khi mất sự hoàn toàn. Tất cả mọi người ngày nay là dòng dõi của họ và đều bất toàn, do đó tất cả đều chết. Một người ghi chép Kinh-thánh giải thích bằng những lời này: “Bởi một người mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”. “Tội-lỗi” là gì? Đó là sự không đạt đến sự hoàn toàn hay trọn vẹn. Giê-hô-va Đức Chúa Trời không chấp nhận hay duy trì bất cứ điều gì bất toàn. Vì tất cả mọi người đều thừa hưởng tội lỗi và sự bất toàn từ nơi A-đam, người đàn ông đầu tiên, sự chết đã “cai-trị” trên họ (Rô-ma 5:12, 14). Con người tội lỗi và thú vật đều chết cùng một cách (Truyền-đạo 3:19-21).
32. Kinh-thánh tả thế nào sự chết mà chúng ta thừa hưởng?
32 “Sự chết” này là gì? Sự chết trái với sự sống. Đức Chúa Trời đã đặt trước mặt loài người hy vọng được sống vô tận trên đất nếu vâng lời. Tuy nhiên, loài người đã bất tuân, và hình phạt là sự chết, vô tri thức, không hiện hữu. Đức Chúa Trời không có nói gì về việc chuyển sự sống loài người đến một lãnh vực thần linh hay đến một “địa ngục” nóng bỏng nếu loài người bất tuân và chết đi. Ngài cảnh cáo loài người: “Ngươi chắc chắn sẽ chết”. Chính tên sát nhân Ma-quỉ đã nói dối rằng: “Hai ngươi chẳng chết đâu” (Sáng-thế Ký 2:17; 3:4; Giăng 8:44). Tất cả mọi người đã thừa hưởng từ nơi A-đam sự chết không gì khác hơn là biến thành cát bụi (Truyền-đạo 9:5, 10; Thi-thiên 115:17; 146:4).
33. a) Tương lai huy hoàng nào chờ đón nhân loại và trái đất? b) Đức Giê-hô-va thực hiện ba điều quan trọng nào qua Con của Ngài?
33 Thế thì không có tương lai nào cả cho người chết ư? Có chứ, một tương lai kỳ diệu! Kinh-thánh cho thấy ý định của Đức Chúa Trời về một địa-đàng trên đất cho tất cả loài người, kể cả những người hiện đang chết, sẽ không bao giờ thất bại. Đức Giê-hô-va nói: “Trời là ngai ta, đất là bệ-chơn ta”. “Ta sẽ làm cho chỗ ta đặt chơn được vinh-hiển” (Ê-sai 66:1; 60:13). Vì giàu lòng yêu thương Đức Giê-hô-va đã sai Con của Ngài, “Ngôi-Lời”, xuống trái đất, hầu thế gian loài người có thể được sống nhờ Con ấy (Giăng 3:16; I Giăng 4:9). Có ba điều quan trọng mà Đức Giê-hô-va thực hiện qua Con của Ngài, và chúng ta bây giờ phải bàn đến, tức là: 1) cung cấp sự giải cứu khỏi quyền lực của sự chết; 2) cho người chết được sống lại; và 3) thành lập một chính phủ hoàn toàn trên toàn thể nhân loại.
Giải cứu khỏi sự chết
34, 35. a) Loài người chỉ có thể được giải cứu khỏi sự chết thế nào? b) Giá chuộc là gì?
34 Từ thời xưa các nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đã phát biểu sự tin cậy của họ, không phải vào sự bất tử của con người, nhưng vào hy vọng Đức Chúa Trời sẽ “cứu họ” khỏi sự chết (Ô-sê 13:14). Nhưng làm sao con người có thể được cứu thoát khỏi vòng nô lệ của sự chết? Sự công bình hoàn toàn của Đức Giê-hô-va đòi hỏi phải lấy “mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 19:21). Bởi vậy, vì A-đam đã mang lại sự chết di truyền cho tất cả nhân loại bằng cách cố ý cãi lại Đức Chúa Trời và do đó mất sự sống hoàn toàn, một người hoàn toàn khác phải thay thế A-đam dùng sự sống hoàn toàn của mình để chuộc lại những gì A-đam đã mất.
35 Nguyên tắc công bình là trả giá tương xứng đã được phần đông người ta chấp nhận qua suốt lịch sử. Thành ngữ thông dụng là “trả giá chuộc”. Giá chuộc là gì? Đó là “giá tiền phải trả để chuộc lại một người hay một vật từ tay người nào cầm giữ người hay vật đó. Bởi vậy, người ta nói những tù binh hay những người nô lệ được chuộc lại khi họ được thả ra để đổi lấy một điều gì có giá trị... Điều gì được thay thế hay đổi chác để đền bù cho người cầm giữ là giá chuộc”.d Kể từ khi A-đam phạm tội, tất cả nhân loại giống như tù binh hay kẻ nô lệ, bị giam cầm trong sự bất toàn và sự chết. Một giá chuộc phải được cung cấp để họ được thả ra. Cần phải hy sinh một mạng sống con người hoàn toàn, nghĩa là tương đương với A-đam, để tránh những cuộc tranh luận bây giờ hay mai sau về sự thích nghi của giá chuộc.
36. Đức Giê-hô-va đã cung cấp thế nào mạng sống của một người hoàn toàn để làm giá chuộc?
36 Tuy nhiên, tìm đâu ra được một mạng sống loài người hoàn toàn dường ấy? Tất cả mọi người đều sanh ra là bất toàn vì là con cháu của A-đam, người bất toàn. “Chẳng có người nào chuộc được anh em mình, hoặc đóng giá chuộc người nơi Đức Chúa Trời” (Thi-thiên 49:7). Để đáp lại nhu cầu này Đức Giê-hô-va đã thật sự cung cấp Con “đầu lòng” quý báu của Ngài để làm sự hy sinh cần thiết, vì Ngài cảm thấy yêu thương nhân loại một cách sâu đậm. Ngài đã chuyển sự sống hoàn toàn của Con thần linh đó gọi là “Ngôi-Lời”, vào lòng người trinh nữ Do-thái tên là Ma-ri. Người đàn bà trẻ đó thọ thai và khi mãn nguyệt sanh ra một con trai, được đặt tên là “Giê-su” (Ma-thi-ơ 1:18-25). Đấng Tạo hóa của sự sống có khả năng làm được một phép lạ kỳ diệu dường ấy, đó là điều hợp lý.
37. Giê-su đã bày tỏ thế nào lòng yêu thương của ngài đối với tất cả những người nào muốn sống?
37 Giê-su lớn lên đến tuổi trưởng thành, trình diện trước Đức Giê-hô-va và chịu phép báp-têm. Đoạn Đức Chúa Trời giao cho Giê-su sứ mạng làm theo ý muốn của Ngài (Ma-thi-ơ 3:13, 16, 17). Vì Giê-su đến từ trời để sống trên đất và ngài là hoàn toàn, nên ngài có thể dâng sự sống làm người hoàn toàn của ngài làm của-lễ, dùng để giải cứu nhân loại khỏi sự chết (Rô-ma 6:23; 5:18, 19). Ngài nói: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư-dật”. “Chẳng có sự yêu-thương nào lớn hơn là vì bạn-hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 10:10; 15:13). Khi Sa-tan khiến Giê-su bị giết trên cây khổ hình, Giê-su đã chịu nhận lấy cái chết tàn nhẫn đó, biết rằng những ai có đức tin sẽ được sống nhờ giá chuộc này (Ma-thi-ơ 20:28; I Ti-mô-thê 2:5, 6).
Sống lại
38. Con của Đức Chúa Trời đã được sống lại thế nào, và có bằng cớ gì về điều đó?
38 Dù cho các kẻ thù nghịch ngài có giết ngài, Con của Đức Chúa Trời đã không hề mất quyền được sống làm người hoàn toàn, vì ngài đã giữ lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời. Nhưng làm thế nào Giê-su có thể dùng điều quý giá này, tức là quyền được sống làm người hoàn toàn, để ban ơn cho nhân loại, nếu ngài chết nằm trong mồ? Chính tại đây mà Đức Giê-hô-va đã thực hiện một phép lạ khác, phép lạ đầu tiên thuộc loại này. Khi Giê-su nằm trong mồ đến ngày thứ ba, Đức Giê-hô-va đã làm Giê-su sống lại từ cõi chết thành một tạo vật thần linh, bất tử (Rô-ma 6:9; I Phi-e-rơ 3:18). Giê-su đã nhiều lần mặc lấy hình người và hiện ra cùng các môn đồ của ngài, có lần cho hơn 500 người trong họ trông thấy, để họ tin ngài được sống lại. Không có một người nào trong họ, hoặc sứ đồ Phao-lô—người sau đó bị mù mắt khi Giê-su được vinh hiển hiện ra cùng ông—có lý do nào để hồ nghi về phép lạ của sự sống lại (I Cô-rinh-tô 15:3-8; Công-vụ các Sứ-đồ 9:1-9).
39. a) Giê-su dùng thế nào giá trị của sự hy sinh của ngài, và trước hết để cho ai được hưởng? b) Giê-su cũng nói đến một phép lạ lớn nào khác?
39 Bốn mươi ngày sau khi được sống lại Giê-su lên trời đến hầu trước mặt Đức Chúa Trời để dâng cho Ngài giá trị của sự hy sinh mạng sống làm người hoàn toàn của mình nhằm giải cứu nhân loại. “Còn như đấng nầy, đã vì tội-lỗi dâng chỉ một của-lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đương đợi những kẻ thù-nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chơn Ngài vậy” (Hê-bơ-rơ 10:12, 13). Những người đầu tiên được giải cứu nhờ giá chuộc này là một “bầy nhỏ” các tín đồ đấng Christ trung thành “thuộc về ngài [đấng Christ]” (Lu-ca 12:32; I Cô-rinh-tô 15:22, 23). Họ “đã được chuộc từ trong loài người”, và vì thế khi được sống lại họ trở nên thần linh kết hợp với đấng Christ trên trời (Khải-huyền 14:1-5). Tuy nhiên, nói gì về phần lớn nhân loại giờ đây còn chết nằm trong mồ? Khi còn ở trên đất, Giê-su có nói Cha ngài đã giao cho ngài quyền đoán xét và ban cho sự sống. Ngài thêm: “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng ngài và ra khỏi... thì sống lại” (Giăng 5:26-29). Ngài sẽ cho những người này sống lại trong Địa-đàng trên đất.
40, 41. a) Hãy giải thích một cách chính xác “sự sống lại” có nghĩa gì. b) Tại sao chúng ta có thể tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự sống lại?
40 Hãy lưu ý đến lời của Giê-su: “Chớ lấy điều đó làm lạ”. Dù vậy, một người đã chết lâu đời rồi có thể được giải cứu khỏi sự chết và được sống lại như thế nào? Há thân thể của người đó đã không trở về cát bụi rồi sao? Một số những phần tử đã từng hợp thành thân thể đó có lẽ đã bị các sinh vật khác như cây cối và thú vật hấp thụ. Tuy nhiên, sống lại không có nghĩa là phối hợp lại cùng những phân tố hóa học đã có trước kia, song có nghĩa là Đức Chúa Trời tạo lại chính cá nhân đó một lần nữa, với cùng một nhân cách. Ngài làm lại một thân thể mới bằng những thành phần trong đất, và đặt trong thân thể đó những đặc điểm, những đức tính riêng biệt, ký ức và lý lịch mà người đó đã thu thập cho đến lúc chết.
41 Có lẽ bạn đã trải qua kinh nghiệm nhìn thấy ngôi nhà mà bạn mến thích rất nhiều bị thiêu hủy. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng cất lại một ngôi nhà khác giống như vậy, vì tất cả những chi tiết kiến trúc yêu kiều của ngôi nhà hãy còn hiện ra rất rõ trong trí nhớ của bạn. Bởi vậy, chắc chắn Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo ra trí nhớ, có thể tạo lại những con người mà Ngài giữ trong trí nhớ của Ngài vì Ngài yêu thương họ (Ê-sai 64:8). Khi nào đến lúc Đức Chúa Trời sẽ cho những người chết sống lại, Ngài sẽ thực hiện phép lạ đó, cũng như khi Ngài đã thực hiện phép lạ để tạo ra người đàn ông đầu tiên, duy có điều đến chừng đó Ngài sẽ làm phép lạ đó nhiều lần (Sáng-thế Ký 2:7; Công-vụ các Sứ-đồ 24:15).
42. Tại sao sự sống đời đời trên đất là điều có thể có được và chắc chắn?
42 Đức Chúa Trời sẽ cho nhân loại sống lại với viễn ảnh không bao giờ chết nữa. Nhưng làm thế nào có thể sống đời đời trên đất? Sự sống đời đời có thể được và chắc chắn sẽ có, vì đó là ý muốn và ý định của Đức Chúa Trời (Giăng 6:37-40; Ma-thi-ơ 6:10). Ngày nay lý do duy nhất khiến con người từ bỏ cõi đời chính là sự chết di truyền từ A-đam. Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét vô số những vật kỳ diệu trên đất mà con người đáng lý ra phải được vui hưởng, một kiếp sống không đầy một trăm năm thật quá ngắn ngủi làm sao! Khi ban trái đất cho con cái loài người Đức Chúa Trời có ý định là họ sẽ tiếp tục sống và vui hưởng sự sáng tạo lộng lẫy của Ngài, không phải chỉ trong một trăm năm, hay cả đến một ngàn năm, nhưng mãi mãi! (Thi-thiên 115:16; 133:3).
43. a) Ta có nhu cầu nào về một chính phủ hoàn hảo? b) Đức Giê-hô-va có ý định nào về điều này?
43 Bởi tổ tiên của chúng ta đã từ bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời, chính phủ loài người đã rơi vào sự kiểm soát của Sa-tan. Kinh-thánh gọi Sa-tan cách thích hợp là “chúa đời nầy” (II Cô-rinh-tô 4:4). Chiến tranh, bạo tàn, thối nát và sự bấp bênh của các chính phủ loài người là bằng chứng của điều đó. Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc đã không dẹp được sự hỗn loạn để mang lại hòa bình. Loài người đang khẩn trương cần đến một chính phủ hòa bình. Có lý nào Đấng Tạo hóa, vốn đã định lập lại Địa-đàng trên đất, lại không đưa ra một chính phủ hoàn hảo để cai trị trên Địa-đàng đó hay sao? Đó chính là điều Đức Giê-hô-va đã dự định làm. Vị Vua đại diện Ngài trong chính phủ này là “Chúa Bình-an”, Giê-su Christ, và “quyền cai-trị và sự bình-an của ngài cứ thêm mãi không thôi” (Ê-sai 9:5, 6).
44. a) Chính phủ này sẽ ở đâu? b) Chính phủ này sẽ gồm có những ai?
44 Kinh-thánh cho thấy chính phủ hoàn hảo sẽ ở trên trời. Từ vị trí thuận lợi này Vị Vua Giê-su Christ sẽ cai trị toàn thể trái đất trong sự công bình. Hơn nữa, ngài sẽ có những người cùng cai trị với ngài trong chính phủ vô hình đó ở trên trời. Những người này được chọn từ giữa những người trung thành, những môn đồ của Giê-su đã bền đỗ cùng với ngài trong thử thách, và ngài nói với họ: “Ta ban nước cho các ngươi, cũng như Cha ta đã ban cho ta vậy” (Lu-ca 22:28, 29). Chỉ có một số ít người được chọn để lên trời cai trị với Giê-su Christ. Giống như các quốc gia ngày nay, chỉ có một số ít người được bầu vào quốc hội hay nghị viện. Kinh-thánh cho thấy Giê-su Christ chỉ có 144.000 người hợp tác với ngài trong chính phủ. Như thế Nước Trời, hay chính phủ ở trên trời, gồm có Giê-su Christ và 144.000 người được chọn từ trái đất để lên trời (Khải-huyền 14:1-4; 5:9, 10). Và về phần trái đất thì sao? Thi-thiên 45:16 nói đến Vị Vua sẽ bổ nhiệm các “quan-trưởng trong khắp thế-gian”. Các “quan-trưởng” trong vòng loài người, hay các giám thị thay mặt chính phủ, sẽ được bổ nhiệm từ trên trời vì họ tận tâm làm theo những nguyên tắc công bình (So sánh Ê-sai 32:1).
45, 46. a) Đề tài chính của sự rao giảng của Giê-su là gì? b) Tại sao chính phủ hoàn hảo đã không được thành lập ngay tức khắc? c) Năm 1914 tây lịch là một năm đặc biệt thế nào trong lời tiên tri và trong các biến cố thế giới?
45 Chính phủ hoàn hảo đó đã được thành lập bao giờ và thế nào? Khi Giê-su còn ở trên đất, Nước Trời là đề tài chính để ngài rao giảng (Ma-thi-ơ 4:17; Lu-ca 8:1). Tuy nhiên, ngài đã không thành lập Nước Trời vào lúc đó hay lúc ngài được sống lại (Công-vụ các Sứ-đồ 1:6-8). Ngay cả khi ngài đã lên trời, ngài cũng vẫn còn phải chờ đợi cho đến kỳ Đức Giê-hô-va đã định (Thi-thiên 110:1, 2; Hê-bơ-rơ 1:13). Lời tiên tri trong Kinh-thánh cho thấy thời kỳ đó đã đến vào năm 1914 tây lịch. Tuy nhiên, có người sẽ hỏi: “Há năm 1914 đã không đánh dấu sự khởi đầu các tai họa gia tăng trên thế giới, thay vì một chính phủ hoàn hảo hay sao?” Đúng vậy! Chúng ta sắp sửa xem xét sự liên hệ mật thiết giữa việc thành lập Nước Trời và những biến cố tàn khốc xảy ra trong những năm vừa qua.
46 Khoảng 35 năm trước năm 1914, tạp chí Tháp Canh (hiện là tạp chí tôn giáo được phổ biến nhiều nhất trên thế giới) đã kêu gọi người ta chú ý đến năm 1914 như là năm được đánh dấu trong những lời tiên tri của Kinh-thánh. Những lời tiên tri này đã bắt đầu được ứng nghiệm cách đáng kể vào năm 1914. Một trong những lời tiên tri này là lời tiên tri của chính Giê-su, nói ra 1.900 năm về trước, liên hệ đến “điềm” sẽ hiện ra vào thời kỳ cuối cùng của hệ thống mọi sự và chứng tỏ ngài hiện diện cách vô hình với uy quyền của một vị vua. Để trả lời câu hỏi của các môn đồ ngài về “điềm” này, ngài nói: “Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói-kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai-hại” (Ma-thi-ơ 24:3, 7, 8). Thế chiến thứ nhất đã bắt đầu năm 1914, mang lại tàn phá lớn hơn gấp bảy lần tất cả 900 cuộc chiến tranh diễn ra trong vòng 2.500 năm trước đó, và làm ứng nghiệm lời tiên tri một cách rõ rệt! Từ đó về sau tai hại luôn luôn tiếp diễn. Bạn có từng trải chiến tranh tàn khốc, đói kém, hay những trận động đất lớn gieo tai họa trên mặt đất từ năm 1914 không? Nếu có, bạn là người đã chứng kiến tận mắt “điềm” về “kỳ cuối-cùng” của hệ thống mọi sự hiện nay (Đa-ni-ên 12:4).
47. Những biến cố ứng nghiệm “điềm” đã nguy kịch hơn thế nào trong những năm gần đây?
47 “Sự tai-hại” đã gia tăng trong Thế chiến thứ hai, tàn khốc hơn Thế chiến thứ nhất gấp bốn lần, và vẫn còn tiếp diễn trong thời kỳ hạch tâm này, khiến cho lời tiên tri tiếp theo của Giê-su được ứng nghiệm: “Dân các nước sầu-não rối-loạn [vì không biết giải pháp]... Người ta nhơn trong khi đợi việc hung-dữ xảy ra cho thế-gian, thì thất-kinh mất vía” (Lu-ca 21:25, 26). Những diễn biến kinh động như tội ác và tính hung ác, con cái ngỗ nghịch đối với cha mẹ và phạm pháp, cùng với sự không tin kính và trụy lạc càng lúc càng gia tăng đều đã được báo trước như dấu hiệu của “ngày sau-rốt” của hệ thống gian ác này (II Ti-mô-thê 3:1-5; Ma-thi-ơ 24:12).
48. Ai là kẻ chịu trách nhiệm về những tai họa trên đất, và tại sao những tai họa đó đã gia tăng kể từ năm 1914?
48 Tuy nhiên, nếu chính phủ ở trên trời đã được thành lập năm 1914, tại sao có tất cả những nạn đau khổ này trên đất? Chính Sa-tan Ma-quỉ gây ra điều đó. Khi đấng Christ đã nhận được quyền cai trị Nước Trời, hành động đầu tiên của ngài là tranh chiến với Sa-tan trên các từng trời vô hình. Thành thử Sa-tan, kẻ “dỗ-dành cả thiên-hạ”, bị quăng xuống dưới miền phụ cận trái đất cùng với các quỉ sứ của hắn. Vì biết sự hủy diệt của hắn gần kề, hắn gây rối ren tứ tung trên đất. “Khốn-nạn cho đất và biển! vì ma-quỉ biết thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi” (Khải-huyền 12:7-9, 12).
49. a) Những kẻ “hủy-phá thế-gian” sẽ chịu hậu quả gì? b) Đức Giê-hô-va sẽ thi hành sự “phán-xét” các nước thế nào?
49 Những tai họa này sẽ chấm dứt không? Có!—khi chính phủ trên trời, Nước của Đức Chúa Trời Toàn năng, sẽ ra tay hành động để “hủy-phá những kẻ đã hủy-phá thế-gian” (Khải-huyền 11:18; Đa-ni-ên 2:44). Sau đó Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cho phép các cường quốc chính trị, những tín đồ giả của đấng Christ, hay bất cứ một ai khác hủy phá trái đất là công trình của Ngài, bằng những khí cụ hạch tâm nữa. Trái lại, Ngài tuyên bố: “Ta đã định thâu-góp các dân-tộc và nhóm-hiệp các nước, hầu cho ta đổ sự thạnh-nộ và cả sự nóng-giận ta trên chúng nó” (Sô-phô-ni 3:8). Qua trung gian của đấng Christ, Đức Giê-hô-va sẽ vận dụng các sức lực to tát mà Ngài kiểm soát trong vũ trụ hầu tận diệt tất cả những kẻ theo Sa-tan trên đất. Sự tiêu diệt khắp trái đất đó sẽ rộng lớn giống như trận Nước Lụt vào thời Nô-ê (Giê-rê-mi 25:31-34; II Phi-e-rơ 3:5-7, 10).
50. a) “Ha-ma-ghê-đôn” là gì? b) Chỉ có ai mới sống sót qua Ha-ma-ghê-đôn?
50 Kinh-thánh gọi sự tiêu diệt các nước gian ác đó là chiến tranh của Đức Chúa Trời tại Ha-ma-ghê-đôn (Khải-huyền 16:14-16). Chỉ có những người hiền từ, những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va và sự công bình, sẽ sống sót qua Ha-ma-ghê-đôn để vào hệ thống mới an bình của Đức Chúa Trời (Sô-phô-ni 2:3; Ê-sai 26:20, 21). Kinh-thánh nói về họ: “Song người hiền-từ sẽ nhận được đất làm cơ-nghiệp, và được khoái-lạc về bình-yên dư-dật” (Thi-thiên 37:11). Lúc đó công trình to tát lập lại Địa-đàng trên đất sẽ bắt đầu!
Nền giáo dục dẫn đến Địa-đàng
51. Tại sao bạn cần phải hành động ngay bây giờ?
51 Bạn có muốn sống trong Địa-đàng không? Nếu bạn muốn, bạn sẽ thấy phấn khởi khi biết rằng lúc Giê-su nói về hệ thống xáo trộn hiện nay và “điềm” của sự tiêu diệt đang đến gần, ngài còn cho biết thêm: “Dòng-dõi nầy chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến”. Ít ra một số người thuộc dòng dõi đã từng thấy “đầu sự tai-hại” năm 1914 sẽ còn sống để nhìn thấy Địa-đàng được lập lại trên đất (Ma-thi-ơ 24:3-8, 34). Tuy nhiên, đáng buồn thay, ngày nay phần đông người ta đang đi trên con đường rộng dẫn đến sự hủy diệt (Ma-thi-ơ 7:13, 14). Họ còn ít thì giờ để thay đổi. Hẳn bạn có thể cám ơn Đức Giê-hô-va biết bao vì Ngài đã cho lời cảnh cáo kịp thời! Bởi vì Đức Giê-hô-va muốn bạn sống nên Ngài sẽ giúp bạn đi theo đường lối đúng (II Phi-e-rơ 3:9; Ê-xê-chi-ên 18:23).
52. Để chọn lựa tôn giáo cách khôn ngoan bạn cần có gì?
52 Bây giờ bạn cần phải gấp rút thâu thập sự hiểu biết chính xác (I Ti-mô-thê 2:4; Giăng 17:3). Bạn có thể tìm thấy sự hiểu biết đó ở đâu? Có phải trong bất cứ tôn giáo nào không? Một số người nói mọi tôn giáo đều dẫn đến cùng một mục tiêu, cũng như mọi đường mòn trên sườn núi đều đưa đến đỉnh núi. Thế là sai lầm biết bao! Những người leo núi dùng bản đồ, và mướn người hướng đạo để tìm ra con đường mòn đúng. Cũng thế, chỉ có một tôn giáo dạy lẽ thật dẫn đến sự sống đời đời, và cần phải được hướng dẫn để tìm ra tôn giáo đó (Công-vụ các Sứ-đồ 8:26-31).
53. a) Để hưởng sự sống đời đời bạn phải tiếp tục làm gì? b) Có lẽ bạn phải vượt qua những cám dỗ nào của Sa-tan?
53 Các Nhân-chứng Giê-hô-va cung cấp cuốn sách này để giúp bạn. Nhờ vậy bạn đã hiểu được một số lẽ thật căn bản ghi trong Kinh-thánh rồi, phải không? Chắc chắn chính bạn đã thấy rõ rằng mỗi điểm đều dựa trên Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời. Bây giờ bạn phải tiếp tục học hỏi để tiến bộ đến mục tiêu của bạn. Giống như một sự giáo dục tốt là cần thiết để một người có một địa vị trong xã hội ngày nay, thì một sự giáo dục tốt về Kinh-thánh là cần thiết để chuẩn bị cho ta được vào trong xã hội mới sẽ sống sót để vào Địa-đàng trên đất (II Ti-mô-thê 3:16, 17). Có lẽ Sa-tan sẽ tìm cách làm cho bạn xao lãng bằng cách khiến cho những người sống gần bạn chống đối bạn hay dụ dỗ bạn đi vào những đường lối ích kỷ, duy vật hay trụy lạc. Đừng để cho Sa-tan khuất phục mình. Sự an toàn của bạn và cả tương lai của bạn và của gia đình bạn tùy thuộc vào việc bạn tiếp tục học hỏi Kinh-thánh (Ma-thi-ơ 10:36; I Giăng 2:15-17).
54. Đức Giê-hô-va đã sắp đặt sự giáo dục nào khác cho những người sống trong vùng của bạn?
54 Ngoài việc tiếp tục học hỏi Kinh-thánh như bạn đang làm hiện nay, còn có cách khác để học hỏi nữa. Trong vùng bạn ở có những người chú ý đến sự giáo dục về Kinh-thánh đang đều đặn đến dự các buổi nhóm họp tại Phòng Nước Trời. Tất cả những người đi dự đều tiếp nhận sự dạy dỗ đến từ Kinh-thánh và thành thật cố gắng trở nên những người tốt hơn. Họ sẵn sàng chào đón những người mới và nói rằng: “Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va (nơi thờ phượng của Ngài)...Ngài sẽ dạy chúng ta về đường-lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài” (Ê-sai 2:3). Hê-bơ-rơ 10:24, 25 giải thích những lý do tốt để chúng ta đi dự các buổi nhóm họp học Kinh-thánh như sau: “Ai nấy hãy coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên-bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”.
55. a) Tổ chức của Đức Giê-hô-va khác với các tổ chức khác như thế nào? b) Các Nhân-chứng Giê-hô-va đoàn kết với nhau khác hẳn những dân tộc khác thế nào?
55 Khi bạn kết hợp với tổ chức của Đức Giê-hô-va, bạn sẽ nhận thấy bầu không khí rất khác biệt với bầu không khí của các chùa chiền hay nhà thờ. Không có ai quyên tiền, nói xấu hay gây gổ, và không có sự kỳ thị về sự sang hèn hay giàu nghèo. Đức tính nổi bật nhất giữa các Nhân-chứng Giê-hô-va là tình yêu thương. Trước hết, họ yêu thương Đức Giê-hô-va, và sau đó, họ yêu thương người đồng loại. Đó là dấu hiệu của những tín đồ thật của đấng Christ (Ma-thi-ơ 22:37-39; Giăng 13:35). Bạn nên đến dự các buổi nhóm họp của họ để xem thấy tận mắt. Chắc chắn bạn sẽ được cảm kích khi thấy sự đoàn kết của họ. Có hơn ba triệu Nhân-chứng trong hơn 200 nước trên thế giới. Tuy vậy, các Nhân-chứng trên khắp đất theo cùng một chương trình học hỏi tại các buổi nhóm họp. Và vì các ấn phẩm được in cùng một lúc trong nhiều thứ tiếng cho nên tại các buổi nhóm họp hàng tuần, phần lớn các Nhân-chứng Giê-hô-va trên khắp thế giới học hỏi cùng những đề tài giống nhau dựa trên Kinh-thánh chỉ trước sau vài giờ đồng hồ mà thôi. Sự đoàn kết trong tổ chức của Đức Giê-hô-va là một phép lạ trong thế giới chia rẽ ngày nay.
56. a) Sự kết hợp với tổ chức của Đức Giê-hô-va mang lại lợi ích gì cho bạn? b) Bạn phải làm gì khi có những vấn đề xảy ra? c) Tại sao việc bạn dâng mình cho Đức Giê-hô-va là quan trọng?
56 Khi bạn kết hợp đều đặn với dân tộc của Đức Giê-hô-va, bạn sẽ cần phải mặc lấy “người mới” (hay nhân cách mới) và vun trồng trái của thánh linh Đức Chúa Trời—“lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, đức tin, mềm mại, tự chủ” (Cô-lô-se 3:10, 12-14; Ga-la-ti 5:22, 23, NW). Điều đó sẽ mang lại cho bạn sự thỏa lòng sâu xa. Thỉnh thoảng có lẽ bạn phải vượt qua những khó khăn, vì bạn sống giữa một thế gian thối nát và cũng vì bạn bất toàn. Nhưng Đức Giê-hô-va sẽ giúp bạn. Lời của Ngài hứa chắc với những ai thành thật cố gắng làm đẹp lòng Ngài: “Chớ lo-phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu-nguyện, nài-xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Phi-líp 4:6, 7). Lòng yêu thương của Đức Giê-hô-va sẽ hấp dẫn bạn để rồi bạn sẽ muốn phụng sự Ngài. Các Nhân-chứng Giê-hô-va sẽ sung sướng chỉ cho bạn thấy thế nào bạn có thể dâng sự sống của bạn cho Đức Chúa Trời đầy yêu thương và có đặc ân trở thành một nhân-chứng của Ngài (Thi-thiên 104:33; Lu-ca 9:23). Đúng vậy, đó là một đặc ân. Hãy nghĩ xem! Khi thờ phượng Đức Giê-hô-va, bạn có thể đạt đến mục tiêu là sự sống đời đời trong địa-đàng ở trên trái đất này (Sô-phô-ni 2:3; Ê-sai 25:6, 8).
57. a) Trong hệ thống mới giữa Đức Chúa Trời và loài người sẽ có một liên lạc mật thiết nào? b) Lúc bấy giờ bạn có thể hưởng được một số ân phước nào?
57 Vậy hãy tiếp tục học hỏi và lớn lên trong tình yêu thương và lòng biết ơn đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Con của Ngài và chính phủ công bình ở trên trời. Để miêu tả chính phủ của Đức Chúa Trời và những ân phước mà chính phủ này sẽ giáng xuống cho nhân loại, lời tiên tri trong Kinh-thánh nói: “Nầy, đền-tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng”. “Chính Đức Chúa Trời”, Đấng cao cả hơn chính phủ của loài người ích kỷ và tàn lụng hiện có, sẽ giống như một người Cha ân cần rất gần gũi đối với tất cả những người yêu thương Ngài và thờ phượng Ngài trong hệ thống mới đó. Thật vậy, sẽ chỉ có một tôn giáo duy nhất, sự thờ phượng thật của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và những người thờ phượng Ngài sẽ hưởng được sự liên lạc mật thiết với Ngài như giữa con cái đối với Cha. Chính Ngài sẽ tỏ ra là một Vị Cha đầy yêu thương biết bao! “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhứt đã qua rồi” (Khải-huyền 21:3, 4).
58. Tại sao bạn có thể biết chắc Đức Giê-hô-va sẽ “làm mới lại hết thảy muôn vật”?
58 Như thế thì chính phủ hoàn hảo trên trời sẽ hoàn tất một phép lạ lớn để thành lập địa-đàng trên đất. Điều đó là chắc chắn giống như việc ngày mai mặt trời sẽ mọc và lặn vậy, bởi vì những lời hứa của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa của trời đất, luôn luôn “trung-tín và chơn-thật”. Chính Ngài nói ra từ trên ngôi Ngài ở trên trời: “Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật” (Khải-huyền 21:5).
Để ôn lại sách mỏng này,
bạn sẽ trả lời các câu hỏi sau đây như thế nào?
Kinh-thánh xuất sắc dưới những khía cạnh nào?
Bạn đã học gì về Đức Chúa Trời?
Giê-su Christ là ai?
Sa-tan Ma-quỉ là ai?
Tại sao Đức Chúa Trời đã cho phép sự gian ác?
Tại sao người ta chết?
Những người chết ở trong tình trạng nào?
Giá chuộc là gì?
Sự sống lại diễn ra bao giờ và thế nào?
Nước Trời là gì, và sẽ làm gì?
“Điềm” của “sự tận-thế” (hay “sự kết liễu hệ thống mọi sự”) là gì?
Bạn có thể sửa soạn thế nào cho sự sống đời đời trong Địa-đàng?
[Chú thích]
a Những câu Kinh-thánh dẫn chiếu những đoạn văn trên là: 1) Công-vụ các Sứ-đồ 17:26; Thi-thiên 46:9; Mi-chê 4:3, 4; Ê-sai 65:21-23; 2) Ê-sai 65:25; 11:6-9; 55:12, 13; Thi-thiên 67:6, 7; 3) Gióp 33:25; Ê-sai 35:5, 6; 33:24; Thi-thiên 104:24; 4) Ê-sai 55:11.
b Bản phiên dịch Kinh-thánh dùng trong sách này là bản do Thánh-kinh Hội Mỹ-quốc, Nữu-ước, trừ khi có ghi NW, tức chỉ bản phiên dịch Anh-ngữ Kinh-thánh Thế giới Mới (New World Translation of the Holy Scriptures), ấn bản 1984.
c Monarchs and Tombs and Peoples—The Dawn of the Orient (Vua chúa, mồ mả và dân tộc—Bình minh Đông phương), trang 25.
d Cyclopedia of Biblical, Theological, and Ecclesiastical Literature, do J. McClintock và J. Strong, quyển 8, trang 908.
[Hình nơi trang 13]
Loài người là tạo vật cao quý hơn các thú vật nhiều
[Hình nơi trang 18]
Giê-su tương đương với người đàn ông hoàn toàn A-đam